Xuất các nguyên tắc xây dựng BTST trong chƣơng “Điện tích Điện

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương điện tích điện trường vật lí 11 THPT (nâng cao) (Trang 47)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. xuất các nguyên tắc xây dựng BTST trong chƣơng “Điện tích Điện

Trên cơ sở phân tích những nội dung cốt lõi của khái niệm “BTST” nhƣ trên, dựa trên sự phân tích nội dung chƣơng trình cũng nhƣ hệ thống các bài tập trong chƣơng “ Điện tích. Điện trƣờng” Vật lí 11 THPT (nâng cao) chúng tôi đề xuất các nguyên tắc xây dựng BTST cho chƣơng “ Điện tích. Điện trƣờng” Vật lí 11 THPT (nâng cao) gồm các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1. Nguyên tắc kết hợp

Kết hợp các đối tƣợng (có thể là các bộ phận, dụng cụ, nhu cầu...)hay kết hợp về mặt thời gian các hoạt động nhằm mang lại tính năng vƣợt chội cho sản phẩm hay giải pháp đó. Nguyên tắc này đƣợc sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực của cuộc sống. Trong thực tế, các quá trình, sự kiện, yếu tố thƣờng đan xen và những mối quan hệ hữu cơ với nhau, do đó luôn tồn tại khả năng kết hợp các yếu tố, sự kiện, quá trình này nhằm nâng cao hiệu quả của giải pháp.

Trong dạy học, nguyên tắc kết hợp đƣợc vận dụng ở chỗ kết hợp nhiều yếu tố, dữ kiện, lời giải, nhiều bài toán thành bài toán mới.

Nguyên tắc 2. Nguyên tắc phân nhỏ ( còn gọi là nguyên tắc phân chia)

- Chia đối tƣợng thành các phần độc lập. - Làm đối tƣợng trở nên tháo lắp đƣợc - Tăng mức độ phân nhỏ của đối tƣợng

Nguyên tắc phân nhỏ đƣợc áp dụng khá rộng rãi và linh hoạt trong cuộc sống. Sự thay đổi về lƣợng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất, do đó sự phân nhỏ có thể mang lại cho đối tƣợng những tính chất mới, đôi khi khác hẳn tính chất cũ. Do đó, trƣớc

một vấn đề lớn cần cố gắng tách các vấn đề nhỏ cần giải quyết, khi đó vấn đề trở nên đơn giản hơn.

Sử dụng vào dạy học: Giải quyết một bài toán khó, một vấn đề phức tạp nên tách thành nhiều bài toán nhỏ hơn, vấn đề đơn giản hơn để giải quyết chắc chắn sẽ đơn giản hơn.

Nguyên tắc 3. Nguyên tắc sử dụng trung gian

Nội dung: Sử dụng tất cả các yếu tố trung gian

Ngƣời ta luôn có khuyng hƣớng loại bỏ các yếu trung gian vì trung gian gây nhiều phiền phức, tốn kém. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp trung gian là sự đòi hỏi khách quan nhằm mang lại những tính chất, hiệu ứng mới, lợi ích cao hơn.

Trong dạy học bài tập, nếu bài toán không thể giải quyết bằng cách áp dụng trực tiếp các công thức, định luật đã có để giải thì có thể giải thông qua một bài toán trng gian hoặc đặt ản số trung gian sẽ làm cho bài toán sẽ dễ hơn.

Nguyên tắc 4. Nguyên tắc đảo ngược.

- Thay vì thực hiện theo cách thông thƣờng thì thực hiện theo cách ngƣợc lại; - Chuyển phần chuyển động của đối tƣợng thành phần đứng yên và ngƣợc lại. - Lật ngƣợc đối tƣợng.

Nguyên tắc này là công cụ rất tốt để khắc phục tính ì tâm lí, tính năng bao quát và toàn diện trong suy nghĩ của ngƣời sử dụng.

Sử dụng vào dạy học: Từ một bài tập luyện tập thay đổi giả thuyết thành kết luận và ngƣợc lại hoặc chuyển đối tƣợng từ trạng thái đứng yên thành chuyển động và ngƣợc lại.

Nguyên tắc 5. Nguyên tắc linh động

- Cần thay đổi các đặc trƣng, chức năng, cấu trúc, hình dạng, cách thức hoạt động của các yếu các mối liên hệ... miễn sao hệ thống tối ƣu trong từng giai đoạn.

- Phân chia đối tƣợng thành từng phần có khả năng dịch chuyển đối với nhau. - Thay đổi không gian, tƣ thế và điều kiện hoạt động của đối tƣợng .

Nguyên tắc linh động đòi hỏi hệ thống cho trƣớc chuyển từ không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động sang thay đổi để phù hợp tốt nhất với từng giai đoạn

khác nhau của quá trình đó. Nguyên tắc linh động là nguyên tắc sử dụng phổ biến trong việc xây dựng và hƣớng dẫn học sinh giải BTST. Sử dụng nguyên tắc này con ngƣời sẽ linh hoạt hơn trong cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề.

Cùng với các nguyên tắc trên trong khi biên soạn các BTST chúng tôi còn đặc biệt chú ý tới các vấn đề sau:

- Các bài tập trong SGK và tài liệu tham khảo về cơ bản là các bài tập để HS áp dụng các kiến thức lí thuyết, định luật, các biểu thức... vào những trƣờng hợp cụ thể, gồm cả các bài tập định tính và định lƣợng. Theo nhận xét của chúng tôi trong SGK chƣa có nhiều BTST.

- Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1; “sáng tạo” có đặc trƣng là sản phẩm của nó phải có tính cách tân mới mẻ. Tuy nhiên “cái mới” là mới đối với HS, mới cả về kiến thức cụ thể và phƣơng pháp để thu nhận đƣợc kiến thức đó. Những điều “mới mẻ” mà HS tạo ra đƣợc qua một bài toán cụ thể bao giờ cũng phải dựa vào kiến thức đã có, đã học. Điều này đặc biệt cần quan tâm nếu không chúng ta sẽ phạm sai lầm, không tạo ra đƣợc những “vùng phát triển gần nhất”.

- Các BTST không cần thiết phải là các bài tập khó. Trong luận văn, các BTST đƣợc biên soạn theo hƣớng:

+ Khai thác vào các khía cạnh mà SGK không đề cập đến- nghĩa là không có sẵn “mẫu”, không thể bắt trƣớc làm theo mà cần phải có “trực giác” và có những “đột biến” trong tƣ duy.

+ Trong chu trình sáng tạo khoa học của Razumopxki về cơ bản của mọi giai đoạn đều có hoạt động sáng tạo nhƣng chúng tôi đặc biệt chú ý tới ba giai đoạn

Đƣa ra các dự đoán (giả thuyết); từ giả thuyết rút ra hệ quả có thể kiểm chứng đƣợc; đề xuất phƣơng án thí nghiệm để kiểm tra hệ quả.

Vì vậy, các BTST cũng cần thiết kế sao cho phù hợp với chu trình đó.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương điện tích điện trường vật lí 11 THPT (nâng cao) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)