MÔ HÌNH 2 NHÓM TỰ QUẢN TẠI CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng một số mô hình giúp người dân tiếp cận thông tin (Trang 31)

thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và xác thực cho người dân hay giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin hơn;

 Ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nơi có nhiều người dân có trình độ học vấn thấp, cần đầu tư thêm các loại tài liệu được hình ảnh hóa như tranh ảnh hoặc tài liệu nghe nhìn như các loại phim video để người tiếp cận thông tin dễ nắm bắt hơn. Cần tăng tính đa dạng cho hoạt động như kết hợp thông tin từ kiốt để họp nhóm cộng với chiếu phim;

 Cần có biện pháp vận động chị em phụ nữ và thanh niên tham gia tiếp cận thông tin tại các kiốt thông tin nhiều hơn.

MÔ HÌNH 2 - NHÓM TỰ QUẢN TẠI CỘNG ĐỒNG CỘNG ĐỒNG

Các nhóm tự quản tại cộng đồng được thiết lập với mục tiêu tăng cường sự tham

gia của người dân trong các chương trình phát triển của địa phương. Ở khu vực vùng núi phía Bắc như Lai Châu, họp thôn bản được coi là một trong những hình thức tiếp cận và cung cấp thông tin hiệu quả nhất cần được duy trì. Các nhóm tự quản họp hàng tháng với sự tham gia của cán bộ xã hoặc cán bộ kiốt thông tin. Trong khi họp, người dân đưa ra các vấn đề quan tâm và cán bộ kiốt thông tin cung cấp và phổ biến các thông tin và tài liệu (nếu có) cho các thành viên trong nhóm. Các tài liệu này sau đó đựơc chia sẻ rộng hơn cho các hộ gia đình khác trong xóm. Đây là hình thức truyền thông trực tiếp, hai chiều và sát với nhu cầu nguyện vọng tiếp cận thông tin của người dân ở địa phương. Cán bộ thôn bản là một đầu mối quan trọng giúp người dân kết nối và tiếp cận thông tin với các nguồn thông tin khác như nguồn thông tin từ kiốt thông tin, từ các cơ quan ban ngành đoàn thể của xã hoặc cao hơn.

Đánh giá:

Đây là hình thức truyền thông cung cấp thông tin rất gần gũi và thuận tiện cho người dân. Sự trao đổi mang tính hai chiều vì người dân có thể đưa ra nhu cầu tìm hiểu thông tin và được phổ biến thông tin tương ứng.

“Cần nhân rộng mô hình cổng thông tin để thế hệ trẻ có thể tiếp cận công nghệ mới và thông tin tốt. Tiếp cận thông tin làm lành mạnh đời sống văn hóa của người dân.”

Trích phỏng vấn sâu Phó Chủ tịch

huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh “Đối với người dân thì phải truyền

tải thông tin trực tiếp mới được.”

Thảo luận nhóm, trích lời một người dân ở xã Thạch Châu, Hà Tĩnh

Sự thành công của mô hình cung cấp thông tin qua nhóm phụ thuộc vào sự chuẩn bị chủ đề, năng lực truyền tải của cán bộ kiốt, năng lực điều hành của nhóm trưởng. Do vậy dự án đã chú trọng đến nâng cao năng lực của trưởng nhóm tổ liên gia, nhóm nòng cốt truyền thông cộng đồng. Ở nhiều nơi sự gắn kết giữa tổ liên gia và nhóm nòng cốt và cán bộ kiốt rất chặt chẽ. Họ trao đổi nhu cầu thông tin và chủ động tìm thông tin và tổ chức họp tổ liên gia đều đặn, hiệu quả.

Tuy nhiên, lượng thông tin cung cấp còn ít và chưa đa dạng. Còn ít thông tin về CCHC.

Thuận lợi:

 Người dân có thể trao đổi trực tiếp với cán bộ kiốt hoặc cán bộ thôn bản về nhu cầu thông tin của mình;

 Tài liệu phân phát qua nhóm rất hữu ích và đúng với mong đợi của người dân;

 Kiểu truyền thông trực tiếp này là hình thức đáp ứng tốt với những điều kiện của vùng mà trình độ dân trí còn thấp: những người điều hành nhóm là những người ở cộng đồng nên họ có thể sử dụng các ngôn từ đơn giản, phù hợp và dễ hiểu để giải thích cho người dân, nếu người dân chưa rõ, chưa hiểu thì có thể hỏi lại ngay.

Khó khăn:

 Ở miền núi như Lai Châu và Điện Biên, địa bàn các thôn bản thường rộng, đường xá xa xôi, việc đi lại từ các hộ gia đình đến nhà văn hóa thôn bản là rất khó khăn. Người dân không đến hoặc đến không đầy đủ

(đặc biệt là phụ nữ do bận nhiều công việc gia đình) hoặc đến không đúng giờ dẫn đến việc tổ chức các cuộc họp rất vất vả;

 Nhiều nơi, chưa tổ chức họp nhóm được nhiều. Theo ý kiến của nhiều người dân, một tháng họp một lần vẫn còn ít. Tuy nhiên, nếu họp nhiều hơn thì không có kinh phí và quá tải cho cán bộ kiốt vì một xã có nhiều cụm dân cư /tổ liên gia…;

 Đôi khi, thông tin chưa đến được đúng đối tượng cần;

 Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ngại tham gia do nói tiếng phổ thông không thạo.

Khuyến nghị:

 Trong các cuộc họp, nên tăng cường sử dụng thêm các băng đĩa hình để tập huấn cho người dân dễ hiểu, dễ nhớ do được mắt thấy tai nghe. Mỗi băng đĩa hình cần ngắn gọn (không quá 30 phút), rõ ràng, dễ hiểu;

 Ở các xã dự án, nhóm nòng cốt của nhóm tự quản đồng thời cũng là thành viên của các nhóm cộng đồng xã hội khác. Vì vậy đôi khi có thể gộp các nhóm này thành một nhóm

“ví dụ như đối với thông tin về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, người cần nắm bắt nhất là phụ nữ nhưng họ lại bận rộn con cái bếp núp,… thường không tham gia (các cuộc họp được)

Trích thảo luận nhóm nhóm cán bộ xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

nhưng vẫn khẳng định được vai trò và sự tồn tại của từng nhóm tự quản; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nên khuyến khích các cá nhân trực tiếp lên kiốt hỏi thông tin hoặc hỏi nhóm trưởng trong trường hợp có vấn đề khẩn cấp vì nếu chờ cung cấp thông tin theo nhu cầu qua sinh hoạt nhóm mỗi tháng một lần sẽ mất thời gian;

 Tổ liên gia được tập huấn kiến thức về CCHC, vai trò lãnh đạo, kiến thức khuyến nông, pháp luật (tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, giao thông...), giám sát cộng đồng...

Một phần của tài liệu Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng một số mô hình giúp người dân tiếp cận thông tin (Trang 31)