0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÀNH HOM VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHO 2 GIỐNG CHÈ PH12, PH14 TẠI PHÚ HỘ PHÚ THỌ (Trang 38 -38 )

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨ U

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 5.0 và phần mềm Startistix 8.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hom giống chè Shan mới chọn lọc

Các giống chè PH12, PH14 và Shan Chất Tiền là những giống chè mới, có năng suất cao, đặc biệt là chất lượng khá. Tuy nhiên do mỗi giống có những đặc điểm hom khác nhau vì vậy nghiên cứu đặc điểm sinh hom giống nhằm thấy rõ hơn cơ sở khoa học giải thích cho kỹ thuật giâm hom các giống.

3.1.1.Hình thái lá ca các ging

Khi nghiên cứu cây chè cho dù ở lĩnh vực nào không thể không quan tâm đến lá, vì lá chè là cơ quan quan trọng của cây trong quá trình quang hợp, là đối tượng quan trọng trong quá trình chọn giống và nhân giống, giống chè khác nhau có ý nghĩa về hình thái lá khác nhau.

Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái lá các giống chè nghiên cứu ở Phú Hộ cho kết quảđược trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một sốđặc trưng hình thái lá của các giống Chỉ tiêu Giống Hình dạng chóp lá Bề mặt phiến lá Thế lá Răng cưa mép lá Màu sắc lá

PH12 Nhọn Rất gồ ghề Xiên To, không đều Xanh sáng PH14 Nhọn Gồ ghề Hơi xiên Sâu đều, sắc Xanh sáng Shan CT

(đ/c)

Nhọn Gồ ghề Ngang Nông, thưa Xanh vàng Bảng 3.1 cho thấy: Giống PH12 có thế lá xiên, hơi xiên là PH14 và thế lá ngang là giống Shan Chất Tiền. Hình dạng chóp lá của 3 giống đều nhọn, nhưng khác nhau về màu sắc: Giống PH12 và PH14 có màu sắc xanh sáng, giống Shan Chất Tiền có màu xanh vàng. Theo Kerkadze (1980) [51] khi nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến màu sắc của lá chè khác nhau đã cho rằng:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

lá chè có màu sắc khác nhau là do sự khác biệt khá rõ của một số chất bên trong lá như: Catesin, tanin, diệp lục lá và các chất chiết, trong đó hàm lượng diệp lục trọng lá đóng vai trò quan trọng đối với hiệu xuất quang hợp, tạo cơ sở năng suất cao. Màu sắc lá còn có ảnh hướng lớn tới chất lượng chè, theo J. Werkhoven (1988) [35], sản phẩm chế biến từ những giống có màu xanh, xanh vàng đến xanh nhạt sẽ có chất lượng cao hơn so với những giống có màu lá xanh thẫm. Tác giả Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994) [30] cho rằng khi chọn giống mới theo hướng kinh tế có lợi (năng suất và chất lượng) cần quan tâm đặc biệt đến dạng lá màu xanh, xanh vàng đến xanh nhạt.

Quan sát bề mặt lá của các giống chè cho thấy mặt lá có dạng gồ ghề và rất gồ ghề đây là đặc điểm giúp cho lá chè tăng bề mặt diện tích phiến lá to tăng khả năng quang hợp, trên cơ sở tăng năng suất. Theo tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994) [30] những giống chè có những đặc điểm trên đây là biểu hiện của giống chè có tiềm năng cho năng suất cao. Mức độ răng cưa dày hay thưa, nông hay sâu thể hiện đặc trưng mang tính di truyền của các giống chè Shan.

Qua quan sát và nghiên cứu đặc điểm hình thái thế lá của các giống chè Shan chúng tôi thấy rằng 3 giống có thế lá hơi xiên là giống PH14, xiên là giống PH12 và ngang là giống Shan Chất Tiền.

Tiếp tục theo dõi một số đặc trưng và kích thước lá của các giống cho kết quảđược trình bày ở bảng 3.2 cho thấy:

Chiều dài lá của các giống đạt 13,64 đến 14,81cm, chiều dài lá lớn nhất ở giống PH12 đạt 14,81 cm, đứng thứ 2 là giống PH14 đạt 14,53 cm, cả 2 giống này đều có chiều dài lá cao hơn giống đối chứng Shan Chất Tiền; Chiều rộng lá của các giống biến động ở các mẫu quan sát, chiều rộng lá trung bình đạt từ 5,45 cm đến 5,54 cm, trong đó giống PH12 có chiều rộng lá đạt 5,48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

