MÔ HÌNH 3 HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ VÀ LOA PHÓNG THANH

Một phần của tài liệu Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng một số mô hình giúp người dân tiếp cận thông tin (Trang 33)

THANH XÃ VÀ LOA PHÓNG THANH

Mô hình Hệ thống đài truyền thanh hỗ trợ các xã vùng dự án một hệ thống loa công cộng ở các thôn. Loa công cộng được coi như một phần của hệ thống thông tin cấp thôn bản, xã và sẽ được dùng để hỗ trợ phổ biến tin tức cũng như thông báo về các chương trình văn hóa - xã hội và hỗ trợ cho hệ thống quản trị tại xã.

Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ các xã vùng dự án lắp đặt các hệ thống truyền sóng FM để giúp người dân tiếp cận với tin tức thường xuyên và các thông báo công cộng cùng với các chương trình văn hóa được trung tâm FM phát sóng. Sóng FM sẽ được nối với các hệ thống loa công cộng trong cộng đồng. Hệ thống truyền phát sóng FM cũng như hệ thống loa phát thanh được thiết lập nhằm hỗ trợ các cộng đồng địa phương có thể tiếp cận, xử lý và phổ biến thông tin kịp thời và phù hợp với điều kiện, đặc điểm và nhu cầu thông tin tại địa phương.

Thuận lợi

Hình thức tiếp cận thông tin này được đánh giá là nhanh chóng, hiệu quả đặc biệt là cho công tác tuyên truyền và phổ biến hoặc thông báo về các chính sách của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng, các quy định/quyết định của chính quyền địa phương. Phổ biến thông tin qua hệ thống loa công cộng có thể đến được với số đông người dân vì ở đâu cũng nghe được và không ảnh hưởng đến thời gian lao động sản xuất của mọi người.

“Theo tôi, người dân dù đang làm bất cứ việc gì và ở đâu: ở trên nương làm rẫy hoặc đang làm việc nhà, đang ăn cơm hay đang ngồi chuyện trò với bạn bè thì đều nghe được… Nghe phát thanh còn hiệu quả hơn cả truyền hình vì có thể vừa làm vừa nghe, nhưng xem TV thì phải ngồi trước màn hình mà ở đây, người dân đặc biệt là phụ nữ ít có thời gian rảnh rỗi để xem TV.”

Trích thảo luận nhóm – Nhóm người dân ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

“Đây là một phương tiện đưa thông tin đến người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả và đến được với nhiều người vừa không mất thời gian của họ, lại vừa phù hợp với những người có trình độ học vấn thấp (không biết đọc, biết viết)… Khi thông báo về những việc khẩn cấp như phòng chống cháy rừng chẳng hạn, khi phổ biến thì tất cả các bản đều nắm bắt nhanh chóng, kịp thời.”

Trích thảo luận nhóm – nhóm cán bộ xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Theo đánh giá của cả cán bộ chính quyền và người dân địa phương thì hệ thống loa phát thanh là mô hình thông tin hiệu quả nhất để giúp đưa thông tin từ trên xuống (tuyên truyền một chiều) đến người dân đặc biệt sự hỗ trợ của dự án là quan trọng khi ở các vùng núi, vùng sâu vùng xa như ở Lai Châu, Điện Biên còn chưa có đủ hệ thống loa truyền thanh thôn bản.

Đây cũng là phương tiện góp phần tăng tính minh bạch trong quản lý hành chính công tại địa phương. Như kinh nghiệm của xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), chủ tịch xã cho phát trực tiếp các buổi họp Hội đồng nhân dân để người dân có thể nắm được các vấn đề về kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương và giúp người dân biết được những

người đại diện cử tri chất vấn các vấn đề cấp bách đang diễn ra ở địa phương như thế nào, làm tăng tính minh bạch trong quản lý hành chính công. Bên cạnh đó, đài phát thanh của xã này cũng có mục Hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của người dân địa phương.

