Tại Cộng hòa liên bang Nga

Một phần của tài liệu Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển xét chọn các đề tài dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 2015 (Trang 39)

10. Nội dung và cấu trúc luận văn

1.2.2Tại Cộng hòa liên bang Nga

Hiện tại các nhiệm vụ KH&CN tại Nga không được xây dựng một cách cụ thể với tên gọi, mục tiêu và các yêu cầu cụ thể như ở Việt Nam. Những định hướng cho các vấn đề nghiên cứu được nhà nước xây dựng dựa trên một số lĩnh vực ưu tiên như: công nghệ Nano, công nghệ thông tin, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, khoa học sự sống…

Các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện từ nghiên cứu cơ bản đến triển khai ứng dụng qua 05 giai đoạn:

- Tổng quan kiến thức - Sản xuất thử nghiệm

- Thương mại hóa công nghệ

- Huy động vốn đầu tư cho các đơn vị triển khai ứng dụng - Giới thiệu, quảng bá sản phẩm, công nghệ.

Mục tiêu, nội dung và các kết quả đạt được do các chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì tự đề xuất và được xem xét đánh giá thông qua quy trình tuyển/xét chọn.

Bộ Khoa học và Giáo dục phê duyệt danh mục các nhiệm vụ theo đề xuất của Hội đồng tư vấn KH&CN quốc gia, sau đó thành lập các Ủy ban điều phối theo những lĩnh vực ưu tiên trên.

Tổng cục khoa học là cơ quan tiếp nhận danh mục đặt hàng, thông báo nhận hồ sơ… Các Ủy ban điều phối cung cấp tiêu chí đánh giá và triển khai tuyển/xét chọn các ĐT/DA.

1.2.3 Tại Australia và New Zealand:

Kinh phí cho nghiên cứu được cấp từ hai nguồn: nhà nước và tư nhân, kinh phí này được giao cho các Quỹ nghiên cứu KH&CN quản lý.

Quỹ nghiên cứu KH&CN là cơ quan hoạt động độc lập chuyên làm nhiệm vụ “đặt hàng” và “mua” kết quả nghiên cứu của các viện, trường, Quỹ

38

được tổ chức dưới hình thức như một quỹ đầu tư do Ban quản lý quỹ bao gồm đại diện của nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ KH&CN) và đại diện của tổ chức ứng dụng tiến bộ KH&CN (các doanh nghiệp đóng thuế KH&CN).

Dưới Ban quản lý quỹ là Tổng giám đốc điều hành (CEO) chịu trách nhiệm quản lý, điều hành quỹ và chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu tuyển chọn, đặt hàng nghiên cứu, xét chọn các ĐT/DA… các đơn đặt hàng không triển khai dưới dạng ĐT/DA như ở Việt Nam mà được xây dựng thành các Chương trình dài hạn từ 03 năm đến 05 năm, xây dựng từ ý tưởng ban đầu đến sản phẩm cuối cùng để đưa vào ứng dụng sản xuất.

Chính phủ theo định kỳ đưa ra định hướng phát triển kinh tế - xã hội, theo đó các Bộ xây dựng mục tiêu, chiến lược cho ngành, các cơ quan cấp vốn có trách nhiệm xây dựng các Chương trình nghiên cứu triển khai cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho cả nước, từng địa phương.

Các tổ chức KH&CN (các viện, trường…) theo định hướng và yêu cầu của Bộ, ngành; so sánh với lợi thế của mình chủ động đề xuất, xây dựng thuyết minh nghiên cứu và tham gia đấu thầu cạnh tranh.

Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thường kéo dài 3-5 năm với mục tiêu, giải pháp và sản phẩm cụ thể. Thuyết minh được Ban Quản lý quỹ thông qua và hàng năm có báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện.

Phương thức xác định và lựa chọn đề tài nghiên cứu ở trên giúp tránh được sự chồng chéo giữa các cơ quan cấp vốn, đảm bảo sự chủ động và thích ứng của các tổ chức KH&CN, định hướng được các hoạt động nghiên cứu theo chương trình lớn từ trên xuống dưới và tạo ra những sản phẩm cụ thể.

* Qua kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng, xét chọn và quản lý các nhiệm vụ KH&CN cho thấy phương thức xác định, xét chọn các nhiệm vụ KH&CN theo các hướng nghiên cứu ưu tiên được thực hiện ở nhiều quốc gia, tiến hành rất công phu bài bản theo quy trình và phương pháp khoa học, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, các tổ chức, các cơ quan quản lý.

