4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨ U
1.2.3. Nghiên cứu về giâm cành chè của Việt nam
Trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1955-1960) Việt Nam phát triển trồng hàng vạn ha chè bằng hạt từ các giống của địa phương, năng suất và chất lượng thấp, nhưng không đủ giống để trồng. Được tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới như Trung Quốc đã ứng dụng vào Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1959 Trại thí nghiệm Chè Phú Hộ đã tiến hành nghiên cứu nhân giống chè bằng cành giâm (1979) [26]. Đây là công việc nghiên cứu rất mới mẻ, phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Các cán bộ của Trại đã tiến hành bố trí nhiều thí nghiệm khác nhau về giâm cành chè như nghiên cứu về thời vụ giâm cành, phân bón, tưới, phòng trừ sâu bệnh, loại đất thích hợp để đóng bầu, các loại tuổi hom để giâm cành trong bầu và ngoài đất. Nghiên cứu các vật liệu làm bầu bằng ống tre nứa, lá bẹ chuối, lá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
chít, túi PE, v.v... cuối cùng cho thấy giâm cành chè trong túi PE là có kết quả tốt nhất, cây chè sinh trưởng, phát triển tốt và thuận tiện vận chuyển khi đưa ra trồng. Ngoài ra còn nghiên cứu các chất kích thích sinh trưởng phun cho vườn ươm, chế độ ánh sáng, độ ẩm của đất và không khí trong vườn ươm. Nghiên cứu các loại vật liệu làm giàn che phủ ánh sáng cho vườn ươm, như sử dụng phên nứa, lau lách, tranh, lá nhưng phên nứa vào thời kỳđó được sử dụng phổ biến hơn cả. Ngày nay với khoa học tiến bộđã sử dụng loại lưới che (PP) màu đen che phủ cho vườn ươm rất thuận tiện và có hiệu quả tốt nhất. Lần đầu tiên Trại thí nghiệm chè Phú Hộ nhân giống bằng cành giâm, đã đưa ra trồng sản xuất được hàng vạn ha chè PH-1 ở nhiều vùng trong cả nước (1998) [16]. Từđó đã đúc kết lại những tài liệu khoa học về giâm cành chè và xây dựng thành “quy trình kỹ thuật giâm cành chè” được Bộ nông nghiệp ban hành vào năm 1976 (1988) [14], (1980) [27]. Ngày nay các cán bộ khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã có nhiều công trình nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống chè 1A (1994) [15] và nhân giống chè khác tạo ra các giống chè có năng suất cao chất lượng tốt đã nhân giống bằng cành đưa ra sản xuất như các giống 1A TH3, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè, PH8, PH9, PH-12, PH-14, LDP-1.LDP-2 (2006) [19], (1997) [28], (1994) [12], (2010) [29].
Ở phía Nam Việt Nam tác giả Guinard (1950-1954) đã triển khai một chương trình chọn lọc dòng, lấy vật liệu khởi đầu là thứ chè Shan, nhân giống bằng cành giâm tại Trung tâm nghiên cứu chè Bảo Lộc. Nhân giống của Guinard có 3 đặc điểm:
- Lấy giống chè Shan làm vật liệu khởi đầu.
