Phương pháp đánh giá viên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bột khô (Trang 27)

a. Đánh giá độ cứng của viên nén

Sử dụng máy đo độ cứng viên nén Erweka THB20. Thử với 10 viên, lấy giá trị trung bình, lực gây vỡ viên trung bình được tính ra kP.

Yêu cầu: lực gây vỡ viên trung bình nằm trong khoảng 6-8 kP. b. Đánh giá đồng đều khối lượng: theo DĐVN IV (phụ lục 11.3)

Cân khối lượng của 20 viên trên cân phân tích Sartorius BP 121S, tính khối lượng trung bình của một viên (mtb). Cân khối lượng của từng viên, tính phần trăm độ lệch khối lượng (% ∆m) so với mtb.

%∆m = (mi – mtb)/mtb x 100%

Yêu cầu: theo được điển Việt Nam IV, % chênh lệch so với khối lượng trung bình viên có khối lượng từ 80 – 250 mg là ± 7,5%.

c. Đánh giá độ mài mòn

Theo BP 2013 (phương pháp 2.9.7)

Sử dụng máy đo độ mài mòn PHARMATEST PTF E. Cân một khối lượng viên khoảng 6,5 g, làm sạch bụi bám trên viên. Cân chính xác khối lượng viên (m1 gam) cho vào máy quay 100 vòng. Sau đó lấy viên ra, làm sạch bụi và cân lại (m2 gam). Độ mài mòn được tính theo công thức:

X% = (m1 –m2)/ m1 x 100% Yêu cầu: độ mài mòn không được quá 1%.

d. Định lượng

Nghiền 20 viên, cân chính xác một lượng mthử (mg) tương ứng với khối lượng trung bình một viên (~ 180 mg) vào cốc có mỏ 100 ml. Thêm khoảng 40 ml nước cất, siêu âm 30 phút. Chuyển dịch thu được vào bình định mức 100 ml, bổ sung nước cất

vừa đủ 100 ml, lắc đều, lọc loại bỏ 20ml dịch lọc đầu. Lấy chính xác 1ml dịch lọc ở trên cho vào bình định mức 100ml, thêm nước vừa đủ 100 ml, lắc đều. Đo quang ở bước sóng 272 nm. So sánh với mẫu chuẩn được pha với nồng độ tương tự (khoảng 10 µg/ml). Mẫu trắng là nước.

CT tính:

X % =Cchuẩn 𝑥 Dthử

Dchuẩn x 100 x 10 x 100%

Trong đó:

Cchuẩn : nồng độ dung dịch chuẩn (µg/ml)

Dchuẩn, Dthử : mật độ quang tương ứng của

dung dịch chuẩn, dung dịch thử X%: hàm lượng so với lí thuyết Thử với 3 mẫu bột lấy ở 3 vị trí khác nhau.

Theo qui định trong DĐVN IV, giới hạn cho phép hàm lượng viên nén chứa khối lượng dược chất trên 50 - 100 mg là ± 7,5 %. Vậy hàm lượng TPL trong viên phải nằm trong khoảng 92,5%-107,5% so với lượng theo lý thuyết.

e. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ viên nhân Thử theo chuyên luận viên nén theophylin trong DĐVN IV: - Thiết bị: kiểu cánh khuấy.

- Điều kiện thử: môi trường hòa tan: 900 ml nước, 50 ± 1 vòng/ phút, 37 ± 0,5oC, thử trong 60 phút.

- Cách tiến hành: tại các thời điểm 5, 15, 30, 45, 60 phút, hút chính xác 10 ml dịch, pha loãng tới nồng độ thích hợp, bổ sung 10 ml sau mỗi lần hút. Dịch pha loãng và dung dịch chuẩn pha với nồng độ chính xác khoảng 10 µg/ml đo quang ở bước sóng 272 nm. Mẫu trắng là nước.

Xây dựng công thức tính nồng độ giải phóng dược chất tại mỗi thời điểm

- Nồng độ TPL trong mẫu thử là dịch rút từ môi trường hòa tan tại thời điểm t (Ct) tính theo công thức: Ct = Cc x Dt /Dc x k.

Trong đó:  Ct , Cc là nồng độ mẫu thử và chuẩn

 Dt, Dc là mật độ quang mẫu thử, mẫu chuẩn

 k là hệ số pha loãng

- Khối lượng TPL trong 900 ml dịch tại thời điểm t là: m900(t) = m10(t) x 90 - Khối lượng TPL giải phóng tại thời điểm t là:

mt = 𝑚900(𝑡)+ ∑ m10(i)

𝑡−1 𝑖=0

(với t=1 thì m10(i) = 0) - Phần trăm TPL giải phóng tại thời điểm t là:

% 𝑚𝑔𝑝 = mt

mviên x X % x 100%

Trong đó:

- mviên: khối lượng viên nhân thử hòa tan - X%: hàm lượng dược chất trong viên. Mỗi công thức thử với 3 viên, lấy kết quả trung bình.

Yêu cầu: sau 30 phút, viên nhân phải giải phóng trên 85% dược chất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bột khô (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)