39

1.2.4 Kinh nghiệm thế giới trong xét chọn và đánh giá nhiệm vụ KH&CN – Cộng hòa liên bang Đức:

a. Hình thức thực hiện:

Ở Cộng hòa liên bang Đức, đầu tư của nhà nước cho phát triển KH&CN được thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức:

- Đầu tư theo cơ quan nghiên cứu và phát triển (R&D);

- Đầu tư thực hiện các chương trình KH&CN phục vụ phát triển KT-XH; - Đầu tư để thực hiện các chương trình, đề tài thông qua quỹ KH&CN. Ở Đức, đánh giá nhiệm vụ KH&CN được xem là công cụ quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN xem xét hiệu quả đầu tư thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Vì vậy, Cộng hòa liên bang Đức thường xuyên tổ chức đánh giá nhiệm vụ KH&CN, đánh giá tổ chức KH&CN. Hoạt động đánh giá được tiến hành trên cơ sở những văn bản pháp quy do nhà nước ban hành và được áp dụng trong toàn nước Đức. Kết quả đánh giá có liên quan chặt chẽ với nhau và hình thành những nhận định chung về hiệu quả hoạt động KH&CN của quốc gia. Đánh giá KH&CN ở Đức có chuẩn mực và yêu cầu chung, có tính chính xác và khách quan, có sự tham dự của phía đánh giá và đối tượng được đánh giá. Kết quả đánh giá được công bố công khai. Kết quả đó là cơ sở hình thành các nội dung, phương pháp, các chỉ tiêu đánh giá cho từng đối tượng cụ thể để tiếp tục hoàn thiện các quy phạm đánh giá.

Ở Đức, nhiệm vụ KH&CN được thực hiện bằng ngân sách nhà nước có thể được phân làm hai loại chủ yếu:

- Loại thứ nhất là nhiệm vụ KH&CN do Bộ liên bang về đào tạo và nghiên cứu (BMBF) cấp kinh phí để thực hiện. Loại nhiệm vụ này phục vụ trực tiếp cho mục tiêu phát triển KT-XH, vì vậy nó được đặt hàng bởi cơ quan nhà nước dưới dạng các chương trình nghiên cứu KH&CN.

40

- Loại thứ hai là nhiệm vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân tự đề xuất xin Quỹ khoa học Đức (DFG) tài trợ để thực hiện. Loại nhiệm vụ này chủ yếu mang tính khoa học, không chịu áp lực chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể.

b. Xét chọn và đánh giá nhiệm vụ KH&CN do BMBF cấp kinh phí thực hiện:

BMBF cấp kinh phí để thực hiện các chương trình, đề tài phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển những vấn đề KT-XH cụ thể. Để hình thành đề tài nghiên cứu loại này, BMBF đưa ra các mục tiêu, hướng ưu tiên phát triển, từ đó hình thành các chương trình KH&CN. Căn cứ vào tình hình thực tế hàng năm, các cơ quan chức năng của BMBF xác định trọng tâm nghiên cứu của từng chương trình KH&CN, không định các đề tài cụ thể trong mỗi chương trình. Thông báo trọng tâm nghiên cứu của từng chương trình để các nhà khoa học đề xuất đề cương đề tài nghiên cứu. BMBF tổ chức HĐ khoa học để xem xét các đơn ứng tuyển, xét chọn cùng một lúc đồng thời cả đề tài nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài theo hai bước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 1, đánh giá xét chọn các đề cương tổng quát do tổ chức, cá nhân đề xuất, trong đó nêu khái quát về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu dự kiến, các điều kiện, thời gian và yêu cầu kinh phí để thực hiện.

- Bước 2, tổ chức, cá nhân có đề cương được chọn ở bước 1 sẽ làm đề cương chi tiết để cụ thể hóa các vấn đề đã phác thảo ở đề cương tổng quát để HĐ khoa học của BMBF đánh giá lần thứ hai theo tiêu chí cụ thể đối với từng loại đề tài.

Tiêu chí đánh giá để xác định đề tài là chất lượng của đề cương nghiên cứu được đề xuất về các mặt: phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài với trọng tâm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài, chất lượng khoa học của các nội dung nghiên cứu, tính khả thi, điều kiện đảm bảo thành công, tính hợp lý của kinh phí đề nghị, khả năng phối hợp của người thực hiện. Đề

41

cương đề tài được đánh giá theo mức: rất tốt, tốt, thường và kém, không theo cách cho điểm theo từng tiêu chí.