Khó khăn

Điểm hạn chế của mô hình thông tin này là thông tin chủ yếu là theo hướng một chiều từ trên xuống. Năng lực của cán bộ xã phụ trách truyền thanh còn yếu nên chưa khai thác hết được ứng dụng của hệ thống truyền phát sóng FM đặt tại các xã. Các xã dự án chủ yếu sử dụng hệ thống này như loa phát thanh công cộng. Thêm nữa, ở tại các thôn bản, không có cán bộ kỹ thuật thường xuyên giám sát, kiểm tra để khắc phục sự cố loa đài nên khi gặp trục trặc về kỹ thuật dù là nhỏ nhất thì hệ thống loa đài sẽ không được sử dụng tới. Ngoài ra, đôi khi hiệu quả sử dụng của hệ thống đài phát thanh tại các xã dự án không được phát huy tối đa do chưa có cơ chế phối kết hợp giữa đài phát thanh huyện nơi có những cán bộ có chuyên môn

“Chúng tôi còn sử dụng hệ thống truyền thanh xã để tường thuật trực tiếp các buổi họp của Hội đồng nhân dân xã để dân nghe và biết được đại diện của họ đang chất vấn những vấn đề gì, giúp làm tăng tính minh bạch trong quản lý ở địa phương”

Trích phỏng vấn sâu Chủ tịch UBND xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

kỹ thuật và có các phóng viên biên tập viên có kinh nghiệm trong việc sản xuất tin bài với đài phát thanh xã nơi gần gũi với người dân nhất và nắm được rõ tình hình ở cơ sở cũng như nhu cầu thông tin của người dân ở địa phương.

Một trong những kết quả mong muốn của dự án là hệ thống phát thanh sẽ được sử dụng như là một phương tiện truyền thông hai chiều vừa đưa thông tin từ chính quyền đến người dân, vừa phản ánh những mong muốn, thắc mắc hoặc phản hồi của người dân ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của hệ thống này ở các vùng dự án chưa được như mong muốn. Những hệ thống này mới chỉ được khai thác như một trạm tiếp sóng của đài phát thanh huyện (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) hoặc như một hệ thống loa công cộng dùng để đọc trực tiếp các thông báo, chỉ thị, nghị quyết của chính quyền địa phương... (huyện Tam Đường, Lai Châu).

Trong thời gian gần đây, phát thanh và truyền hình đã đưa nhiều thông tin đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân như thông tin về phương thức canh tác, thị trường, giá cả hoặc gương người tốt việc tốt ở địa phương... Tuy nhiên, người dân rất khó có thể lấy lại thông tin đã phát khi họ mong muốn, hay có thể gửi yêu cầu thông tin họ mong muốn chia sẻ lên đài phát thanh và truyền hình. Phát thanh và truyền hình địa phương vẫn còn thiếu tính đa dạng trong hình thức hỗ trợ thông tin. Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp quản lý ngành của phát thanh và truyền hình dẫn tới thiếu sự phối kết hợp giữa Đài phát thanh huyện và hệ thống truyền thanh xã và chính

Do không có cơ chế quản lý phù hợp, nên Đài Phát thanh truyền hình huyện (Tam Đường) không có trách nhiệm can thiệp với hệ thống Đài Truyền thanh của xã Bình Lư. Chúng tôi có trách nhiệm sản xuất và biên tập tin bài của đài phát thanh huyện nhưng những tin bài này chỉ được phát ở trung tâm huyện, chúng tôi không thể can thiệp được việc họ có tiếp sóng hay không… nếu muốn xã tiếp sóng thì UBND huyện (chủ tịch) phải có công văn/văn bản gửi xuống yêu cầu xã sử dụng theo tần số, giờ phát. Nếu xã bố trí được giờ phát thì Đài huyện cũng có thể gửi đĩa xuống nhưng chúng tôi không được cấp kinh phí cho việc phối hợp kiểu này với xã… …Chúng tôi mất công sức và cả tiền của để xây dựng các tin bài mà chỉ được phát ở trung tâm huyện thì rất lãng phí, đôi khi, những thông tin đó cần cho người dân ở các xã hơn là ở trung tâm huyện như các thông tin về phòng bệnh cho cây lúa. Ngược lại, đài huyện cũng không tận dụng được nguồn thông tin từ cơ sở. Trong khi đó, các cán bộ cấp xã thường thiếu chuyên môn để soạn và biên tập tin bài, thông tin thiếu tính chính thống và có thể thiếu thống nhất. Ngoài ra, kinh phí sửa chữa tại địa phương lại được giao cho xã trong khi cấp xã chưa đủ hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật cũng như quản lý sử dụng hệ thống này.

