MÔ HÌNH 1– KIỐT THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng một số mô hình giúp người dân tiếp cận thông tin (Trang 27)

thông tin Thuận lợi Khó khăn Khuyến nghị

Cổng thông tin về thủ tục hành chính cấp xã phường 19001715 Có tầm ảnh hưởng và mức độ tiếp cận rộng

Dễ quản lý, thay đổi và theo dõi

Dễ tiếp cận và thân thiện với các nhóm dân tộc khác nhau, kể cả những người dân không biết chữ

Cần có thiết bị (điện thoại)

Người dân chưa quen với mô thức này

Cần tuyên truyền nhiều hơn

Cần bổ sung thêm nhiều thông tin cần thiết khác

Bổ sung các dịch vụ trực tuyến phù hợp

3.3. Đánh giá từng mô hình truyền thông do dự án đề xuất và thực hiện thông do dự án đề xuất và thực hiện

MÔ HÌNH 1 – KIỐT THÔNG TIN

Dự án xây dựng các kiốt thông tin với các thiết bị công nghệ thông tin cho phát triển (ICT4D) giúp thúc đẩy việc chia sẻ và cung cấp thông tin cho những người cần các thông tin cơ bản. Các kiốt thông tin thường được đặt tại Trung tâm học tập cộng đồng của các xã dự án. Các kiốt thông tin với các thiết bị ICT4D giúp cho việc truy cập vào các trang web điện tử và sự hỗ trợ của các cán bộ quản lý kiốt đã qua đào tạo đã khuyến khích người dân tiếp cận thông tin một cách hoàn toàn miễn phí vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7, từ 7h30 đến 17h30.

Hình thức tiếp cận thông tin mới này được đánh giá là khá hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Đặc biệt, cán bộ quản lý kiốt thông tin kết hợp chặt chẽ với mạng lưới tình nguyện viên của nhóm tự quản trong việc tổ chức các buổi họp thôn bản lấy ý kiến và thu thập nhu cầu thông tin của người dân đã tạo ra một mô hình tiếp cận thông tin

hai chiều khá phù hợp và hiệu quả cho các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, người có trình độ học vấn thấp, tiếp cận những thông tin họ đang thực sự cần. Hình thức cũng được coi như cầu nối giữa những cán bộ lãnh đạo, quản lý của chính quyền với những nhóm yếu thế, giúp họ xóa đi sự e dè, mặc cảm khi tiếp cận và khai thác những thông tin liên quan đến cơ quan công quyền và những thông tin về thủ tục hành chính công. Với sự hỗ trợ của cán bộ quản lý kiốt, những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số, những người không biết chữ vẫn có thể tiếp cận và khai thác thông tin ở kiốt thông tin. Hiểu biết về pháp luật cũng như thủ tục hành chính của người dân được nâng cao dẫn đến giảm bớt nhiều đơn thư khiếu nại. Một trong những kết quả nổi bật nữa của mô hình tiếp cận thông tin mới này là việc từng bước xóa đi sự thụ động trong tiếp cận thông tin của người dân địa phương, đặc biệt là ở địa bàn các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, mô hình thông tin này có được duy trì và hoạt động hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào trình độ

hiểu biết, sự năng động và kỹ năng khai thác thông tin, đặc biệt là thông tin từ internet của cán bộ điều hành kiốt, và phụ thuộc vào mức độ cập nhật cũng như mức độ đa dạng của các tài liệu tại kiốt, đặc biệt là tài liệu liên quan đến các quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, ở một số nơi có địa bàn rộng như Lai Châu, vị trí của kiốt thông tin ở trung tâm xã đã hạn chế sự tiếp cận của một số nhóm dân như nhóm phụ nữ hoặc nhóm người cao tuổi.

Đánh giá của người dân:

Theo đánh giá của cán bộ thôn bản cũng như các bộ UBND xã thì kiốt thông tin có thể “hỗ trợ được nhiều việc” trong việc cung cấp thông tin cho người dân ở nhiều hình thức đa dạng khác nhau:

thông qua sách báo tạp chí, văn bản, internet hoặc thông qua các phương tiện nghe nhìn sinh động như các đĩa VCD hướng dẫn cách làm kinh tế.