Việc đánh giá các đơn dự tuyển chủ yếu dựa vào nhận xét đánh giá của các phản biện. Người phản biện được chọn theo trọng tâm nghiên cứu, là các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực đó. Mỗi đề cương dự tuyển có từ hai đến ba chuyên gia được cử làm phản biện, nhận xét, đánh giá các nội dung nghiên cứu của thuyết minh đề cương đề tài. Nếu có hai phản biện đánh giá đề cương nghiên cứu của một đề tài là không tốt thì đề tài đó sẽ bị loại ngay mà không cần lập HĐ đánh giá. Như vậy, vai trò của các chuyên gia phản biện là cực kỳ quan trọng. Việc lựa chọn người phản biện có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đánh giá xác định đề tài. Nếu trong trọng tâm có ít đề cương ứng tuyển mà chất lượng của các đề cương đó được tất cả phản biện (cả ba người) đánh giá cao, thì BMBF quyết định cấp kinh phí để thực hiện ngay, không lập HĐ khoa học. Nếu trong trọng tâm có nhiều đề cương ứng tuyển, sẽ lập HĐ KH&CN chuyên ngành để đánh giá xét chọn.

HĐ đánh giá xét chọn đề tài được thành lập tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu, nếu đề tài thuần túy mang tính khoa học (đề tài nghiên cứu cơ bản) thì thành phần HĐ đánh giá gồm các nhà khoa học cơ bản; nếu đề tài gắn với kinh tế thì mời cả nhà công nghệ tham gia HĐ; nếu đề tài liên quan đến xã hội thì mời cả đại diện của tổ chức xã hội tham gia HĐ. Như vậy thành phần HĐ rất linh hoạt, không cứng nhắc quy định tỷ lệ các loại chuyên gia cho mọi loại HĐ đánh giá.

HĐ đánh giá xác định các đề tài thuộc chương trình trọng điểm của nhà nước được thành lập một cách linh hoạt do các chuyên viên thuộc các vụ chuyên ngành của BMBF phối hợp với Ban quản lý dự án thuộc BMBF lựa chọn. Khi công bố các trọng tâm nghiên cứu thuộc chương trình thì họ đã bắt đầu tìm kiếm chuyên gia đánh giá. Khi thành lập HĐ đánh giá cụ thể của từng nội dung nghên cứu sẽ xác định cụ thể các chuyên gia đánh giá.

42

Chủ tịch HĐ đánh giá có thể do BMBF chỉ định từ một trong số các phản biện, có thể bầu từ các nhà phản biện trong HĐ. Trưởng ban quản lý dự án thuộc BMBF chuẩn bị mọi thủ tục và làm thư ký HĐ đánh giá. Sau khi họp HĐ, biên bản cuộc họp được gửi cho tất cả các thành viên HĐ và thông báo cho người dự tuyển biết. Các chuyên viên của BMBF được dự các cuộc họp của HĐ, song không được thảo luận, đánh giá. Việc quyết định thực hiện đề tài có loại do BMBF quyết định, có loại do Trưởng ban dự án quyết định theo phân cấp. Do mỗi nội dung nghiên cứu được phân bổ trước một khoản kinh phí nhất định cho việc thực hiện nên vẫn xảy ra trường hợp có đề cương được HĐ đánh giá là có chất lượng cao nhưng vẫn không được thực hiện vì thiếu kinh phí.

Cách tổ chức đánh giá để xác định chương trình cũng đa dạng, có khi tổ chức HĐ khoa học để tư vấn, có khi các chuyên gia của BMBF thảo luận với các nhà khoa học để xác định các hướng nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân, từ đó hình thành chương trình, sau đó các chuyên gia của mỗi vụ trong BMBF sẽ cùng ban quản lý dự án của BMBF đề ra trọng tâm nghiên cứu của chương trình. Các chương trình và trọng tâm nghiên cứu củ mỗi chương trình được thông báo để cộng đồng KH&CN góp ý cho BMBF, sau đó BMBF quyết định đầu tư thực hiện chương trình cụ thể.

c. Xét chọn và đánh giá nhiệm vụ KH&CN do Quỹ khoa học Đức (DFG) tài trợ:

Tổ chức, cá nhân nhà khoa học nộp đơn xin tài trợ về DFG. Văn phòng của DFG nhận đơn của cá nhân và gửi đến hai hoặc ba nhà phản biện được chọn trong HĐ khoa học của DFG (đã bầu từ trước) để họ nhận xét, đánh giá một cách độc lập. Văn phòng DFG tổng hợp ý kiến của các phản biện trình Chủ tịch HĐ quyết định. Người viết phản biện căn cứ các tiêu chí do Văn phòng DFG gửi kèm đề cương để đánh giá đề tài là xuất sắc, khá, trung bình, kém và kết luận: đề tài có thể tài trợ được; có thể tài trợ được với điều kiện phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung; hoặc không thể tài trợ được.