- Chọn lọc các thểđể tìm ra cây ưu tú làm cây đầu dòng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
Những năm sau này từ năm 1960 Trạm nghiên cứu chè Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu chọn lọc cá thể từ những cây chè Shan Trấn Ninh (Lào ) nhân giống bằng giâm cành ở Bảo Lộc, tạo nên các giống chè TB11, TB14, LĐ97 đáp ứng được phát triển chè ở Lâm Đồng và Tây Nguyên (2013) [17] (1984) [23]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cây chè Shan như Djemukhadze (1976) [3] đã nghiên cứu đặc tính sinh hoá của những cây chè Shan hoang dại ở Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn và kết luận “ miền Bắc Việt Nam là một trong những quê hương cây chè” đồng thời khuyến cáo rằng, giống chè Shan ở Suối Giàng, Hà Giang có năng suất búp rất cao và chất lượng khá tốt, cần chọn lọc và nhân giống để phát triển sản xuất. Đó là một định hướng chiến lược đúng đắn. Vào những năm sau này, các cán bộ của Trại thí nghiệm chè Phú Hộ, đến Viện nghiên cứu chè và ngày nay là Trung tâm nghiên cứu & phát triển chè, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng chè Shan Hà Giang (2008) [8], (1998) [21], (2011) [9], (2012) [10], (2010) [11] và nhân giống chè Shan vùng cao bằng phương pháp giâm cành. Đã chọn được nhiều giống có năng suất búp cao chất lượng tốt như Shan Chất Tiền (2008) [7], YB1(1997) [28] HG4 được Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn, công nhận giống sản xuất thử, cho phép mở rộng diện tích trồng ở những vùng có độ cao khoảng 600 m so với mực nước biển (2009) [20]. Vào năm 2012 tác giả Hoàng Văn Chung (2012) [2] đã tuyển chọn được 18 cây chè Shan đầu dòng ở Bắc Kạn, đưa vào nhân giống bằng giâm cành để trồng ra sản xuất. Đã xây dựng những vườn ươm với quy mô từ 10.000 đến 15.000 bầu/vườn ươm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống trung bình đạt 87,6% và tỷ lệ xuất vườn đạt 71,4 %. Sản xuất được 271.000 cây chè con, trồng được 108 ha chè Shan theo phương thức trồng xen cây rừng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Các kết quả nghiên cứu về nhân giống chè bằng giâm cành cho thấy, thực vật nói chung và cây chè nói riêng đều có khả năng tái sinh tạo thành những cơ thể mới từ các cơ quan sinh dưỡng của cây trồng. Từ một đoạn cành được cắt ra khỏi cây mẹ khi giâm, quá trình phân chia tế bào vẫn tiếp tục diễn ra để hình thành mô sẹo ở mặt cắt của hom phía dưới, sau đó hình thành rễ, chồi nách phát triển tạo thành cây con hoàn chỉnh (1979) [6]. Tuy nhiên khả năng giâm cành có kết quả tốt, thường đối với những cành hom bánh tẻ có chứa chồi nách, đặc biệt phải có môi trường thích hợp. Các công trình nghiên cứu đều cho thấy, quá trình tái sinh chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố sau đây: - Đặc điểm và trạng thái sinh lý của cây mẹ cũng như cành giâm.
- Các biện pháp kỹ thuật giâm cành chè. - Điều kiện môi trường của vườn ươm.
Các nhà khoa học về nhân giống chè cũng đều thống nhất, nhân giống vô tính bằng giâm hom là một tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Bởi lẽ chỉ có nhân giống vô tính mới giữđược đặc tính tốt của cây mẹ ban đầu, vì phương pháp này cho giống ít bị phân ly và hệ số nhân giống cao. Chính vì vậy nên đặc điểm và chất lượng hom giống từ cây mẹ là yếu tố quan trọng nhất đối với kỹ thuật giâm cành chè. Người ta thường xác định trạng thái sinh trưởng của hom chè thường thông qua chỉ tiêu C/N, thông qua chỉ tiêu này có thể xác định khả năng giâm cành tốt hay xấu. Mỗi giống chè có những đặc điểm, thành phần hoá học khác nhau đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ khác nhau của cành giâm. Những hom cành chè có tỷ lệ C/N tương quan, thường ra rễ càng thuận lợi và nhiều hơn so đối với các loại hom khác. Khi nghiên cứu hàm lượng carbon (C), đạm và đường tổng số trong các loại hom xanh, bánh tẻ và hom nâu của các giống LDP-1, 1A, Shan Chất Tiền và Kim Tuyên cho thấy, tỷ lệ C/N của các giống chè khác nhau đều khác nhau. Tuy nhiên đều tuân theo quy luật tăng dần từ hom xanh đến hom
