Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán M&H (Trang 42)

- Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng:

Trước hết khi nhận đượcthư mời kiểm toán công ty sẽ xác định yêu cầu của khách hàng, tìm hiểu sơ bộ vềlĩnh vực kinh doanh, đánh giá sơ bộrủi ro kiểm toán và khả năng nguồn lực đáp ứng hợp đồng từ đó quyết định thực hiện hay từchối hợp đồng. + Đối với khách hàng mới, cần tiến hành thu thập thông tin cơ sở của khách hàng theo mẫu A110 (Chấp nhận khách hàng mới) về: tên công ty, đìa chỉ, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây. Từ những thông tin thu thập được công ty kiểm toán sẽ tiến hành khảo sát, xem xét những sự kiện phát sinh có tác động lớn tới tình hình tài chính của DN. Nếu cần KTV có thểgửi thư tới công ty kiểm toán tiền nhiệm đểbiết lý do không tiếp tục kiểm toán. Tìm hiểu BCKT năm trước có ý kiến loại trừ không? Tương lai có dấu hiệu lặp lại các vấn đềloại trừkhông?

+ Đối với khách hàng cũ, việc thu thập thông tin khách hàng được thu thập theo mẫu A120 ( Chấp nhận và giữ khách hàng cũ), do đã có thông tin cơ b ản về khách hàng từ trước nên công ty kiểm toán chỉcần xem xét những biến động tài chính lớn trong năm và sự độc lập của các KTV để đưa ra ý kiến chấp nhận hoặc từ chối khách hàng.

Nếu nhận thấy công ty có khả năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra của cuộc kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ xác định thời gian, phạm vi kiểm toán từ đó tính giá phí và tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng sẽ nêu rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Hợp đồng kiểm toán sẽnêu rõ trách nhiệm của kiểm toán viên, thời gian thực hiện kiểm toán, phạm vi kiểm toán và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm của công ty khách hàng là cung cấp chứng từ, tài liệu kế toán theo yêu cầu của kiểm toán viên, thời hạn và phương thức thanh toán phí kiểm toán….Cụthể các điều khoản theo mẫu A210.

- Dựa trên tính chất, mức độphức tạp của các nghiệp vụ khối lượng công việc cần thực hiện, thời gian cần thiết để hoàn tất công việc, KTV sẽgửi thư cho khách hàng vềkếhoạch kiểm toán theo mẫu A230 (Thư gửi khách hàng vềkếhoạch kiểm toán) - Chương trình kiểm toán sẽdo một nhóm KTV và trợlý kiểm toán phụtrách. Sau khi ký kết hợp đồng, dựa theo yêu Giám đốc sẽ giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng kiểm toán, từ đó các trưởng phòng kiểm toán phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm theo mẫu số A250 ( Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán). Các thành viên trong nhóm kiểm toán phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có đầy đủ năng lực, có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nói chung và phần hành mình phụtrách nói chung.

+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc

+ Có sự độc lập với cơ quan được kiểm toán. Đồng thời trước khi tiến hành kiểm toán KTV phải ký cam kết bảo mật thông tin khách hàng.

+Trưởng nhóm kiểm toán phải có khả năng giám sát, quản lý nhóm hiệu quả. - Trước khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽgửi cho khách hàng danh sách những tài liệu cần cung cấp cho cuộc kiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. - Kế hoạch kiểm toán sẽ do trưởng nhóm kiểm toán lập dựa theo kinh nghiệm và những hiểu biết về công ty khách hàng thông qua quá trình quá trình tìm hiểu và những đánh giá sơ bộ ban đầu.Kếhoạch kiểm toán cần được lập một cách thích hợp nhằm bao quát được các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán.

Khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán KTV cần chú ý các vấn đề sau:

Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh cơ bản của khách hàng: mặt hàng sản xuất, phong cách quản lý, mục tiêu kinh doanh, tính chất kinh doanh, những sai phạm dễ phát sinh trong quá trình kinh doanh,…

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ: + Các chính sách kế toán được áp dụng

+ Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thông qua quá trình điều tra, quan sát, phỏng vấn các cá nhân có liên quan.

Đánh giá rủi ro giúp KTV xác định được các công việc cần thiết và phạm vi kiểm toán phù hợp. Thông thường KTV xác định:

+ Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát. Có ba mức rủi ro đó là: cao, thấp, trung bình + Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu cho từng khoản mục.

Công việc này giúp KTV xác định được các thủ tục kiểm soát cần thực hiện và mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ phát sinh lên BCTC. Do đặc điểm của việc xác định mức trọng yếu là tương đối khó khăn nên công việc này thường giao cho KTV có nhiều kinh nghiệm phụ trách. Mức trọng yếu thường dựa theo sự xét đoán chuyên môn của KTV. Thông thường tại công ty kiểm toán M&H việc xác định mức trọng yếu thường dựa theo nguyên tắc:

+ 2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn CSH + 10% lợi nhuận sau thuế

+ 0.5%-3% doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán M&H (Trang 42)