cm, thứđến là giống PH14 chiều rộng lá đạt 5,45 cm, cả 2 giống này có chiều rộng lá đều thấp hơn giống đ/c Shan Chất Tiền; Diện tích lá của các giống biến động từ 52,77 cm đến 56,83 cm, trong đó giống PH12 có diện tích lá đạt 56,83 cm, thứ đến là giống PH14 đạt 55,54 cm, diện tích lá của 2 giống đều lớn hơn giống đ/c Shan Chất Tiền. Như vậy, cả 2 giống PH12, PH14 điều có diện tích lá lớn hơn giống Shan Chất Tiền. Liên hệ với kết quả nghiên cứu giâm hom giống Shan Chất Tiền đã có kết luận khuyến cáo cắt bớt lá, điều này là cơ sở khoa học chắc chắn để xác định việc nghiên cứu cắt bớt lá đối với 2 giống PH12 và PH14 khi giâm hom là cần thiết.

Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái lá các giống chè nghiên cứu trong sản xuất Chỉ tiêu Giống Dài lá (cm) R lá (cm) Dt lá (cm 2) PH12 14,81 5,48 56,83 PH14 14,53 5,45 55,54 Shan CT 13,64 5,54 52,77 3.1.2.Kích thước hom ca các ging

Kết quả theo dõi kích thước hom của các giống chè được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy: các giống khác nhau có kích thước hom khác nhau, chiều dài đốt cành lớn nhất là giống PH14 đạt 5,52 cm, giống PH12 4,58 cm.

Bảng số liệu cho ta thấy giống PH14 có chiều dài đốt cành lớn nhất đạt 5,52 cm cao hơn giống đ/c Shan Chất Tiền, thứ đến là giống PH12 có chiều dài đốt cành đạt 4,58 cm tương đương giống đ/c Shan Chất Tiền, các kết quả trước đây đã chỉ ra rằng độ dài lóng có tương quan thuận với sản lượng búp chè.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Hình 3.1. Chiều dài hom giống

Bảng 3.3. Một sốđặc điểm cành hom của các giống chè Chỉ tiêu Giống Chiều dài đốt cành (cm) ĐK hom (cm) PH12 4,58 0,44 PH14 5,52 0,47 Shan CT (đ/c) 4,8 0,43

Trong thí nghiệm này giống PH14 có độ dài lóng lớn nhất vì vậy đây là khả năng cho năng suất búp cao nhất. Giống PH12 là giống có độ dài lóng nhỏ hơn, khả năng cho năng suất sẽ thấp hơn. Độ dài lóng chè lớn sẽ tạo ra khả năng mở rộng tán mạnh dẫn đến số búp trên cây nhiều nên khả năng cho năng suất cao hơn.

3.1.3.Ch s sc t xanh ca lá trên ging chè

Kết quả đo sắc tố xanh của lá trên các giống chè bằng máy SPAS của Nhật Bản cho số liệu được trình bày ở bảng 3.4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Số liệu bảng 3.4 cho thấy: sắc tố xanh (diệp lục) của lá các giống cũng biến đổi theo mẫu quan sát biến động từ 56,99 (chỉ số Spas) đến 74,72 (chỉ số

Spas), trong đó chỉ số sắc tố xanh của giống PH14 đạt 74,72 (chỉ số Spas),

tiếp đến là giống PH12 chỉ số sắc tố xanh đạt 63,21 (chỉ số Spas), cả 2 đều cao hơn giống Shan Chất Tiền (đ/c).

Lubimenko V. N (1921) theo [22 ] cho rằng, chlorophyll nằm trong lục lạp thể không ở dạng tự do, mà ở dạng liên kết với Protein. Tác giả Vinstetter (1946) theo [22] cho biết trong lá xanh có 2 loại Chlorophyll “a” và “b”. Chlorophyll là một este phức tạp có 2 gốc axid của Chlorophyll và 2 gốc rượu metyl và phitol cao phân tử không no (C20H39 OH).

Hình 3.2. Màu xanh của lá chè

Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số màu xanh diệp lục lá của các giống ở các mẫu quan sát

Giống

Chỉ tiêu PH12 PH14 Shan CT(đ/c) Chỉ số màu xanh diệp lục (chỉ số Spas) 63,21 74,72 56,99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

LSD0,05 1,68 2,20 2,70

Chlorophyllin có ý nghĩa rất lớn trong quá trình sinh lý thực vật là quang hợp, trong đó nhiều hợp chất hữu cơ được tạo thành CO2 và H2O. Chỉ số sắc tố xanh (diệp lục) cao thì cường độ quang hơp càng lớn và năng suất chất hữu cơ được tạo ra cao, do đó khá năng ra tái tạo các cơ quan như rễ, thân lá phát triển nhanh hơn. Cũng là cơ sở khoa học cho giâm cành đạt chất lượng tốt.

