Ảnh hưởng của thời gian sau ủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bột khô (Trang 53)

Lựa chọn CT4.7, nhiệt độ ủ là 60 oC và thời gian ủ là 24 giờ, đánh giá ảnh hưởng của khoảng thời gian sau ủ là 1 ngày, 7 ngày và 30 ngày tới giải phóng dược chất để đánh giá sơ bộ độ ổn định về kiểm soát giải phóng dược chất của lớp vỏ bao.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.16. Phần trăm TPL giải phóng từ viên bao ủ ở 60oC trong 24 giờ sau các khoảng thời gian khác nhau

T (giờ)

% TPL giải phóng

1 ngày 7 ngày 30 ngày

2 0,41 0,34 0,39

4 1,79 1,37 1,50

6 6,53 4,72 5,64

7 95,26 8,61 79,12

8 103,38 77,14 103,82

Hình 3.14. Phần trăm TPL giải phóng từ viên bao ủ ở 60oC trong 24 giờ sau các khoảng thời gian khác nhau

Nhận xét:

 Thời gian để sau ủ là 1 ngày, 7 ngày và 30 ngày không có nhiều sự khác biệt trong kết quả thử hòa tan

 Tlag của viên để sau 7 ngày có tăng nhưng cả 3 viên 8 giờ đều cho kết quả giải phóng dược chất tương đối cao.

0 30 60 90 120 0 2 4 6 8 10 % TP L giải ph óng

Thời gian (giờ) 1 ngày

7 ngày 30 ngày

- Giải thích:

 Quá trình ủ chưa đạt được lớp vỏ bao ổn định nhất, tiếp tục để ở điều kiện thường, lớp vỏ bao vẫn tiếp tục biến đổi.

 Đồng thời trong quá trình bảo quản, ẩm môi trường vào viên làm lớp vỏ bao kém bền, kiểm soát giải phóng lại giảm.

Kết luận:

Với các điều kiện nhiệt độ, thời gian ủ và thời gian sau ủ đã đánh giá, trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chưa làm rõ được vai trò của các yếu tố này lên quá trình gpdc từ viên bao.

=> Cần tiếp tục khảo sát ở các mức nhiệt độ và thời gian ủ lâu hơn để làm rõ vai trò của các yếu tố qui trình ủ.

KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

Qua thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Đã xây dựng được công thức viên nhân theophylin giải phóng ngay, sau 30 phút trên 85% dược chất được giải phóng.

2. Đã sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố công thức và qui trình ủ tới giải phóng dược chất từ viên bao.

3. Đã đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hóa dẻo tới nhiệt chuyển hóa thủy tinh HPMC K4M và khả năng kiểm soát giải phóng dược chất để có thể ứng dụng trong lựa chọn thông số quá trình ủ.

2. Đề xuất

Do lần đầu tiên áp dụng phương pháp bao bột khô vào bào chế viên giải phóng theo nhịp ở Việt Nam và thời gian nghiên cứu đề tài có giới hạn nên vẫn còn một số vấn đề nhóm nghiên cứu chưa đánh giá được. Vì vậy, chúng tôi có một số đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục hoàn thiện công thức và qui trình bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bao bột khô.

- Đánh giá độ ổn định và sinh khả dụng của theophylin từ viên giải phóng theo nhịp

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ y tế (2008), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản y học, tr. 154-156.

2. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, tr.605-606.

3. Bộ Y Tế (2009), Dược thư quốc gia Việt Nam, tr.1079-1081 .

Tiếng Anh

4. Bhat Amit et al. (2011), "Formulation and evaluation of chronopharmaceutical drug delivery of theophylin for nocturnal asthma", International Journal of Pharmacy & Pharmaceutical Sciences, 3, pp.183-185.

5. Bussemer T. et al. (2001), "Pulsatile drug-delivery systems", Critical Reviews in Therapeutic Drug Carrier Systemm, 18(5), pp.433-458.

6. Cao Qing-Ri et al. (2004), "Release behavior and photo-image of nifedipine tablet coated with high viscosity grade hydroxypropylmethylcellulose: effect of coating conditions", International Journal of Pharmaceutics, 274(1–2), pp.107-117. 7. Capece M. et al. (2014), "Solventless polymer coating of microparticles",

Powder Technology, 261, pp.118-132.

8. Cerea Matteo et al. (2004), "A novel powder coating process for attaining taste masking and moisture protective films applied to tablets", International Journal of Pharmaceutics, 279(1–2), pp.127-139.

9. Dredán J. et al. (2006), "Quantitative estimation of film forming polymer– plasticizer interactions by the Lorentz–Lorenz Law", International Journal of Pharmaceutics, 310(1–2), pp.25-30.

10. Gutiérrez-Rocca JoséC et al. (1994), "Influence of water soluble and insoluble plasticizers on the physical and mechanical properties of acrylic resin copolymers", International Journal of Pharmaceutics, 103(3), pp.293-301.

11. Kablitz C. D. et al. (2006), "Dry coating in a rotary fluid bed", European Journal of Pharmaceutical Sciences, 27(2-3), pp.212-219.

12. Kablitz C. D. et al. (2008), "Parameters influencing polymer particle layering of the dry coating process", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 69(2), pp.760-768.

13. Khwaldia Khaoula (2013), "Physical and Mechanical Properties of Hydroxypropyl Methylcellulose-Coated Paper as Affected by Coating Weight and Coating Composition", Academic Journal, 8(3), pp.34-38.

14. Kikuchi Akihiko et al. (2002), "Pulsatile drug release control using hydrogels",

Advanced Drug Delivery Reviews, 54(1), pp.53-77.

