An toàn lao động

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mì ăn liền (Trang 106)

Việc đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, sức khoẻ con người và tuổi thọ của thiết bị. Vậy nên nhà máy cần đề ra những quy định và các biện pháp an toàn lao động, bắt buộc mọi cán bộ công nhân vên phải tuân theo những quy định của nhà máy đề ra để đảm bảo hoạt động của nhà máy và an toan lao động.

9.1.1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn

Tổ chức lao động không chặt chẽ. Các thiết bị bảo hộ không an toàn. Ý thức của công nhân viên chưa cao.

Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật .

Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu. Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.

9.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động

Trong từng phân xưởng cần có các biển báo quy định và hướng dẫn về việc sử dụng máy móc thết bị.

Sự bố trí, lắp đặt thiết bị phải phù hợp với điều kiện sản xuất.

Các đường ống dẫn nhiệt phải có vỏ bọc cách nhiệt, có áp kế và van an toàn.

Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không, nếu có phải sửa chữa kịp thời.

Kho xăng, dầu, nguyên liệu… phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong kho phải có bình CO2 chống cháy và vòi nước để chữa lửa. Ngăn chặn người vô phận sự vào khu vực sản xuất và kho tàng. Không được hút thuốc lá trong kho. .

Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình.

Kỷ luật của nhà máy phải thực hiện nghiêm để xử lý kịp thời những trường hợp vô nguyên tắc, làm ẩu.

Các đường ống bố trí trong nhà máy phải thuận tiện, không vướng víu lối đi. Tất cả hệ thống phải tập trung vào bảng điện, phải có hệ thống đèn màu và chuông báo động.

Cần có biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với những người vi phạm trong nhà máy.

9.1.3. Một số yêu cầu cụ thể 9.1.3.1. Yêu cầu về chiếu sáng

Bảo đảm chế độ chiếu sáng khi làm việc: nếu hệ thống đèn chiếu sáng không tốt sẽ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả làm việc, sức khoẻ người lao động.

Ban ngày cần phải sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên. Ban đêm sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo phải đủ chỉ tiêu về độ sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng phải bố trí hợp lý tránh loá mắt, lấp bóng. Mặt khác cần bố trí cửa sổ hợp lý để tận dụng nguồn sáng tự nhiên.

9.1.3.2. Yêu cầuvề điện sản xuất:

Các phụ tải phải có dây nối đất, cầu chì để tránh hiện tượng chập mạch. Các thiết bị điện, dây dẫn phải cách điện tốt.

Trạm biến áp, máy phát điện phải có biển báo Các thiết bị điện phải che chắn

9.1.3.3. Yêu cầu về sử dụng thiết bị

Máy móc thiết bị phải sử dụng đúng chức năng, công suất quy định, tránh sử dụng quá tải.

Mỗi máy móc thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng, khi giao ca phải có sổ bàn giao, ghi rõ tình trạng và tình hình vận hành máy.

Khi vận hành có sự cố thì ngừng ngay và có biện pháp khắc phục kịp thời.

9.1.3.4. Phòng chống cháy nổ:

Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi bị co giãn, cong lại gây nổ.

Ðề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn.

Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô… Phải đủ nước, thiết bị chữa cháy.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ công tác phòng cháy tại nhà máy. Thiết bị chữa cháy tự động.

9.1.3.5. Chống sét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ðể đảm bảo an toàn cho các công trình trong nhà máy, phải có cột thu lôi cho những công trình ở vị trí cao.

9.2. Vệ sinh công nghiệp

Vấn đề vệ sinh trong bất kỳ nhà máy nào cũng rất quan trọng bởi lẽ nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, năng suất lao động. Với nhà máy thực phẩm thì vấn đề vệ sinh càng quan trọng hơn, vì nó rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

9.2.1. Vệ sinh cá nhân

Công nhân phải mặc trang phục theo đúng quy định, bảo đảm sạch sẽ. Với công nhân chế biến trước khi làm việc phải rửa tay bằng nước clorin. Việc ăn uống trong nhà máy phải đúng nơi quy định.

Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 6 tháng 1 lần. Những công nhân mắc bệnh ngoài da và bệnh truyền nhiễm phải nghĩ để điều trị, và tiếp tục công việc khi đã khỏi bệnh hoàn toàn, không để người ôm vào khu vực sản xuất.

