4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨ U
3.2.2. Ảnh hưởng độ già của hom đến cây chè giâm hom
3.2.2.1. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ ra mô sẹo của hom giống
Sau khi cắm hom khoảng 10 ngày là hom chè đã có khả năng ra mô sẹo. Từ vết cắt của thân hom, các tế bào phình to ra tạo thành vòng tròn mô gọi là mô sẹo. Sự tạo thành mô sẹo của hom phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, thời tiết khí hậu, chủ yếu là nhiệt độ, điều kiện đất đai và chế độ chăm sóc, màu sắc thân hom, độ già hom cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hình thành mô sẹo của các giống khác nhau, thu được kết quả bảng 3.15, hình 10.
Số liệu bảng 3.15 cho thấy: Độ già của hom khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ ra mô sẹo của cây chè giống được cụ thể như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của độ già hom đến tỷ lệ ra mô sẹo của các giống (Đơn vị tính%)
Chỉ tiêu Giống
công thức
Thời gian sau cắm hom
20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày
PH12 CT1 11,28a 20,58a 56,89a 75,04a 86,18a CT2 13,52ab 21,85a 59,42a 77,21a 87,48a CT3 10,56b 14,97b 55,76a 73,88a 84,08a CT4 9,06b 12,43b 17,46a 55,86b 81,51a CT5 11,16ab 15,85b 57,86b 75,56a 86,03a CV(%) 11,95 13,18 12,73 8,05 5,04 LSD0,05 2,5 4,25 11,86 10,84 14,81 PH14 CT1 12,12b 22,41ab 61,77a 90,06a 94,62a CT2 14,38a 23,55a 63,29a 91,43a 94,74a CT3 11,22bc 20,18bc 57,11a 87,09a 93,04a CT4 10,40c 19,11c 34,99b 63,86b 85,27b CT5 11,31bc 19,36c 60,49a 91,07a 93,69a CV(%) 5,85 6,45 5,96 4,06 3, 34 LSD0,05 1,3 2,54 6,23 6,48 5,8
Các công thức độ già hom của giống PH12 sau khi cắm hom 20 ngày bắt đầu hình thành mô sẹo, có tỷ lệ ra mô sẹo của CT2 (hom 1/3 nâu) cao hơn cả đạt (13,52%), thứ đến là CT1 và CT5 đạt ( 11,28 – 11,16%), công thức thấp nhất là CT4 và CT3 (9,06 – 10,56%).
Sau khi cắm hom 30 ngày các công thức có khả năng hình thành mô sẹo đạt từ (20,58 – 21,85%) trong đó CT2 có tỷ lệ ra mô sẹo cao nhất đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
21,85%, các công thức ra mô sẹo thấp nhất là CT3, CT4, CT5 đạt (12,43 – 15,85%).
Sau khi cắm hom 40 – 50 ngày sự hình thành mô sẹo của các công thức tương đối đồng đều nhau không có sự sai khác ở các công thức là CT1, CT2, CT3, CT5 có tỷ lệ ra mô sẹo đạt từ (55,76 – 59,42) và sau 50 tỷ lệ ra mô sẹo ngày đạt (55,86 – 77,21) tương đương với CT0 (đ/c), công thức có tỷ lệ ra mô sẹo thấp nhất là CT4 (17,46%).
Hình 3.10. Động thái ra mô sẹo độ già của hom
Sau 60 ngày cắm hom các công thức có tỷ lệ ra mô sẹo đồng đều không có sự sai khác về mặt thống kê đạt từ (81,55 – 87,48).
Ở giống PH14 sau khi cắm hom 20 ngày tỷ lệ ra mô sẹo được chia thành 4 mức cao nhất là CT1 tỷ lệ ra mô sẹo đạt (14,38%), thứ đến là CT2 (12,12%), thấp hơn là CT3, CT4, CT5 tỷ lệ ra mô sẹo khác nhau không rõ ràng về mặt thống kê (10,40 – 11,31%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Sau 30 ngày cắm hom tỷ lệ ra mô sẹo cao nhất ở CT1 (23,55%), tiếp đến là CT2 (22,41%) sai khác không rõ về mặt thống kê, thấp nhất là CT3, CT4, CT5 khác nhau rõ nhất (19,11- 20,18%).