15. Kondo K. et al. (2013), "Design of sustained release fine particles using two-step mechanical powder processing: particle shape modification of drug crystals and dry particle coating with polymer nanoparticle agglomerate", International Journal of Pharmaceutics, 453(2), pp.523-532.

16. Laboulfie Fabien et al. (2013), "Effect of the plasticizer on permeability, mechanical resistance and thermal behaviour of composite coating films",

Powder Technology, 238, pp.14-19.

17. Luo Yanfeng et al. (2008), "Dry coating, a novel coating technology for solid pharmaceutical dosage forms", International Journal of Pharmaceutics, 358(1–2), pp.16-22.

18. Maroni Alessandra et al. (2010), "Oral pulsatile delivery: Rationale and chronopharmaceutical formulations", International Journal of Pharmaceutics, 398(1–2), pp.1-8.

19. Mastiholimath V. S. et al. (2007), "Time and pH dependent colon specific, pulsatile delivery of theophylline for nocturnal asthma", International Journal of Pharmaceutics, 328(1), pp.49-56.

20. Nainwal Nidhi (2012), "Chronotherapeutics — A chronopharmaceutical approach to drug delivery in the treatment of asthma", Journal of Controlled Release, 163(3), pp.353-360.

21. Obara S. et al. (1999), "Dry coating: an innovative enteric coating method using a cellulose derivative", European Journal of Pharmacceutics and Biopharmaceutics, 47(1), pp.51-59.

22. Panda Brajabihari et al. (2014), "Effect of plasticizer on drug crystallinity of hydroxypropyl methylcellulose matrix film", International Journal of Biological Macromolecules, 67, pp.295-302.

23. Patel Dhirendra C. et al. (2013), "Pulsatile Drug Delivery System ", Elixir International Juornal, 57, pp.14519-14526.

24. Pearnchob N. et al. (2003), "Coating of pellets with micronized ethylcellulose particles by a dry powder coating technique", International Journal of Pharmaceutics, 268(1-2), pp.1-11. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Pearnchob N. et al. (2003), "Dry polymer powder coating and comparison with conventional liquid-based coatings for Eudragit® RS, ethylcellulose and shellac", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 56(3), pp.363-369.

26. Pearnchob N. et al. (2003), "Dry powder coating of pellets with micronized Eudragit RS for extended drug release", Pharmceutical Research, 20(12), pp.1970-1976.

27. Qiao Mingxi et al. (2010b), "Sustained release coating of tablets with Eudragit® RS/RL using a novel electrostatic dry powder coating process", International Journal of Pharmaceutics, 399(1–2), pp.37-43.

28. Qiao Mingxi et al. (2010a), "A novel electrostatic dry powder coating process for pharmaceutical dosage forms: Immediate release coatings for tablets", European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 76(2), pp.304-310.

29. Raymond C Rowe et al. (2009), Handbook of Pharmaceutical Excipients, 6 th, pp.328.

30. Roy A. et al. (2009), "Effects of plasticizers and surfactants on the film forming properties of hydroxypropyl methylcellulose for the coating of diclofenac sodium tablets", Saudi Pharmaceutical Journal, 17(3), pp.233-241.

31. Sauer D. et al. (2013), "Dry powder coating of pharmaceuticals: A review",

International Journal of Pharmaceutics, 457(2), pp.488-502.

32. Sauer D. et al. (2007), "Influence of processing parameters and formulation factors on the drug release from tablets powder-coated with Eudragit® L 100-55",

European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 67(2), pp.464-475. 33. Sauer D. et al. (2009), "Influence of additives on melt viscosity, surface tension, and

film formation of dry powder coatings", Drug Development and Industrial Pharmacy, 35(6), pp.646-654.

34. Siepmann J. et al. (2001), "Modeling of drug release from delivery systems based on hydroxypropyl methylcellulose (HPMC)", Advanced Drug Delivery Reviews, 48(2–3), pp.139-157.

35. Smikalla Martina et al. (2011), "Impact of excipients on coating efficiency in dry powder coating", International Journal of Pharmaceutics, 405(1–2), pp.122-131. 36. Sweettman S.C (2009), Martindale 36, 2, pp.1140-1180.

37. Tekade A. R. et al. (2010), "Dual cross-linked pulsatile beads for chronotherapy of asthma: development and evaluation", Drug Delivery, 17(8), pp.581-586. 38. The British Pharmacopoeia (2013), monograph 0299.

39. Zhao N. et al. (2006), "The influence of granulation on super disintegrant performance", Pharmaceutical development and technology, 11(1), pp.47-53

PHỤ LỤC 1 Sấy 600 trong 30 phút Sửa hạt rây 1000 µm Hàm ẩm 3-4% Nhào ẩm Xát hạt rây 800 µm 10% PVP/ethanol 70o

Nghiền, rây qua rây 250 µm Trộn bột kép Dập viên TPL, avicel, lactose một phần tá dược rã Sấy 600 - 700 Trộn cốm Magnesi stearat, talc, TD rã ngoài Φ: 7 mm, m = 180 ±7,5% (mg), Lựcgâyvỡviên: 6-8 kP

PHỤ LỤC 2 Rây 125 µm HPMC K4M, HPMC E6, talc TLMB:120% Bao bột Ủ Trộn đều Viên nhân Lọc (rây 180µm) Bao lót TLMB:5-6% Làm mòn trong nồi bao

Hòa tan Phân tán Dibutyl phtalat Siêu âm HPMC E6, nước Khuấy từ 60o/24 giờ Bao lót: vừa phun dịch, vừa

thổi khí nóng

Bao bột: phun dịch, rắc bột, thổi khí nóng.lặp lại đến khi màng bao đạt khối lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bột khô (Trang 53)