Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác tuyển/xét chọn

Một phần của tài liệu Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển xét chọn các đề tài dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 2015 (Trang 106)

10. Nội dung và cấu trúc luận văn

3.2Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác tuyển/xét chọn

Các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước khi được đưa ra tuyển/xét chọn có hàm lượng khoa học cao, với thời gian kể từ khi Bộ KH&CN công bố danh mục các nhiệm vụ KH&CN, các tổ chức và cá nhân cùng nỗ lực trong việc xây dựng thuyết minh nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu đầu bài đặt ra. Quy chế tuyển/xét chọn cần đề cao tính chuyên nghiệp và nghiêm túc trong việc xây dựng hồ sơ đăng ký, tạo ra sự cạnh tranh công bằng, minh bạch đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi tham gia tuyển/xét chọn.

Tuy nhiên trên thực tế, do quy định thời gian nộp hồ sơ tham gia tuyển/xét chọn rất ngắn (trung bình là 01 tháng, nhiều nhất là 02 tháng) cho nên không ít hồ sơ vì quá tập trung vào xây dựng Thuyết minh nghiên cứu mà bỏ qua các yêu cầu khác đối với hồ sơ đăng ký, dẫn đến nhiều hồ sơ bị loại do “lỗi hành chính” (chữ ký hoặc dấu photo, bản scan, thiếu lý lịch khoa học…) hoặc để kịp tiến độ thì hồ sơ được xây dựng thiếu tính sáng tạo, “dập khuôn”. Để khắc phục những vấn đề bất cập trên Bộ KH&CN cần thiết tăng thời gian chuẩn bị hồ sơ, kể từ khi công bố danh mục các nhiệm vụ KH&CN đưa ra tuyển/xét chọn đến khi hết hạn nộp hồ sơ tối thiểu là 90 ngày, đảm bảo cho các tổ chức, nhà khoa học có đủ thời gian để khảo sát thực tế, nghiên cứu vấn đề, xây dựng thuyết minh nghiên cứu, chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ đáp ứng được yêu cầu về tuyển/xét chọn, không còn những hồ sơ bị loại do “lỗi hành chính” nữa…

Bên cạnh đó các cơ quan quản lý cần có biện pháp hỗ trợ việc kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký tham gia tuyển/xét chọn nên được thực hiện trong quá trình nộp hồ sơ (kể từ thời điểm thông báo nộp hồ sơ đến hết thời hạn nộp hồ sơ), nhằm phát hiện những “lỗi hành chính” như: dấu photo, chữ ký không trực tiếp, thiếu lý lịch khoa học của một (01) hoặc hai (02) cá nhân tham gia thực hiện… Với sự góp ý của các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia chủ trì có thời gian nhất định để hoàn thiện hồ sơ, chỉnh sửa những “lỗi hành chính” này trong thời hạn nộp hồ sơ.

105

3.3 Đổi mới tiêu chí thành lập Hội đồng cũng nhƣ lựa chọn chuyên gia để xem xét đánh giá hồ sơ tuyển/xét chọn

Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì ĐT/DA cấp nhà nước được xem xét và đánh giá thông qua HĐ tư vấn bằng phương pháp chấm điểm. Bộ KH&CN đã có những quy định cụ thể cũng như những cải tiến đối với phương thức đánh giá chấm điểm thuyết minh khoa học, hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn qua các giai đoạn: quy định về hội đồng đánh giá, xây dựng những biểu mẫu phục vụ đánh giá, xây dựng các tiêu chí đánh giá… Trên thực tế, các cải tiến đã mang lại những tác dụng tích cực: đánh giá bằng hội đồng các nhà khoa học và quản lý là một phương thức có ý nghĩa tăng tính khách quan với những nhìn nhận từ nhiều người và nhiều phía đối với hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn; biểu mẫu và hệ thống tiêu chí đánh giá giúp cho hoạt động đánh giá dựa trên những cơ sở thống nhất, hạn chế tình trạng tùy tiện, cảm tính…

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều hạn chế trong việc thành lập HĐ KH&CN cấp nhà nước đánh giá hồ sơ đăng ký. Mặc dù tiêu chí để lựa chọn các thành viên trong hội đồng đã được quy định nhưng những tiêu chí này mang tính định tính. Việc lựa chọn các chuyên gia tham gia HĐ còn mang nặng cảm tính mà thiếu tiêu chí, quy định về chuẩn mực quốc gia. Quy trình thành lập và hoạt động của các HĐ tư vấn thể hiện là chặt chẽ nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

