Những biện pháp sƣ phạm cần thiết trong tiến trình sử dụng BTST vào

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương điện tích điện trường vật lí 11 THPT (nâng cao) (Trang 70)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Những biện pháp sƣ phạm cần thiết trong tiến trình sử dụng BTST vào

dạy học

- Tạo ra môi trường học tập kích thích tính tự lực, sáng tạo của học sinh trong học tập

Để bồi dƣỡng năng lực sáng tạo cho HS, ngƣời GV phải có tƣ duy nhạy bén, linh hoạt, biết tổ chức giờ dạy với không khí lớp học thật sôi nổi, thoải mái nhƣng nghiêm túc để lớp học là nơi mỗi HS luôn muốn bộc lộ những cách nghĩ “khác thƣờng” của mình. Đà từ lâu, HS quen thụ động, ít tự lực suy nghĩ sáng tạo nên lúc đầu khi giải BTST, HS thƣờng rụt rè, lúng túng và hay phạm phải sai lầm khi thực hiện các hoạt động học tập.

GV cần phải biết chờ đợi, động viên giúp đỡ và tổ chức lớp học sao cho các HS mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến riêng của mình, nếu thắc mắc, lật ngƣợc vấn đề chứ không chỉ chờ sự phán xét của GV. GV nên khăc phục tâm lí sợ mất thời gian. Thời gian một tiết học chỉ có 45 phút, GV thƣờng thuyết trình, giải thích là chủ yếu, thời gian còn lại dành hco HS làm việc tự lực và phát biểu là quá ít.Cần phải kiên quyết dành nhiều thời gian cho HS phát biểu, thảo luận. Dần dần HS sẽ chủ động hơn, tự lực hơn trong các hoạt động học tập. Mặt khác, tốc độ tƣ duy sẽ tăng lên, HS sẽ mạnh dạn trình bày ý tƣởng của mình, từ đó thúc đẩy tốc độ giải quyết vấn đề của tiết học.

Thực tế cho thấy: Đa số GV khi bƣớc vào lớp học đều nghiêm nghị mở sổ điệm kiểm tra bài cũ. Lúc đó cả lớp yên lặng và hầu hết các em ở trong trạng thái lo sợ, căng thẳng. Nếu GV bƣớc vào lớp và nở nụ cƣời với HS thì chắc rằng lớp học sẽ bớt căng thẳng. Hơn nữa, Gv có thể linh hoạt kiểm tra bài cũ trong khi dạy bài mới hoặc khi giải bài tập ở trong tiết học. Nhƣ vậy giờ học sẽ không bị nhàm chán , không khí học tập sẽ phát triến theo hƣớng tích cực. HS sẽ tham gia bài học một cách tự nhiên, không gò ép, bắt buộc, từ đó tâm lí của HS đƣợc “tự do” hơn, kích thích sự sáng tạo.

Ngoài ra, GV nên khích lệ HS nếu các em làm đúng bằng cách khen ngợi trƣớc lớp hoặc ghi điểm tốt.

- Tạo ra nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS, đặt HS vào tình huống có vấn đề.

Tƣ duy chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện trong đầu HS khi có sự xuất hiện của mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu, nhiệm vụ nhận thức mới càn giải quyết và một bên là trình độ kiến thức hiện có không đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Lúc đó HS vừa căng thẳng vừa hƣng phấn khát khao vƣợt qua khó khăn để giải quyết đƣợc mâu thuẫn. Khi đó HS đƣợc đặt vào tình huống có vấn đề nhƣ tình huống lựa chọn, tình huống bế tắc, tình huống lạ, nghe bất ngờ...

Gv nên lựa chọn những tình huống gần gũi với thực tế cuộc sống để HS nhận thấy mâu thuẫn là cần thiết giải quyết. HS thƣờng xuyên tham gia vào giải quyết những mâu thuẫn nhận thức sẽ tạo ra thói quen, lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều sâu, làm tăng tính tự giác, tự lực khám phá của HS.

- GV phải hiểu rõ mục đích của việc định hướng HS giải BTST

Khi định hƣớng HS giải BTST, các câu hỏi định hƣớng của GV bao gôm câu hỏi định hƣớng tƣ duy logic và định hƣớng tƣ duy sáng tạo. Khi định hƣớng tƣ duy sáng tạo, Gv phải hệ thống lại một hay một số “tình huống” cần giải quyết trong mỗi BTST để đặt câu hỏi gợi ý cho phù hợp. Đây là mấu chốt của vấn đề nên GV phải nhấn mạnh để “tình huống” trở nên nổi bật, thông qua đó, bƣớc đầu HS học đƣợc cách làm việc khoa học, sáng tạo khoa học theo các nguyên tắc sáng tạo khoa học của TRIZ và các phƣơng pháp nhận thức vật lí.

Dạy cho HS phƣơng pháp nhận thức khoa học tách rời khỏi quá trình nghiên cứu chính môn học đó là việc làm rất ít hiệu quả. Chính quá trình hƣớng dẫn HS giải các BTST đã giúp các em khái quát hóa trình tự các giai đoạn của mỗi phƣơng pháp nhận thức kho học trong dạy học vật lí nhƣ: Phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp mô hình...

Sử dụng tư duy tập thể kích thích sáng tạo

Thực tế khi làm việc theo nhóm với ngƣời lãnh đạo là trƣởng nhóm các thành viên sẽ giảm bớt cảm giác sợ sai hơn khi đứng trƣớc lớp với ngƣời lãnh đạo là GV nên các em sẽ dễ phát triển ý tƣởng mới, độc đáo. Mặt khác khi có một bạn phát

biểu ý tƣởng, các HS khác sẽ phân tích, đánh giá để nhận định về ý tƣởng của bạn, lúc đó là lúc HS nhận đƣợc bài học bổ ích nhất, biết phân tích đúng, sai ; phù hợp hay không phù hợp... Đồng thời nhờ trí nhớ HS có thể liên hệ kiến thức mà ngƣời phát biểu ý tƣởng trong nhóm vừa nêu để từ đó tự mình đƣa ra ý tƣởng mới có giá trị.

Có nhiều ý tƣởng đƣợc đƣa ra thì việc lựa chọn một ý tƣởng phù hợp và khả thi sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, con đƣờng giải quyết vấn đề sẽ rộng mở, đem lại niềm hy vọng kích thích HS tiếp tục sáng tạo để tìm ra lời giải cho bài toán.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương điện tích điện trường vật lí 11 THPT (nâng cao) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)