Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương điện tích điện trường vật lí 11 THPT (nâng cao) (Trang 28)

8. Cấu trúc của đề tài

1.1.9.Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

1.1.9.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới.

Kiến thức vật lí trong trƣờng phổ thông là những kiến thức đã đƣợc loài ngƣời khẳng định. Tuy vậy, chúng luôn luôn mới mẻ đối với học sinh. Việc nghiên cứu kiến thức mới sẽ thƣờng xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi học sinh phải đƣa ra những ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ.

Tổ chức quá trình nhận thức vật lí theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho học sinh trên con đƣờng hoạt động nhận thức biết đƣợc: chỗ nào có thể suy nghĩ dựa trên những hiểu biết đã có, chỗ nào phải đƣa ra kiến thức mới, giải pháp mới. Việc tập chung sức lực vào chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả, rèn luyện cho tƣ duy trực giác biện chứng nhạy bén, phong phú. Trong nghiều trƣờng hợp, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh kinh nghiệm sáng tạo của các nhà bác học.

Theo quan điểm hoạt động, quá trình vật lí đƣợc xây dựng đi từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ học sinh, tận dụng những kinh nghiệm sống hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có cơ hội đề xuất ra đƣợc những ý kiến mới mẻ có ý nghĩa, làm

cho học sinh cảm nhận đƣợc hoạt động sáng tạo là hoạt động thƣờng xuyên có thể thực hiện đƣợc với sự cố gắng nhất định.

1.1.9.2. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán

Nhƣ ta đã biết, dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đƣờng sáng tạo khoa học. Dự đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. các nhà khoa học nói rằng: việc xây dựng giả thuyết dựa trên sự khái quát hóa những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính.

Tuy nhiên, sự khái quát hóa đó không phải là một phép quy nạp đơn giản, hình thức mà chứa đựng nhều yêu tố mới, không có sẵn trong các sự kiện dùng làm cơ sở. dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chƣa thật chắc chắn. Có thể kể ra một số cách dự đoán trong giai đoạn nhận thức vật lí của học sinh:

- Dựa vào liên tƣởng tới một kinh nghiệm đã có. - Dựa trên sự tƣơng tự.

- Dựa trên sự xuất hiện đồng thời giữa hai hiện tƣợng mà dự đoán giữa chúng có mối quan hệ nhân quả.

- Dựa trên sự thuận nghịch thƣờng lấy của nhiều quá trình. - Dự đoán về mối quan hệ định lƣợng.

1.1.9.3. Luyện tập đề xuất phƣơng án thí nghiệm kiểm tra dự đoán

Trong nghiên cứu vật lí, một dự đoán, một giả thuyết thƣờng một sự khái quát hóa các sự kiện thực nghiệm, nên nó có tính trừu tƣợng, tính chất chung, không thể kiểm tra đƣợc. Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thuyết có phù hợp với thực tế không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tế nhƣ thế nào, có dấu hiệu nào có thể quan sát đƣợc. Điều đó có nghĩa là từ một dự đoán, giả thuyết ta phải đƣa ra đƣợc một hệ quả có thể quan sát đƣợc trong thực tế, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả thí nghiệm không.

Hệ quả suy ra đƣợc phải khác với những sự kiện ban đầu dùng làm cơ sở cho dự đoán thì mới có ý nghĩa. Số hệ quả phù hợp với thực tế càng nhiều thì dự đoán càng trở nên chắc chắn, sát với chân lí hơn.

Quá trình rút ra hệ quả thƣờng áp dụng suy luận logic hay suy luận toán học. Sự suy luận này phải đảm bảo đúng quy tắc, đúng quy luật, không phạm sai lầm. Những quy tắc, quy luật đó đều đã biết cho nên, về nguyên tắc, sự suy luận đó không đòi hỏi sự sáng tạo và thực tế có thể kiểm soát đƣợc.

1.1.9.4. Sử dụng các bài tập sáng tạo

Ở trên, ta đã xem xét việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong quá trình xây dựng đơn vị kiến thức mới. Ngoài ra, trong dạy học vật lí, ngƣời ta còn xây dựng những loại bài tập riêng vì mục đích này và đƣợc gọi là BTST. Trong loại BTST này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những kiến thức độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học.

Theo Razumôpxki, BTST đƣợc chia làm hai loại: Bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế đòi hỏi học sinh phải đề xuất một thiết bị (vẽ bộ phận chính và sắp xếp chúng) để thỏa mãn yêu cầu tạo ra một hiện tƣợng vật lí nào đó. Trong bài tập nghiên cứu yêu cầu học sinh nghiên cứu để giải thích một hiện tƣợng mới gặp nào đó.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương điện tích điện trường vật lí 11 THPT (nâng cao) (Trang 28)