3.1.4.Kh năng cung cp hom ging

Nhân giống bằng giâm hom có ưu điểm không chỉ giữ được đặc tính di truyền của giống gốc mà còn có hệ số nhân giống cao. Hệ số nhân giống bằng giâm hom chè phụ thuộc rất lớn vào năng suất hom chè của các giống. Kết quả theo dõi năng suất hom các giống cho số liệu được trình bày ở bảng 3.5 cho thấy: Các giống có số cành/cây 23,09 - 23,54 cành, số hom/cành 5,3 – 5,7 hom, số hom/cây 122,68 – 134,74 hom và năng suất hom/ha 2,27 – 2,49 triệu hom. Tất cả các chỉ tiêu này, qua phân tích thống kê là không sai khác, hay nói cách khác 2 giống chè shan PH12 và PH14 đều có khả năng cung cấp hom giống cao tương đương với giống chè shan Chất Tiền. Với sấp sỉ gần 2,5 triệu hom giâm cành, thì khả năng cung cấp đạt khoảng 1,7 triệu cây giống (dự kiến tỷ lệ xuất vườn 70%) thì sẽ cung cấp đủ trồng cho 100 ha chè trồng mới (dự kiến trồng mật độ 17.000 cây/ha). Như vậy khả năng cung cấp giống của 2 giống chè này khá cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Hinh 3.3. Cành hom giống Bảng 3.5. Năng suất hom của các giống Chỉ tiêu Giống Số cành/cây (hom) Số hom/cành (hom) Số hom/cây (hom) Năng suất hom/ha (triệu/ha) PH12 23,09 5,3 122,68 2,27 PH14 23,17 5,66 131,01 2,42 ShanCT (đ/c) 23,54 5,72 134,74 2,49 CV (%) 4,9 5,4 7,8 9,2 LSD0,05 2,66 0,68 23,3 0,49 3.1.5.Cht lượng hom ging

- Thành phần sinh hóa của hom chè

Trong kỹ thuật giâm cành chè người ta thường xác định trạng thái sinh trưởng của hom chè thông qua chỉ tiêu đường tổng số và đạm tổng số, thông qua các chỉ tiêu đó có thế xác định chất lượng của hom chè, vì thế nó ảnh hưởng tới kết quả giâm hom của các giống. Kết quả phân tích thành phần hóa học của hom chè của các giống được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Hàm lượng đường tổng số của các giống biến động 2,57% đến 3,8% trong đó hàm lượng đường tổng số của giống PH14 cao nhất đạt 3,8; thứđến là giống PH12 đạt 2,72%. Cả 2 giống này đều có hàm lượng đường cao hơn giống đ/c Shan Chất Tiền;

Hàm lượng đạm của các giống biến động 1,7% đến 2,07%, trong đó giống PHàm12 có hàm lượng đạm tổng số cao nhất đạt 2,07%, thứ đến là giống PH14 hàm lượng đạm đạt 1,95%, cả 2 giống PH12, PH14 có hàm lượng đạm tổng sốđều cao hơn giống đ/c Shan Chất Tiền.

Tổng số hàm lượng đường/đạm giữa các giống biến động từ 1,34% đến 1,96%. Trong đó, giống PH14 có tỷ lệ đường/đạm cao hơn đối chứng, còn giống PH12 có tỷ lệ này thấp hơn đối chứng. Tỷ lệ này cao thì có lợi cho sự ra rễ và nảy mầm của hom chè khi giâm cành, tăng tỷ lệ xuất vườn. Như vậy, kết quả này sẽ giúp giải thích kết quả giâm hom của các giống.

Bảng 3.6. Thành phần hóa học của lá hom của các giống Chỉ tiêu Giống Chỉ tiêu phân tích Đường T/S ( %) Đạm T/S (%) TS đường/đạm PH12 2,71 2,07 1,34 PH14 3,8 1,95 1,96 Shan CT (đ/c) 2,57 1,7 1,56

- Tỷ lệ hom đạt chất lượng cao (loại A&B)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Bảng 3.7. Tỷ lệ hom A, B của các giống (%) Giống Loại hom Giống PH12 Giống PH14 Shan chất tiền (đ/c) Tỷ lệ hom loại A 51,8 54,37 50,67 Tỷ lệ hom loại B 48,2 45,4 49,27 CV (%) 4,8 5,5 LSD0,05 5,64 6,72

Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy: Tỷ lệ hom A, B của các giống khác nhau cũng khác nhau. Tỷ lệ hom A của các giống biến động từ 50,67% đến 54,37%. Trong đó giống PH14 có tỷ lệ hom A cao nhất đạt 54,37%, thứ đến là giống PH12 có tỷ lệ hom A đạt 51,8%, cả 2 giống trên đều có tỷ lệ hom A cao hơn so với giống đ/c Shan Chất Tiền.