Sau 40 – 50 ngày tỷ lệ ra mô sẹo tương đương nhau giữa các CT1, CT2, CT3 và CT5 (90,06 – 91,43%), thấp nhất là CT4 (63,86%).
Sau khi cắm hom 60 ngày tỷ lệ ra mô sẹo tương đương nhau và thấp nhất là CT4 (85,27%).
Như vậy tỷ lệ ra mô sẹo của 2 giống PH12 và PH14 sau cắm hom 60 ngày đều tương đương và bằng CT5 (đ/c) chỉ có giống PH14 ở CT4 có tỷ lệ ra mô sẹo thấp nhất.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của độ già của hom đến tỷ lệ ra rễ của hom giống
Hom chè sau khi giâm một thời gian, tại các vết cắt có sự phân chia tế bào hình thành khối tế bào mô sẹo, từ khối mô sẹo này trong điều kiện ẩm độ thích hợp sẽ phân hóa, hình thành rễ và phát triển thành rễ. Quá trình này tùy thuộc vào giống và từng lọai hom giâm khác nhau. Theo dõi tỷ lệ ra rễ của các giống sau khi giâm hom được trình bày ở bảng 3.16 và hình 3.11.
Bảng số liệu 3.16 cho thấy: Sau cắm hom 30 ngày của giống PH12 thì tỷ lệ ra rễ của các công thức đạt từ 21,41% đến 25,10%, trong đó CT2 (Hom 1/3 nâu) đạt (25,10%) cao hơn CT5(đ/c), tỷ lệ ra rễ thấp nhất là CT4 (18,42%) tương đương CT5 (đ/c), tỷ lệ ra rễ giống PH14 tỷ lệ ra rễ ở CT2 (Hom 1/3 nâu) đạt (26,54%) tương đương CT5 (đ/c) và thấp nhất là CT4 (17,77%). Như vậy tỷ lệ ra rễ của giống PH14 cao hơn so với giống PH12.
Sau khi cắm hom 60 ngày tỷ lệ ra rễ của giống PH12 biến động từ 54,63% đến 67,73%, trong đó giống PH12 ở CT2 (hom 1/3 nâu) tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 67,73% cao hơn CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền, thứ đến là giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
PH14 tỷ lệ ra rễở CT2 (Hom 1/3 nâu) đạt 66,73% tương đương giống PH12 và cao hơn CT5 (đ/c) Shan Chất tiền, nhưng đến ngày thứ 90 sau cắm hom thì tỷ lệ ra của giống PH12 biến động từ 58,56% đến 83,85%, trong đó ở CT2 (Hom 1/3 nâu) có tỷ lệ ra rễđạt tương đương CT5 (đ/c) và thấp nhất là CT4 chỉ đạt (54,63%), giống PH14 sau 90 ngày theo dõi tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất (86,20%) tương đương CT5 (đ/c), thấp nhất là CT4 (60,44%). Trong đó ở CT2 (hom 1/3 nâu) giống PH14 thì tỷ lệ ra rễđạt cao nhất 86,20%, thứđến là giống PH12 đạt (83,85%) tương đương CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền, ở 2 giống thì CT4 (nâu hoàn toàn) tỷ lệ ra rễ là thấp nhất.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ ra rễ của các giống
(Đơn vị tính (%)
Chỉ tiêu Giống
Công thức
Thời gian sau cắm hom
30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày
PH12 CT1 23,78ab 58,07b 84,70a 95,38ab CT2 25,10a 67,73a 83,85a 96,55a CT3 21,41bc 58,94b 79,80a 90,49c CT4 18,42c 54,63b 58,56b 75,85d CT5 21,44bc 60,47b 82,84a 90,51bc CV (%) 8,42 6,19b 3,48 3,08 LSD0,05 3,49 7,0 5,1 5,19 PH14 CT1 25,30a 65,41a 84,73a 96,81a CT2 26,54a 66,73a 86,20a 99,52a CT3 23,94a 64,84a 82,03a 94,44a CT4 17,77b 55,94b 60,44b 79,80 b CT5 25,35a 65,23a 84,14a 96,31 a CV (%) 9,41 3,7 5,66 4,6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
LSD0,05 4,21 4,42 8,47 8,08
Hình 3.11. Động thái ra rễđộ già hom PH12- PH14
Sau 120 ngày cắm hom tỷ lệ ra rễ của giống PH12 biến động từ 75,85% đên 96,55%, Trong đó ở các công thức thì CT2 (hom 1/3 nâu) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (96,55) cao hơn CT5 (đ/c) (90,51%) và thấp nhất vẫn là CT4 đạt (75,85%). Giống PH14 sau khi cắm hom 120 ngày thì tỷ lệ ra rễ CT2 (hom 1/3 nâu) đạt (99,52%) tương đương CT5 (đ/c) (96,31%), thấp nhất là CT4 (79,80%) cao hơn giống PH12 và CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền, giải thích về vấn đề này tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bình (1998) [1] khi nghiên cứu về biến động độ lớn của hom chè đã kết luận: Hom chè có biến động của lớp lipe nhỏ hơn của các giống chè khác, nhưng biến động của lớp gỗ thì ngược lại phát triển mạnh hơn do đó mô sẹo hình thành chậm hơn nên ra rễ kém hơn.
