Quy trình chung của việc tuyển/xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì

Một phần của tài liệu Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển xét chọn các đề tài dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 2015 (Trang 50)

10. Nội dung và cấu trúc luận văn

2.1Quy trình chung của việc tuyển/xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì

nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc.

Như đã trình bày trong các chương trên đây, quy trình tuyển/xét chọn được đưa vào thực hiện từ năm 2001 đến nay. Mặc dù đã có sự điều chỉnh trong các giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế, nhưng quy trình chung trong tuyển/xét chọn các ĐT/DA không có nhiều thay đổi. Theo các quy định mới nhất tại Thông tư 08/2012/TT-BKHCN và thông tư 09/2012/TT- BKHCN quy trình tuyển/xét chọn gồm 06 bước sau:

49

Quy trình tuyển/xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA thuộc các Chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2015

Bước 1. Công bố các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước được phê duyệt đưa ra tuyển/xét chọn. Nhiệm vụ được công bố bao gồm: tên, mục tiêu, yêu cầu sản phẩm, định hướng ứng dụng sản phẩm (đầu bài).

Trên cơ sở đề xuất đặt hàng của các tổ chức, Bộ ngành, tỉnh/thành phố… Bộ KH&CN xây dựng danh mục các nhiệm vụ KH&CN (đầu bài) để công bố Bước 1. Công bố các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình trọng điểm

cấp nhà nước được phê duyệt đưa ra tuyển/xét chọn.

Nhiệm vụ được công bố bao gồm: tên, mục tiêu, yêu cầu sản phẩm, định hướng ứng dụng sản phẩm (đầu bài)

Bước 2: Các tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn ĐT/DA cấp nhà nước.

Bước 3: Tiếp nhận các hồ sơ tham gia đăng ký tuyển/xét chọn; kiểm tra và rà soát tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 4: Thành lập Hội đồng KH&CN cấp nhà nước để đánh giá các hồ sơ và tư vấn trong việc lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA.

Bước 5: Tổ chức các phiên họp của Hội đồng KH&CN đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA.

Bước 6: Công nhận kết quả tuyển/xét chọn và phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện ĐT/DA.

50

tuyển/xét chọn. Nhiệm vụ được công bố bao gồm: tên, mục tiêu, yêu cầu sản phẩm, định hướng ứng dụng sản phẩm…

Danh mục các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước (đầu bài) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng: Chương trình VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân và Báo Sài gòn Giải phóng. Ngoài ra thông tin chi tiết được đăng đầy đủ trên Báo Khoa học và Phát triển, trên các trang thông tin điện tử của Bộ KH&CN http://www.most.gov.vn, http://www.vista.gov.vn, http://www.tchdkh.org.vn;

Đối với các nhiệm vụ được xét chọn (giao trực tiếp) được gửi bằng văn bản tới các tổ chức, cá nhân được chỉ định để chuẩn bị hồ sơ và lập Thuyết minh đề cương bảo vệ trước hội đồng KH&CN cấp nhà nước.

Bước 2. Các tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn ĐT/DA cấp nhà nước.

Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển/xét chọn bao gồm: đơn đăng ký chủ trì thực hiện ĐT/DA, thuyết minh ĐT/DA, tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì, lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký thực hiện chính ĐT/DA có xác nhận của cơ quan chủ quản, văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện ĐT/DA (nếu có), văn bản pháp lý chứng minh năng lực về nhân lực, trang thiết bị và khả năng huy động vốn từ nguồn khác để thực hiện ĐT/DA, cam kết vốn đối ứng (đối với Dự án SXTN), văn bản xác nhận sự đồng ý của các cơ quan có liên quan về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của ĐT/DA… Từ năm 2001 đến năm 2011 thì Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển/xét chọn gồm một (01) bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 15 bộ sao. Tuy nhiên năm 2012 tại Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN Bộ KH&CN đã giảm số lượng bộ hồ sơ phải nộp từ 16 bộ xuống còn một (01) bộ gốc và một (01) bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF), quy định mới này giúp giảm sự cồng kềnh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ tuyển/xét chọn.

51

Bước 3. Tiếp nhận các hồ sơ tham gia đăng ký tuyển/xét chọn; kiểm tra và rà soát tính hợp lệ của hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Trụ sở Bộ KH&CN, thời hạn nộp hồ sơ được thông báo công khai. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ KH&CN sẽ rà soát, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó điều kiện tham gia tuyển/xét chọn đối với các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển/xét chọn bao gồm: Tổ chức phải có tư cách pháp nhân, có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của ĐT/DA. Cá nhân chủ nhiệm ĐT/DA phải có trình độ Đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực khoa học với ĐT/DA trong 5 năm gần đây (tính đến thời điểm nộp hồ sơ), là người đề xuất phương án và chủ trì xây dựng thuyết minh ĐT/DA, có đủ khả năng trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của ĐT/DA… Các tổ chức và cá nhân không được tham gia đăng ký chủ trì ĐT/DA nếu đến thời điểm nộp hồ sơ chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi theo hợp đồng thực hiện ĐT/DA do Bộ KH&CN quản lý trực tiếp, đánh giá nghiệm thu ĐT/DA cấp nhà nước chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu từ 12 tháng trở lên mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ KH&CN; vẫn đang chủ nhiệm các ĐT/DA cấp nhà nước, có kết quả đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” mà không được gia hạn thời gian thực hiện để hoàn chỉnh kết quả; ĐT/DA bị đình chỉ thực hiện do sai phạm sẽ không được tham gia đăng ký tuyển/xét chọn trong thời gian hai (02) năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước hoặc thời điểm có quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thực hiện ĐT/DA…

Bước 4. Thành lập Hội đồng KH&CN cấp nhà nước để đánh giá các hồ sơ và tư vấn trong việc lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA.

HĐ KH&CN tư vấn tuyển/xét chọn có từ 09 đến 11 thành viên, gồm chủ tịch, phó chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện và các ủy viên, trong đó hai

52

phần ba (2/3) là các chuyên gia KH&CN có uy tín, tinh thần trách nhiệm, có trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành KH&CN được giao tư vấn và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong chuyên ngành được giao tư vấn; một phần ba (1/3) là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn kinh tế và đơn vị dự kiến thụ hưởng kết quả của ĐT/DA. Thành viên của HĐ có thể lấy từ cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ KH&CN.

Bước 5. Tổ chức các phiên họp của Hội đồng KH&CN đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển/xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA.

Trước mỗi phiên họp của HĐ, thư ký hành chính của HĐ có trách nhiệm gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến các thành viên HĐ. Phiên họp của HĐ phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên HĐ, trong đó có chủ tịch hoặc phó chủ tịch và hai (02) ủy viên phản biện. Chủ tịch HĐ chủ trì các phiên họp HĐ. Trong trường hợp Chủ tịch HĐ vắng mặt, Phó Chủ tịch HĐ chủ trì phiên họp.

HĐ có trách nhiệm đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của HĐ. HĐ nghiên cứu, phân tích từng nội dung và thông tin đã kê khai trong hồ sơ, nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá chung từng hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định, cho điểm theo các tiêu chí tại các biểu mẫu quy định và kiến nghị tổ chức, cá nhân trúng tuyển hoặc được xét chọn (giao trực tiếp) chủ trì ĐT/DA.

Bước 6. Công nhận kết quả tuyển/xét chọn và phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện ĐT/DA. Trên cơ sở kết luận của HĐ, Bộ KH&CN phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA.

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển xét chọn các đề tài dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 2015 (Trang 50)