9.2.2. Vệ sinh máy móc thiết bị

Cần vệ sinh lau chùi sạch sẽ, vô dầu mỡ, sữa chữa định kỳ máy móc thiết bị trong nhà máy. Ngoài ra cần vệ sinh khử trùng các thiết bị dụng cụ sản xuất.

9.2.3. Yêu cầu xử lý phế liệu

Cần có kế hoạnh đưa phế liệu ra ngoài nhà máy, thùng phải được che đậy kỹ càng và đưa đến nơi quy định.

9.2.4. Xử lý nước thải

Nước thải trước khi xả vào nguồn cần xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh nguồn nước, và những mục đích kinh tế và xã hội.

Có 3 phương pháp xử lý nước thải là:

- Xử lý cơ học: Nhằm mục đích tách các chất không hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải

- Xử lý hoá lý: Đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn hoặc các chất hoà tan nhưng không gây độc hại hay ô nhiễm môi trường.

- Xử lý sinh học: Dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ ở dạng keo và hoà tan trong nước thải.

Nhà máy thực hiện xử lý nước thải theo phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo. Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo không thể loại trừ triệt để các loại vi khuẩn. Bởi vậy sau giai đoạn xử lý nhân tạo cần tiến hành khử trùng nước thải trước khi xả vào nguồn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, mì ăn liền là một trong những ngành công nghệ thực phẩm rất phát triển. Vì vậy việc “Thiết kế nhà máy sản xuất mì ăn liền, năng suất 19 tấn sản

phẩm/ca” mặt hàng mì ăn liền chiên và mì ăn liền không chiên hương vị tôm

không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân mà còn mang lại lợi nhuận cho nhà máy cũng như góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.

Sau hơn 3 tháng làm đồ án, với sự tìm hiểu qua sách vở cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Xuân Hoàng đến nay cơ bản em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Qua đó em đã nắm bắt được những kiến thức chuyên ngành và những nguyên tắc trong việc thiết kế, xây dựng một nhà máy thực phẩm nói chung. Đây là những kiến thức hữu ích phục vụ cho công việc thực tế của em sau này.

Cùng với việc hoàn thành đồ án này em đã thực hiện được: - Những tính toán cơ bản để xây dựng một nhà máy.

- Chọn lựa phù hợp giữa hệ thống thiết bị với quy trình công nghệ sản xuất. - Tổ chức và phân công công việc trong nhà máy.

- Xây dựng nhà máy trên bản vẽ.

- Các nguyên tắc về an toàn lao động trong nhà máy.

- Kết hợp giải quyết bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên do thời gian còn hạn hẹp nên sự tìm hiểu của em còn chưa đầy đủ cùng với sự non yếu về kinh nghiệm thực tế vì vậy tập đồ án này không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quí thầy cô và các bạn góp ý để tập đồ án này hoàn chỉnh hơn.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2012

Sinh viên thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Việt Mẫn (Chủ biên), Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà (2009), Công nghệ chế biến thực phẩm, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

2. Lê Bạch Tuyết (1996), Các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Xuân Phương (2001), An Toàn và Vệ Sinh Lao Động, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.

4. Nguyễn Duy Thịnh(2004), Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thoa (2010), Bài giảng công nghệ chế biến lương thực, Trường Bách khoa Đà Nẵng.

6. Trần Thế Truyền (2006), Cơ sở thiết kế nhà máy, NXB Đà Nẵng.

7. Trần Thị Thu Trà (2009), Giáo trình môn Công nghệ chế biến lương thực, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

8. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên (1992), Sổ tay quá trình và thiết

bị trong công nghệ hoá chất tập 1 & 2, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Trương Thị Minh Hạnh (2005), Giáo Trình Thiết Bị Thực Phẩm, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. 10. http://www.ultra-india.com/biscuit-machinery.html 11. http://hoavietjsc.vn/xem-san-pham/may-tron-bot/may-tron-bot-southstar.html 13. http://www.lihtay.com.tw/instant-noodle-machine.htm 14. http://www.alibaba.com/productgs/499778776/DT_L2_.html 15.http://www.alibaba.com/productgs/466468296/Fried_Wavy_Instant_Noodle_Pro duction_Line.html 16. http://www.ptmaycongnghiep.com/default.asp?prod=55&sp=51&view=102 17. http://www.liduta.com/?aid=5&cat=41&id=1&lang=1 18. http://www.anhaco.com/10%20sang%20rung.html 19. http://kiencuong.com/186/may-tron-bot-wsh-150 20. http://www.liduta.com/?aid=5&cat=38&id=37&lang=1 21. http://www.muaban.com.vn/index/frame/detail/id/669795/Noi-nau-gia-vi,-noi- sao-dau-gia-vi-bang-hoi,-dien.html

22. http://kiencuong.com/560/may-dong-goi-gia-vi 23. http://www.alibaba.com/Oil-Pressers_pid12805 24. http://canvietnhat.com/cat/can-ban-dien-tu.html 25. http://www.candientu.biz/can-treo-dien-tu-mai-thi-bang-dinh-luong 26. http://www.vnth.vn/vn/p31939r1o31319d31817u81960c1/cbtsthanhbinh/may- dan-bang-keo-model-mh-fj-1a.htm 27. http://www.engineeringtoolbox.com/specific-heat-capacity-food-d_295.html 28. http://www.engineeringtoolbox.com/specific-heat-capacity-food-d_295.html 29. http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-24720.html 30. http://www.vinaboiler.com/boiler/chi-tiet/?995/noi-hoi-dot-dau-hop-khoi-uot- ong-lo-lech-tam-boiler-oil-wet-eccent/ 31.http://cuiep.divivu.com/? eda_act=508c75c8507a2ae5223dfd2faeb98122&eda_code=4d033dcfe400310d3ac5 b11f695cf0bf&eda_pid=746&eda_cid=746&eda_id=8093 32. http://www.danang.gov.vn/TabID/67/CID/627/ItemID/2206/default.aspx

MỤC LỤC

Lời mở đầu...3

Chương 1. LẬP LUẬN KINH TẾ - KỸ THUẬT...4

1.1. Tính khả thi...4

1.2. Đặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng nhà máy...4

1.3. Nguồn nguyên liệu...4

1.4. Đường giao thông...4

1.5. Năng lượng, nhiên liệu...5

1.6. Cấp thoát nước...5

1.7. Nguồn nhân lực...5

1.8. Thị trường tiêu thụ...5

1.9. Hợp tác hóa và liên hiệp hóa...6

Chương 2. TỔNG QUAN...7

2.1. Tổng quan về sản phẩm...7

2.2. Tổng quan về nguyên liệu...8

2.3. Các quá trình lý hóa quan trọng...14

Chương 3. CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ...17

3.1. Quy trình công nghệ...17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ...18

Chương 4. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT...27

4.1. Kế hoạch sản xuất...27

4.2. Các số liệu cơ bản...27

4.3. Tính cân bằng vật chất cho từng công đoạn của mì ăn liền chiên...28

4.4. Tính cân bằng vật chất cho từng công đoạn của mì ăn liền không chiên...36

4.5. Tính cân bằng vật chất cho các gói gia vị, nước lèo...39

Chương 5. TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ...50

5.1. Thiết bị chính...50

5.2. Thiết bị phụ...62

Chương 6. TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG...77

6.1. Tính nhân lực...77

6.2. Tính các công trình chính...79

6.3. Nhà hành chính và các nhà phục vụ sinh hoạt...86

6.4. Các công trình phụ trợ...89

6.5. Diện tích khu đất xây dựng...90

Chương 7: TÍNH HƠI – NƯỚC – NHIÊN LIỆU...92

7.1. Tính hơi...92

7.2. Tính nước...98

7.3. Tính nhiên liệu ...100

Chương 8. KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG...103

8.1. Mục đính...103

8.2. Kiểm tra nguyên liệu...103

8.3. Kiểm tra các công đoạn sản xuất...104

8.4. Kiểm tra thành phẩm...105

8.5. Phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu và thành phẩm...106

Chương 9. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀVỆ SINH XÍ NGHIỆP...111

9.1. An toàn lao động...111

9.2.Vệ sinh công nghiệp...113

KẾT LUẬN...115 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mì ăn liền (Trang 106)