3.2.2.3. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ nảy mầm của hom giống
Tỷ lệ bật mầm của hom giâm là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến kết quả hom giâm, kết quả bật mầm của hom giâm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
quan trọng như điều kiện ngoại cảnh khi giâm, đặc điểm sinh vật học của giống, chất lượng và màu sắc của hom. Kết quả được trình bày ở bảng 3.17. Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ bật mầm của giống PH12 sau 60 ngày cắm hom biến động từ 8,78% đến 11,38% trong đó CT1 (11,38) cao hơn CT5 (đ/c), giống PH14 có tỷ lệ bật mầm biến động 9,34 – 14,88% trong đó CT2 đạt 14,88% sai khác không rõ ràng với CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền.
Sau khi cắm 40 ngày thì tỷ lệ bật mầm của giống PH12 biến động (34,92 – 54,95%) trong đó CT3 (54,95%), thứ đến là CT2 (hom 1/3 nâu) (54,86) sai khác không rõ ràng với CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền và cao hơn so với CT4. Giống PH14 tỷ lệ bật mầm của các công thức biến động 52,44 – 68,19%, trong đó CT2 tỷ lệ bật mầm cao nhất đạt 68,19% không sai khác so với CT5 (đ/c), thấp nhất là CT4 đạt (52,44%) sai khác rõ ràng so với CT2.
Sau khi cắm hom 50 ngày tỷ lệ bật mầm của giống PH12 biến động 66,75% - 78,47%, trong đó CT2 (hom 1/3 nâu) tỷ lệ mầm đạt cao nhất (78,47%), thứ đến là CT3 77,65% không sai khác so với CT5 (đ/c), và thấp nhất là CT4 (66,75%). Giống PH14 tỷ lệ bật mầm biến động 67,61- 85,19% trong đó CT2 (hom 1/3 nâu) tỷ lệ bật mầm cao nhất đạt 85,19% sai khác không rõ ràng so với CT5 (đ/c), thấp nhất là CT3 67,61%.
Sau khi cắm hom 60 ngày thì tỷ lệ bật mầm các công thức của giống PH12 biến động 75,60 – 89,36%, trong đó CT2 (hom 1/3 nâu) tỷ lệ bật mầm cao nhất đạt 89,36% sai khác không rõ ràng so với CT5 (đ/c) 83,12% và thấp nhất là CT4 75,60%. Giống PH14 sau cắm hom 60 ngày thì tỷ lệ bật mầm của các công thức biến động 75,16 – 96,58%, trong đó CT2 (hom 1/3 nâu) (96,58%) sai khác không rõ ràng so vớ CT5 (đ/c) 88,52%, thấp nhất là CT4 đạt 75,16%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Vì vậy chúng tôi theo dõi tỷ lệ bật mầm ở CT2 (hom 1/3 nâu) sau cắm hom 60 ngày của 2 giống thì giống PH14 cao nhất đạt 96,58% cao hơn so với CT5 (đ/c) 75,16%, thứ đến là giống PH12 đạt 89,36% cao hơn CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền 75,60%.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng độ già hom đến tỷ lệ bật mầm của các giống sau khi cắm hom
(Đơn vị tính %)
Chỉ tiêu Giống
Công thức
Thời gian sau cắm hom
30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày
PH12 CT1 11,38a 41,48bc 76,20 a 83,44 a CT2 11,16ab 54,86a 78,47 a 89,36 a CT3 10,76ab 54,95a 77,65 a 81,55 ab CT4 8,78c 34,92c 66,75b 75,60b CT5 9,43bc 51,68ab 75,25 a 83,12 ab CV (%) 9,57 13,02 4,13 5,04 LSD0,05 1,85 11,65 5,81 7,84 PH14 CT1 13,61ab 67,16a 80,00ab 88,57ab CT2 14,88a 68,19a 85,19a 96,58a CT3 11,23bc 65,74a 67,61c 86,17b CT4 9,34c 52,44b 68,43bc 75,16c CT5 13,63ab 67,40a 80,03ab 88,52ab CV (%) 14,88 7,7 8,52 5,24 LSD0,05 3,51 9,31 12,2 8,58
3.2.2.4. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ sống hom giống
Tỷ lệ sống của hom giâm có liên quan chặt chẽ với sự hình thành mô sẹo, sự hình thành và phát triển của rễ, sự phát triển mầm của hom giâm. Kết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
quả theo dõi tỷ lệ sống của hom giâm giữa các công thức và các giống được trình bày tại bảng 3.18.