Bên cạnh đó một chuyên gia có trình độ cao nhưng trong quá trình đánh giá cho điểm các hồ sơ chưa thực sự khách quan. Điều đó dẫn đến kết quả làm việc của không ít hội đồng chưa thật sự phản ánh đúng chất lượng của hồ sơ. Vì vậy rất cần có một cơ sở dữ liệu chuyên gia chuẩn mực. Cơ sở dữ liệu chuyên gia này cần bao gồm các chuyên gia đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, làm việc khách quan minh bạch và có tính chuyên nghiệp cao, xác định các tiêu chí chuyên gia tham gia vào cơ sở dữ liệu, quyền lợi, trách nhiệm và chế độ đãi ngộ đối với chuyên gia KH&CN. Các hội đồng cần được thành lập theo quy trình và bắt buộc sử dụng những chuyên gia này. Hiện nay Bộ KH&CN đã xây dựng và đang hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên gia KH&CN.

106

3.4 Đổi mới tiêu chí đánh giá Thuyết minh đề cƣơng nghiên cứu và hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn:

Qua thực trạng cho thấy tiêu chí xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước trở nên không phù hợp và có khoảng cách đáng kể so với chuẩn mực quốc tế. Việc áp dụng phương pháp chấm điểm chi tiết theo giới hạn khung tiêu chí làm hạn chế khả năng sáng tạo trong tư vấn của các chuyên gia đối với nhiệm vụ KH&CN cần xem xét. Do đó cần thiết bổ sung, sửa đổi các quy định về đánh giá nhiệm vụ KH&CN theo hướng đảm bảo khách quan, minh bạch và tiếp cận với chuẩn mực quốc tế; đa dạng hóa phương thức đánh giá nhiệm vụ KH&CN, kết hợp với phương thức đánh giá của các HĐ khoa học với phương thức đánh giá của các chuyên gia tư vấn phản biện độc lập trong nước và nước ngoài.

Kết cấu của Thuyết minh đề cương nghiên cứu nên đơn giản hơn; các tiêu chí đánh giá cần khoa học hơn theo đề cương đơn giản đó. Để nâng cao tính khoa học, tính mới trong nghiên cứu và ứng dụng, yêu cầu công bố kết quả nghiên cứu ĐT/DA (đặc biệt trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế) cần coi là tiêu chí có trọng số cao, bên cạnh đó các sản phẩm của ĐT/DA cần được công bố thông qua các diễn đàn, các hội chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) trong nước hoặc đăng ký sở hữu trí tuệ;

Năng lực khoa học của các cá nhân và tiềm lực của cơ quan chủ trì chưa được coi trọng một cách thích đáng khi đánh giá xét duyệt đề cương nghiên cứu, dẫn đến không ít nhiệm vụ được giao cho các tổ chức, cá nhân có năng lực yếu, dẫn đến nhiều ĐT/DA phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện: chậm tiến độ, vướng mắc trong đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị, vướng mắc trong thanh quyết toán (đặc biệt là vốn đối ứng ngoài nguồn ngân sách thực hiện dự án SXTN), dẫn đến nhiều ĐT/DA phải gia hạn thời gian thực hiện, có nhiệm vụ phải dừng giữa chừng do không đáp ứng được nội dung đăng ký, có ĐT/DA nghiệm thu “không đạt” do sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu đặt ra… Để có được việc lựa chọn chính xác tổ

107

chức và các nhân chủ trì, giao nhiệm vụ KH&CN thì trong các quy định về tuyển chọn, xét giao trực tiếp hiện nay cần phân loại rõ các nhiệm vụ NCƯD và NCTK. Trên cơ sở việc phân định đó phần đánh giá năng lực của tổ chức và cá nhân có thể sử dụng trọng số tùy theo loại hình nhiệm vụ. Việc đặt các trọng số như thế nào cho hợp lý cũng cần những nghiên cứu cụ thể của các nhà quản lý để đảm bảo không mang tính cảm tính và tùy tiện. Đánh giá đúng vai trò của tổ chức và cá nhân để giao nhiệm vụ KH&CN không chỉ tiết kiệm cho NSNN, mang lại hiệu quả cho hoạt động KH&CN mà còn có tác dụng động viên rất lớn đối với các nhà khoa học về tính minh bạch và tính công bằng trong nghiên cứu khoa học, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước được đặt hàng, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư cho KH&CN, phục vụ cho phát triển KT-XH đất nước nói chung và sự nghiệp KH&CN nói riêng.