Kiốt thông tin cũng rất hữu ích cho các cán bộ thôn bản trong việc trả lời các câu hỏi thắc mắc của người dân ở địa phương. Cán bộ thôn bản như là một đầu mối quan trọng trong mạng lưới tiếp cận thông tin của người dân với kiốt thông tin, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

“Chúng tôi đi mượn các băng đĩa ở trên kiốt thông tin về các điểm bản chiếu cho bà con xem… hình thức này rất hữu ích vì ở đây đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ít biết đọc biết viết, xem bằng hình ảnh thế này rất dễ dàng cho người dân, họ có thể nhìn trực tiếp cách làm thế nào,… dễ hiểu và phù hợp”

Trưởng bản Nậm Thàng, xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

“Đồng bào ở đây có vấn đề gì thắc mắc thì hay hỏi trưởng bản, nhưng không phải cái gì trưởng bản cũng biết được nên tôi đến kiốt thông tin để có hiểu biết thêm. Nếu cái gì không rõ thì hỏi cán bộ kiốt nhờ tìm hộ”

Trích thảo luận nhóm, nhóm cán bộ xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Hình thức tiếp cận thông tin mới này được đánh giá là khá hiệu quả đáp ứng đúng và sát với nhu cầu thông tin của người dân. Tuy nhiên đối tượng tiếp cận các kiốt thông tin ở vùng núi chủ yếu là cán bộ thôn bản, nam giới (những người mạnh dạn hơn và có nhiều thời gian hơn để ra trung tâm xã). Còn lại đa số người dân tìm kiếm thông tin qua trưởng bản hoặc cán bộ kiốt khi họp nhóm thôn bản.

Đối với những vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, hình thức phối hợp giữa kiốt thông tin và họp nhóm thôn bản rất hữu ích cho người dân tiếp cận với thông tin mà họ có nhu cầu. Trong các buổi họp thôn bản, cán bộ kiốt và trưởng bản lấy ý kiến và thu thập nhu cầu thông tin của người dân, sau đó những người này tìm kiếm thông tin ở kiốt để đến buổi họp sau có thể trả lời hoặc cung cấp thông tin cho người dân. Hình thức này đã tạo ra một mô hình tiếp cận thông tin hai chiều khá phù hợp và hiệu quả cho các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, người có trình độ học vấn thấp – những người thường nhận thông tin từ tuyên truyền một chiều và thụ động trong tìm kiếm thông tin - có thể tiếp cận được những thông tin họ đang thực sự cần. Với sự hỗ trợ của cán bộ quản lý kiốt, những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số, những người không biết chữ vẫn có thể tiếp cận và khai thác thông tin ở kiốt thông tin. Như vậy, kiốt cũng được coi như cầu nối giữa những cán bộ lãnh đạo, quản lý của chính quyền với những nhóm yếu thế này, giúp họ xóa đi sự e dè, mặc cảm khi tiếp cận và khai thác những thông tin liên quan đến cơ quan công quyền và những thông tin về thủ tục hành chính.

Thuận lợi:

 Hình thức thông tin cung cấp ở kiốt đa dạng phong phú và thân thiện với người dân. Tài liệu hoặc thông tin được hỗ trợ trực tiếp, người dân hỏi thông tin qua cán bộ kiốt và được trả lời bằng các văn bản (bản copy) hoặc có thể tự ghi chép;

 Các thông tin được tiếp cận qua mô hình này thường được áp dụng vào thực tế một cách dễ dàng, đáp ứng đúng và sát với nhu cầu của người dân. Ví dụ những thông tin về khuyến nông, sức khỏe, quy định pháp luật...