Từ số liệu ở bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ sống của giống PH12 giữa các công thức sau khi cắm 60 ngày biến động từ 86,82% đến 96,14%, trong đó tỷ lệ sống của CT2 (95,98%) sai khác không rõ ràng so với CT5 (đ/c), thấp nhất là CT4 (87.00%). Giống PH14 tỷ lệ sống của các công thức biến động từ 88,37 – 97,74% sai khác không rõ ràng so với CT5 (đ/c), và thấp nhất là CT4 (88,37%), giữa các công thức của giống PH14 đều lớn hơn giống PH12 và tương đương CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền ở CT2 (hom 1/3 hóa nâu) đạt 97,74%, tiếp đến là giống PH12 đạt trên 95,98% tương đương CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng độ già của hom đến tỷ lệ sống hom giống
(Đơn vị tính %)
Giống CT 60 ngày 90 ngày 120 ngày 150 ngày 180 ngày
PH12 CT1 94,43a 90,91 a 89,19 ab 87,93 ab 87,11 a CT2 95,98 a 93,82 a 92,43 a 91,60 a 90,80 a CT3 86,82b 81,92 ab 79,43bc 78,25 bc 75,57 b CT4 87,00 b 77,33 b 77,02c 76,66 c 70,65 b CT5 96,14 a 93,29 a 92,22a 90,55 a 89,18 a CV (%) 2,92 7,33 6,11 6,91 6,78 LSD0,05 5,06 12,07 9,89 11,05 10,55 PH14 CT1 95,08 a 94,11 a 93,67 a 91,01 a 88,20 a CT2 97,74a 96,66 a 96,64 a 95,73 a 93,20 a CT3 95,46 a 94,78 a 94,04 a 92,84 a 91,03 a CT4 88,37b 81,78b 78,67 b 76,51 b 74,11 b CT5 97,15 a 97,01 a 96,45 a 95,69 a 93,55 a
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Sau 90 ngày theo dõi thì tỷ lệ sống của giống PH12 biến động từ 77,33% đến 93,82%, trong đó giống PH14 tỷ lệ sống đạt 81,78 – 97,01% trong đó ở CT5(đ/c) sai khác không có ý nghĩa với CT1, CT2 và CT3 cao hơn CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền, Từ số liệu ta rút ra được tỷ lệ sống giữa các công thức thì CT2 (hom 1/3 nâu) của giống PH14 đạt cao nhất 96,66%, tiếp đến là PH12 tỷ lệ sống đạt trên 93% tương đương so với CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền. Sau cắm hom 120 ngày, 150 ngày thì tỷ lệ sống của các giống đều giảm dần với số lượng ban đầu theo quy luật tự nhiên.
Sau cắm 180 ngày thì tỷ lệ sống của giống PH12 biến động từ 70,65% đến 90,80%, trong đó CT2 (90,80%) sai khác không có ý nghĩa so với CT5 (đ/c) và thấp nhất là CT4 (70,65%). Giống PH14 tỷ lệ sống đạt 74,11 – 93,55% tương đương với các công thức thí nghiệm,thấp nhất là CT4 (74,11%) thấp hơn so với CT5 (đ/c) và các công thức còn lại. Từ số liệu ta tính được tỷ lệ sống giữa các công thức của các giống được thể hiện ở CT2 (hom 1/3 hóa nâu) giống PH14 đạt 93,20%, tiếp đến là giống PH12 tỷ lệ sống đạt trên 90% tương đương CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền. Từ những kết quả theo dõi của các giống thì ta thấy được CT2 (hom 1/3 hóa nâu) cho tỷ lệ sống cao hơn so với các công thức khác trong giai đoạn vườn ươm.