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
bánh tẻ và cao nhất ở hom nâu. Hàm lượng carbon, đạm tổng số tăng dần từ hom nâu cho đến hom xanh, còn đường tổng số thì ngược lại, tăng dần từ hom xanh, hom bánh tẻ đến hom nâu. Điều đó cho thấy hàm lượng các chất trong hom có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm. Tỷ lệ ra rễ khi giâm các loại hom, giảm dần từ hom xanh đến hom nâu. Tỷ lệ ra rễ trung bình cao nhất ở giống LDP-1(93,7%) tiếp đến là giống Kim Tuyên, thấp nhất là giống IA (89,75%) (1998) [32]. Theo Nguyễn Thị Ngọc Bình (1998) [1], điều đó có thể giải thích rằng hom chè 1A có biến động giải phẫu có các bó sợi libe nhỏ hơn so với các giống chè khác, nhưng biến động của lớp gỗ thì ngược lại, phát triển mạnh hơn, do đó hình thành mô sẹo chậm hơn, nên ra rễ kém hơn. Sở dĩ loại hom xanh của các giống có tỷ lệ ra rễ cao hơn các loại hom khác, vì loại hom này có tỷ lệ C/N thường thấp hơn, nên thích hợp cho sự hình thành và phát triển của rễ cao hơn. Nói tóm lại đặc điểm hình thái của hom có ảnh hưởng đến sự hình thành mô sẹo, ra rễ và bật mầm của cành giâm. Theo nghiên cứu về giâm cành các giống chè đột biến của Phan Chí Nghĩa (2009) [24] cho rằng, khả năng ra rễ của những hom bánh tẻ cao nhất, thấp nhất là hom nâu. Còn theo Đặng Văn Thư (1998) [31] hom xanh có khả năng ra rễ cao nhất tiếp đến là hom bánh tẻ, thấp nhất là hom nâu.
Tác giả Đỗ Văn Ngọc và Nguyễn Hữu La (2006) [18] đã chọn được 13 cây chè Shan đầu dòng vùng cao có năng suất cao chất lượng tốt, đưa nhân giống bằng giâm cành phục vụ sản xuất chè vùng cao.
Trong đó, khi nghiên cứu tập đoàn các giống chè Shan và chọn lọc được 13 cây đầu dòng đem nhân giống đưa ra sản xuất bằng giâm cành của các tác giả Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Hữu La và cộng tác viên (2009) [20] cho thấy tỷ lệ xuất vườn của các giống chè Shan cao nhất là các giống TU16 và TĐ5 (71,67-73,33%) thứđến là giống TU32, MC2 (61,67-63,33%), dòng LS1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
mức thứ ba (48,33%) và dòng có tỷ lệ xuất vườn thấp nhất là YB1 và TC4 (21,67-23,33%).
Tính chất lý hoá của đất đóng bầu có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cành giâm. Độ xốp và hàm lượng mùn có tác dụng làm tăng tỷ lệ sống cành giâm.
Trong giai đoạn vườn ươm cây con lấy dinh dưỡng từ giá thể để sinh trưởng phát triển, phân hoá hình thành các cơ quan bộ phận và tạo sinh khối. Trong 2 tháng đầu sau khi giâm, hom chè chưa có nhu cầu dinh dưỡng khoáng từ bên ngoài. Giai đoạn sau khi rễđã hình thành và hoạt động, cây chè cần được cung cấp dinh dưỡng để phát triển. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra giai đoạn 2 tháng đầu không bón bất cứ một loại phân bón nào, sau 2 tháng bắt đầu bón phân và lượng phân bón được tăng dần theo tháng tuổi của cây giâm, tổng số NPK g/m2 bầu là 140 g gồm đạm sulfat 60 g, supe lân 30 g, kali sulfat 50 g.
Một số giống chè khó ra rễ như giống 1A, theo tác giả Đặng Văn Thư (1998) [32] đã nghiên cứu sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhúng cho hom chè cho thấy, khi sử dụng chất IAA (Indol-axetic acid - C8H6 NH2COOH) với nồng độ 4.000-6.000 ppm cho hom chè 1A giâm cành vụ thu, sau 120 ngày tỷ lệ ra rễđạt 79,1% tăng 18,9% so với đối chứng.
Diện tích lá của hom chè cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ cành giâm, Theo nghiên cứu của Đặng Văn Thư và cộng sự năm (2009) [33] về diện tích lá của hom chè các giống khác nhau đưa ra kết luận rằng khi giâm cành những giống có diện tích lá lớn như 1A, Shan chất tiền và một số giống chè khác việc giảm bớt một phần diện tích lá mẹ là điều cần thiết. Đây là biện pháp hữu hiệu để cho cành giâm sinh trưởng tốt và tỷ lệ xuất vườn cao. Đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
với giống chè có diện tích lá lớn có thể cắt 1/3 - 1/2 diện tích lá mẹ làm cho cành giâm phát triển tốt, tỷ lệ xuất vườn cao.