 Cán bộ thông tin kiốt là nòng cốt đảm bảo người dân được tiếp cận thông tin tại các điểm kiốt. Các thông tin chưa có sẵn được cán bộ kiốt thông tin ghi nhận lại và tìm hiểu thêm sau đó cung cấp cho dân. Nếu có thông tin không giải đáp được cán bộ kiốt

“Hình thức kiốt thông tin đặt tại cộng đồng này rất hiệu quả, tôi cho là rất phù hợp với người dân ở địa phương. Họ có thể tìm hiểu được nhiều thông tin thiết thực với họ thông qua nhiều hình thức như sách vở và băng đĩa, hữu ích cho công việc sản xuất của họ. Ở đây, nhiều người thoát đói giảm nghèo nhờ chương trình… Ngoài ra, khi đến kiốt thông tin người dân cũng cảm thấy thoải mái, tự nhiên hơn, không ngại ngùng hoặc rụt rè như gặp cán bộ xã”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trích phỏng vấn sâu Bí thư xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

có thể mời những người có chuyên môn giúp trả lời: Cơ quan Địa chính cung cấp phần mềm đất đai (xã Bình Lư). Điều rất đáng khích lệ là ở nhiều nơi, cán bộ kiốt đã có sáng kiến và chủ động tìm hiểu thông tin;

 Chính quyền địa phương xã ủng hộ sáng kiến tiếp cận thông tin với hình thức kiốt. Cán bộ kiốt nhận được sự ủng hộ và phối hợp khá tốt với cán bộ và lãnh đạo UBND xã trong việc cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục hành chính và các chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin mang tính chính thức.

Khó khăn:

 Thành công của mô hình kiốt thông tin cấp xã phụ thuộc vào năng lực và sự năng động của cán bộ kiốt thông tin. Việc tìm kiếm và lựa chọn đúng thông tin qua internet hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của cán bộ thông tin;

 Các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi hoặc ra mới nên kiốt không thể cập nhật thường xuyên hoặc thiếu nguồn cung cấp văn bản chính quy từ phía chính quyền;

 Khó khăn trong việc tiếp tục thu hút sự quan tâm của người dân:

- Do thiếu chú trọng đến tuyên truyền giới thiệu về kiốt thông tin; - Chưa đủ khả năng đáp ứng hết

được các nhu cầu cung cấp thông tin của người dân; - Sách báo, tài liệu ở kiốt không

được cập nhật thường xuyên vì không có kinh phí;

- Người dân đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi ở những địa bàn rộng, đi lại khó khăn như ở các tỉnh miền núi phía Bắc khó tiếp cận được kiốt thông tin vì các kiốt thông tin thường đặt ở trung tâm xã. Ngoài ra, ở vùng núi phía Bắc tỷ lệ người dân không biết đọc, biết viết khá cao nên những người này thường ngại đến các nơi công sở kể cả kiốt thông tin.

Khuyến nghị:

Với những thuận lợi và khó khăn trên, vấn đề là duy trì và nâng cao tính hiệu quả của kiốt thông tin. Những điểm cần lưu ý cho hình thức tiếp cận thông tin này là:

 Khuyến khích tính năng động và tích cực của cán bộ kiốt đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ kiốt. Cán bộ phải thường xuyên theo dõi kiểm tra và khảo sát xem những loại sách vở tài liệu, văn bản nào đã hết hiệu lực hoặc lỗi thời thì cần loại bỏ và thay thế hoặc bổ sung thêm những tài liệu mới và cập nhật. Cán bộ kiốt cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ thông tin xã để cập nhật thông tin và các tổ liên gia để thu nhận và phản hồi nhu cầu thông tin của người dân. Cán bộ quản lý kiốt thông tin cần được tham gia họp giao ban định kỳ cùng UBND xã và các cơ quan ban ngành đoàn thể để cập nhật thông tin và những nhu cầu thông tin ở địa phương cũng như chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện truyền thông ở địa phương;

 Về tương lai sau khi dự án thí điểm kết thúc, cán bộ kiốt thông tin cần

được tiếp tục hoạt động dưới sự chỉ đạo của xã, nằm trong hoạt động và ngân sách của xã;

 Dự án cần vận động các ban ngành đoàn thể của địa phương phối hợp chặt chẽ với kiốt thông tin và trung

Một phần của tài liệu Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng một số mô hình giúp người dân tiếp cận thông tin (Trang 27)