3.2.2.5. Ảnh hưởng độ già của hom đến các chỉ tiêu sinh trưởng hom giống
Sinh trưởng cây chè là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất cây giống. Cây chè sinh trưởng phát triển tốt sẽ cho tỷ lệ xuất vườn cao. Các công thức thí nghiệm độ già của hom khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chè con 8 tháng tuổi. Các kết quả nghiên
CV (%) 2,19 3,73 3,62 3,44 4,62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
cứu nhận được thể hiện ở bảng 3.19 và hình 3.12 cho ta thấy: Ảnh hưởng của độ già hom đến sinh trưởng cây trong giai đoạn vườn ươm thì chiều cao cây giữa các công thức của giống PH12 biến động 21,46 cm đến 26,85 cm, trong đó chiều cao cây của giống PH14 biến động 23,37 - 29,96 cm, cả 2 giống PH12, PH14 có chiều cao cây tương đương CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền. Vì vậy chiều cao cây giữa các công thức thì CT2 (hom 1/3 nâu) của giống PH12 và PH14 đạt 26,85 cm đến 29,65 cm, trong đó giống PH14 đạt 29,65 cm không sai khác so với CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền.
Đường kính thân cây giữa các công thức của giống PH12 biến động 0,21 cm đến 0,28 cm, trong đó đường kính thân của CT2 (hom 1/3 nâu) (0,28 cm), thứ đến là CT1 (0,27 cm) có đường kính thân cây cao hơn CT5 (đ/c) (0,26 cm) ở sai khác không rõ ràng, thấp nhất là CT4 đường kính (0,21cm). Giống PH14 các công thức biến động 0,24 – 0,31 cm, trong đó đường kính của CT2 (hom 1/3 nâu) đạt (0,31cm), thứđến là CT1 và CT3 (0,29 – 0,28 cm) cao hơn CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền (0,24 cm) ở mức sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, thấp nhất là CT4 (0,24 cm). Vì thế đường kính thân giữa các công thức của các giống biến động từ 0,21 cm đến 0,31 cm, trong đó đường kính thân ở CT2 (hom 1/3 nâu) cao nhất là giống PH14 đạt 0,31 cm cao hơn so với CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền, thứđến là giống PH12 đường kính thân đạt 0,28 cm tương đương với CT5 (đ/c) giống Shan Chất Tiền. Vì vậy đường kính thân của các công thức thì CT2 (hom 1/3 nâu) là cho đường kính lớn nhất.
Số lá trên cây giữa các công thức của giống PH12 đạt 9,87 lá đến 12,53 lá, trong đó CT2 (hom 1/3 nâu) có số lá trên cây nhiều nhất đạt 12,53 lá/cây, cao hơn CT5 (đ/c), thứ đến là CT1 số lá trên cây đạt (11,77 lá), tiếp theo là CT3 (10,96 lá/ cây), thấp nhất là CT4 (9,87 lá/cây), CT3 và CT4 có số lá trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
cây thấp hơn so với CT5 (đ/c). Giống PH14 số lá trên cây của các công thức biến động (10,54 đến 14,21 lá/ cây) trong đó CT2 (hom 1/3 nâu) (14,21 lá), thứ đến là CT1 (13,14 lá) sai khác không rõ ràng so với CT5 (đ/c) (13,06 lá). Từ số liệu trên thì ta có được số lá trên cây của công thức giữa các giống PH12 và PH14 ở CT2 (hom 1/3 nâu) 12,53 lá đến 14,21 lá trong đó của giống PH14 có số lá trên cây cao nhất đạt 14,21lá cao hơn so với giống PH12, tiếp đến là giống PH12 ở CT2 (hom 1/3 nâu) đạt 12,53 lá cả 2 giống có số lá trên cây tương đương CT5 (đ/c) Shan Chất Tiền.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của độ già của hom đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cây chè giâm (cây 8 tháng tuổi)
Giống CT Chiều cao cây