Trích phỏng vấn sâu Phó phòng Đài Phát thanh truyền hình huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

quyền địa phương, hạn chế việc truyền thông, duy trì, bảo dưỡng hệ thống này tại các cơ sở.

Phát thanh và truyền hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với người dân ở vùng núi, người dân tộc thiểu số. Nhu cầu thông tin của nhóm đối tượng này lớn và họ rất háo hức đón xem các chương trình của đài phát thanh và truyền hình dù không phải nhà nào cũng có đài và vô tuyến. Tuy nhiên, việc phát thanh bằng tiếng địa phương, hay đa dạng hóa chương trình truyền hình ở những nơi này thường gặp nhiều khó khăn. Đài địa phương thường tiếp sóng đài trung ương và tỉnh. Cán bộ phát thanh và truyền hình thiếu kinh phí và cơ sở vật chất để làm chương trình. Ngoài ra, họ cũng còn phần nào hạn chế trong việc tiếp cận thông tin của một số nhóm vì không rành tiếng phổ thông.

Khuyến nghị

Với những khó khăn thách thức ghi nhận ở trên, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau nhằm tăng cường hiệu quả tiếp cận thông tin qua kênh phát thanh và truyền hình. Đây cũng có thể là cơ sở để dự án và chính quyền địa phương xem xét sử dụng tốt hơn hình thức này trong việc phổ biến thông tin cho người dân.

 Đài phát thanh huyện và xã nên tăng cường các hoạt động đánh giá nhanh và định kỳ nhu cầu thông tin của người dân ở cộng đồng hoặc các vấn đề cấp bách tại địa phương để đưa thông tin đến với người dân một cách kịp thời, hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu. Tránh kiểu cung cấp thông tin một chiều, áp đặt;

 Nên mở rộng thêm chương trình trợ giúp, giải đáp những câu hỏi của người dân về tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội và chính sách pháp luật nhằm phát huy vai trò truyền thông hai chiều của mô hình thông tin này;

 Cần đa dạng hóa chương trình phát thanh: đan xen nhiều chương trình khác nhau như ca nhạc, sân khấu hóa… do chính những người dân địa phương hoặc các nhóm đồng bào dân tộc thể hiện để thu hút sự quan tâm hơn của người dân;

 Tăng cường hợp tác và trao đổi giữa đài phát thanh huyện và xã: có cơ chế để phóng viên, biên tập viên của đài huyện có khả năng giúp xã biên tập tin bài và có kinh phí cho sản xuất băng đĩa để trao đổi và phát lại ở nhiều xã khác nhau của huyện;

 Cần có cán bộ kỹ thuật thường xuyên đi kiểm tra hệ thống truyền dẫn ở xã và hệ thống loa ở các điểm bản để khắc phục sự cố kịp thời (huyện Tam Đường);

 Tăng kinh phí cho ngành phát thanh truyền hình để tăng số lượng chương trình được người dân địa phương quan tâm;

 Tỉnh cần có văn bản quy chế chung hướng dẫn về phát thanh truyền hình cơ sở.

Một phần của tài liệu Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng một số mô hình giúp người dân tiếp cận thông tin (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)