43

Các tiêu chí đánh giá cơ bản giống các tiêu chí đánh giá của BMBF. Sau khi nhận được các nhận xét phản biện, HĐ khoa học sẽ xem xét, nếu có hai phản biện đánh giá không tốt về một đề tài nào đó thì đề tài này sẽ không được đưa ra HĐ để xem xét tiếp.

Khi xét duyệt một đơn dự tuyển chủ yếu có ba phản biện viết nhận xét, thư ký HĐ khoa học phải tóm tắt nội dung chủ yếu của đơn dự tuyển để các thành viên khác trong HĐ xem xét. Ba phản biện trình bày các nhận xét và đưa ra kết luận sơ bộ, nếu cả ba phản biện có ý kiến trái ngược nhau thì cần trao đổi thảo luận trong HĐ để đi đến thống nhất ý kiến; nếu không thống nhất được thì HĐ biểu quyết theo đa số.

Thành viên HĐ khoa học của DFG được bầu từ những nhà khoa học có học vị tiến sỹ làm việc tại các cơ quan KH&CN như các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội khoa học và có thâm niên công tác từ ba năm trở lên. Danh sách các nhà khoa học bầu vào HĐ khoa học do các Hội khoa học chuyên ngành đề cử theo yêu cầu của Văn phòng Quỹ trước một năm, để tổ chức bầu. Văn phòng Quỹ xử lý lập thành danh sách ứng cử viên gửi về các cơ quan khoa học để tổ chức bầu. Mỗi chuyên ngành trong số 189 chuyên ngành khoa học bầu từ 2 đến 10 người tùy theo chuyên ngành lớn/nhỏ, từ đó tập hợp lại thành 37 HĐ khoa học chuyên ngành của DFG. Số lượng thành viên tham gia vào từng chuyên ngành phụ thuộc vào số lượng người tham gia trong năm trước và vào yêu cầu, mức độ cần thiết của từng chuyên ngành khoa học.

Qua xét chọn và đánh giá đối với hai phương thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN ở Cộng hòa liên bang Đức có thể thấy có những điểm chung và những nét đặc thù:

- Điểm chung, yêu cầu về chất lượng xét chọn và đánh giá rất cao theo các quy định chặt chẽ; đánh giá dựa chủ yếu tiêu chí đánh giá là chung, song căn cứ theo đối tượng đánh giá cụ thể có thể có một số tiêu chí khác nhau.

44

+ Đối với loại nhiệm vụ KH&CN do BMBF cấp kinh phí: xét chọn đánh giá xác định nhiệm vụ được thực hiện kết hợp theo chu trình: trên xuống (của nhà nước); dưới lên (nhà khoa học đề xuất đề tài phù hợp với mục tiêu của nhà nước đặt ra).

Các chuyên gia xét chọn và đánh giá do BMBF chọn căn cứ vào đề tài cụ thể, là những người am hiểu nhất về vấn đề đó, dấu hiệu để nhận biết điều này là thành tích khoa học của chính chuyên gia đó trong lĩnh vực được đưa ra đánh giá. HĐ khoa học cũng căn cứ vào tính chất của từng đề tài để thành lập với cơ cấu chuyên gia đánh giá thích hợp, không quy định cơ cấu thành viên của mọi HĐ một cách cứng nhắc.

+ Đối với nhiệm vụ KH&CN do DFG cấp kinh phí: xét chọn và đánh giá xác định nhiệm vụ được thực hiện theo chu trình: dưới lên (nhà khoa học tự đề xuất đề tài nghiên cứu); trên xuống (DFG quyết định đầu tư). Các chuyên gia đánh giá được chọn từ HĐ khoa học đã được bầu theo nhiệm kỳ của DFG. Kết hợp hài hòa hai hình thức thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên sẽ bảo

Một phần của tài liệu Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển xét chọn các đề tài dự án thuộc chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 2015 (Trang 39)