108

KẾT LUẬN

Sau khi Luật KH&CN năm 2000 được ban hành, cùng với các văn bản quy định được áp dụng, Bộ KH&CN từng bước triển khai và hoàn thiện công tác tuyển/xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA thuộc các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, đảm bảo hiệu quả cạnh tranh và công bằng, là cơ hội để chủ trì các nhiệm vụ KH&CN đặc biệt là các ĐT/DA cấp nhà nước được trở nên rộng rãi hơn cho các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ có năng lực.

Với mục tiêu chính của việc tuyển/xét chọn là lựa chọn được tổ chức và cá nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm chủ trì thực hiện ĐT/DA cấp nhà nước, đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ đã giao, tuy nhiên trên thực tế công tác tuyển/xét chọn còn nhiều hạn chế, những vấn đề bất cập cần được khắc phục. Bên cạnh những giải pháp cụ thể như đổi mới phương thức xác định nhiệm vụ KH&CN (xây dựng đầu bài) để công bố tuyển/xét chọn, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác tuyển/xét chọn, đổi mới tiêu chí thành lập Hội đồng cũng như phương thức đánh giá nhiệm vụ KH&CN… cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu để cải tiến và hoàn thiện công tác tuyển/xét chọn nói riêng và cơ chế quản lý KH&CN nói chung như:

- Đổi mới cơ bản phương thức xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá nhiệm vụ KH&CN theo hướng tiếp cận chuẩn mực quốc tế, hình thành cơ chế quản lý tài chính linh hoạt, phù hợp với đặc thù hoạt động nghiên cứu sáng tạo, thúc đẩy phát triển KH&CN.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức KH&CN hợp lý, đồng bộ, hoạt động có hiệu quả, theo hướng hiện đại. Tạo động lực để phát huy sức sáng tạo, phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN có năng lực nghiên cứu ở trình độ quốc tế. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN ở các cấp.

- Hoàn thiện cơ chế hoạt động KH&CN theo hướng tạo lập môi trường thuận lợi, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy dân chủ, tự do sáng tạo trong hoạt động KH&CN; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN; gắn kết hoạt động nghiên cứu với đạo tạo và sản xuất kinh doanh.

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo tham luận của Ban Chủ nhiệm KC.04/11-15 tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ 03 năm hoạt động của các Chương trình KH&CN giai đoạn 2011- 2015 – Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, năm 2014.

2.Báo cáo tham luận của Ban Chủ nhiệm KC.10/11-15 tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ 03 năm hoạt động của các Chương trình KH&CN giai đoạn 2011- 2015 – Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, năm 2014.

3.Báo cáo tham luận của Ban Chủ nhiệm KX.01/11-15 tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ 03 năm hoạt động của các Chương trình KH&CN giai đoạn 2011- 2015 – Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, năm 2014.

4.Bộ Khoa học và Công nghệ (2001), Thông tư số 06/2001/TT-BKHCN ngày 11/4/2001 về việc ban hành “Quy định tạm thời về việc xác định nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước.

5.Bộ Khoa học và Công nghệ (2001), Quyết định số 15/2001/QĐ- BKHCNMT ngày 11/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành “Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KH&CN cấp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005”.

6.Bộ Khoa học và Công nghệ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ- BKHCNMT ngày 18/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành “Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài KH&CN và dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước”.

7.Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Báo cáo tổng kết các chương trình, đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.

110

9.Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ KH&CN về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.

10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ- BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ- BKHCN ngày 04/6/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước.

12. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội 2006.

13. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.

14. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 về việc xác định nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước.

15. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm.

16. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02/4/2012 của Bộ KH&CN về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước.

17. Bùi Thị Chiêm, Phạm Thị Bích Liên, “Năm thực hiện xác định và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước”, Tạp chí KH&CN Quốc gia, 2003.

111

18. Nghị quyết Trung ương VI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ.

19. Nguyễn Thiện Thành, đề án “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý KH&CN”, Bộ KH&CN 2013.

20. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

21. Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000/QH10. 22. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13.

23. Phan Xuân Dũng và Hồ Thị Mỹ Duệ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá nhiệm vụ KH&CN ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006.

24.

25. Quyết định số 67/2006/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010.

26. Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015.

27. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Khoa học và Công nghệ Thế giới – Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội, 2004.

28. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Chính sách nghiên cứu và đổi mới, Hà Nội, 2007.

29. Trường nghiệp vụ quản lý, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,

Một phần của tài liệu Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển xét chọn các đề tài dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 2015 (Trang 106)