Về thời vụ giâm cành theo Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000) [25] ở miền Bắc có 2 thời vụ chính.
- Vụđông xuân giâm cành vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
- Vụ hè thu giâm cành từ tháng 6 - 7. Còn ở miền Nam, Tây Nguyên có thể giâm cành từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.
Trong nhân giống chè, có nhiều phương pháp khác nhau như chiết, ghép, nhân giống vô tính bằng cành giâm, trồng bằng hạt, nuôi cấy mô, nhưng mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Phương pháp chiết ghép tốn nhiều công phu, không thể sản xuất ra số lượng lớn để trồng ra sản xuất. Nhân giống bằng hạt, thường không được chọn lọc, cây không đồng đều, thường có đặc tính phân ly lớn, năng suất thấp, chất lượng không cao. Nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp hiện đại cần có công nghệ kỹ thuật cao sử dụng nhiều loại hóa chất làm môi trường, có thể sản xuất ra số lượng lớn. Nhưng việc chăm sóc cây con trong vườn ươm rất nghiêm ngặt đòi hỏi kỹ thuật cao thời gian nuôi cây con dài mới có thể đem ra trồng ra sản xuất. Còn nhân giống vô tính bằng giâm cành, có nhiều thuận lợi kỹ thuật dễ sử dụng, thời giam ươm có thể rút ngắn chỉ đến 7 – 8 tháng cây đạt tiêu chuẩn đưa ra sản xuất. Khi trồng cây con bằng cành giâm nương chè đồng đều, giữ nguyên tính trạng của giống gốc ban đầu, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn chỉ 2 – 3 năm cho thu hoạch năng suất búp cao.
Giâm cành chè là một tiến bộ kỹ thuật mới, có hiệu quả và dễ áp dụng nhất trong các biện pháp nhân giống chè hiện nay. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy giâm cành đạt kết quả cao phụ thuộc vào các yêu tố như: Giống, chất lượng hom giâm, kỹ thuật giâm và kỹ thuật chăm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
sóc (đất đóng bầu, kích thước bầu, tưới nước, bón phân, thuốc kích thích sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, chếđộ ánh sáng và thời vụ giâm cành, v.v… )
Tuy nhiên, các nghiên cứu đều khẳng định ngoài những yếu tố kỹ thuật trong quá trình giâm cành thì có 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giâm cành đó là.
- Đặc điểm của giống (đặc điểm hình thái, khả năng ra hom và chất lượng hom giống).
- Chếđộ bón phân để cho chất lượng cây giống tốt.
Đây cũng những vấn đề cần thiết đặt ra nghiên cứu nhằm xác định cơ sở khoa học và hoàn thiện quy trình giâm cành một số giống chè Shan mới (PH12, PH14) mở rộng vùng sản xuất chè, có thể chế biến được chè đen chất lượng tốt góp phần nâng cao chất lượng chè đen xuất khẩu của Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1.Địa điểm lưu giữ cây mẹ và tuổi cây nuôi hom.
- Địa điểm trồng: Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc
- Tuổi cây lấy hom: Tuổi cây của giống PH12, PH14 ở tuổi 5.
2.1.2.Giống chè
Hai giống chè Shan mới được công nhận cho sản xuất thử là PH12, PH14 và giống làm công thức đối chứng Shan Chất Tiền, có xuất xứ như sau:
- Giống PH12:
Giống được chọn tạo thông qua chọn lọc cá thể từ tập đoàn các giống chè Shan rừng Suối Giàng, Yên Bái, được công nhận là giống sản xuất thử năm 2010. Giống có đặc điểm: Lá lớn, diện tích lá đạt 60,31 cm2, dài 14,0 cm; rộng 5,0 cm, có màu xanh đậm, búp chè có nhiều lông tuyết trắng, khối lượng búp tôm 2 lá đạt 1,16 g/búp, có khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh tốt. Nguyên liệu búp chế biến được chè xanh, chè đen đạt chất lượng khá, thích ứng trồng được ở các vùng miền núi phía Bắc có độ cao 600 m so với