3.1.6.Mt s yếu t khí hu ti Phú H, Phú Th (năm 2013)

Xã Phú Hộ có địa hình trung du miền núi phía Bắc, có độ cao 600 m so với mặt nước biển nên khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt trong năm, có độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ và số giờ nắng phù hợp cho cây chè phát triển trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 3.8.

- Về nhiệt độ: Số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng trong năm biến động từ 14,50 đến 28,50C những tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5,6,7, và tháng 8, nhiệt độ từ 27,80 ÷ 28,50C, các tháng có nhiệt độ thấp nhất tại Phú Hộ là tháng 12,1và tháng 2, nhiệt độ biến động từ 14,50÷19,10C.

- Nhiệt độ tối cao các tháng trong năm biến động từ 23,20C đến 38,60C những tháng có nhiệt độ tối cao cao nhất là tháng 5,6,7 và tháng 8, nhiệt độ từ 34,60 ÷ 38,60C, các tháng có nhiệt độ tối cao thấp nhất tại Phú Hộ là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ biến động từ 23,20C ÷250C.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Nhiệt độ tối thấp các tháng trong năm biến động từ 60 đến 26,60C những tháng có nhiệt độ tối thấp cao nhất trong tháng là tháng 4,7 và tháng 8, nhiệt độ từ 23,20 ÷ 26,60C, các tháng có nhiệt độ tối thấp nhấp nhất là tháng 12,1 và tháng 2, nhiệt độ biến động từ 60 ÷ 12,20C.

- V ẩm độ trung bình: Ẩm độ đo được giữa các tháng trong năm tại Phú Hộ biến động từ 79%÷ 91%, ẩm độ cao nhất tong tháng là tháng 1,2,8 và tháng 9, ẩm độ biến động từ 85% đến 91%, các tháng có ẩm độ thấp nhất là tháng 5, 6 và tháng 12 biến động 79% đến 80%. Bảng 3.8. Điều kiện khí hậu trong năm 2013 tại Phú Hộ, Phú Thọ Tháng độNhi TB t (C) Nhiệt độ tối cao (C) Nhiệt độ tối thấp (C) Độẩm trung bình (%) Độẩm tối thấp (%) Tổng lượng mưa (mm) Tổng giờ nắng (giờ) 1 14,5 23,2 8,8 91,0 68,0 30,3 3,5 2 19,1 28,1 12,2 89,0 57,0 39,1 35,6 3 23,4 31,0 14,0 83,0 50,0 8,8 53,7 4 24,4 33,2 26,6 84,0 48,0 34,0 73,5 5 27,8 38,6 20,5 80,0 53,0 238,4 150,3 6 28,5 37,0 20,4 80,0 56,0 398,0 161,8 7 27,8 34,6 23,2 86,0 48,0 325,1 128,8 8 28,0 36,1 23,2 85,0 44,0 399,1 156,6 9 26,0 34,5 20,7 88,0 47,0 244,8 106,1 10 23,9 32,9 15,7 83,0 58,0 95,8 85,0 11 21,6 30,2 15,2 84,0 59,0 20,9 71,0 12 14,7 25,0 6,0 79,0 70,0 54,9 167,4 TB 23,3 84,0 1889,2 1194,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

- Vềẩm độ tối thấp: Ẩm độ tối thấp giữa các tháng trong năm tại Phú Hộ biến động từ 44% đến 70 %, ẩm độ tối thấp cao nhất trong tháng 1, 11 và tháng 12, ẩm độ biến động từ 59% đến 70%, các tháng có ẩm độ tối thấp thấp nhất là tháng 7 và tháng 8, ẩm độ biến động 44% đến 47%.

- Về tổng lượng mưa trong năm: Tổng lượng mưa đo được giữa các tháng trong năm tại Phú Hộ biến động từ 8,8 mm đến 399,1 mm, tổng lượng mưa trong năm cao nhất trong các tháng 5,7,8 và tháng 9, tổng lượng mưa biến động 238,4 mm đến 399,1 mm, tổng lượng mưa trong năm thấp nhất trong các tháng 1,3 và tháng 11, tổng lượng mưa thấp nhất biến động từ 8,8 mm đến 30,3 mm.

- Về tổng số giờ nắng trong năm: Tổng số giờ nắng trong năm đo được giữa các tháng trong năm tại Phú Hộ biến động từ 3,5 giờ đến 167,4 giờ, tổng số

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÀNH HOM VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHO 2 GIỐNG CHÈ PH12, PH14 TẠI PHÚ HỘ PHÚ THỌ (Trang 38 -38 )

×