Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ tới nhiệt chuyển độ hóa thủy tinh của màng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bột khô (Trang 47)

- Nhũ tương CHD: 82,5 (g) DPB trong dung dịch 300 (ml) dung dịch HPMC E6 10% (kl/tt) trong nước.

- Tỉ lệ khối lượng lớp bao vỏ là 120% so với viên nhân.

Đối với phương pháp bao bột khô thì nhiệt độ và thời gian ủ có ảnh hưởng đến hình thành lớp vỏ bao, vì vậy chúng tôi tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của yếu tố quy trình là nhiệt độ và thời gian ủ, thời gian sau ủ tới khả năng giải phóng dược chất.

3.3. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thuộc quy trình ủ tới giải phóng dược chất từ viên bao từ viên bao

Quá trình ủ với mục đích đạt được nhiệt độ mà polyme chuyển từ trạng thái kính “glass” sang trạng thái mềm dẻo, linh hoạt hơn “soften”. Tham khảo tài liệu [25] kết hợp với điều kiện thí nghiệm tại bộ môn chúng tôi lựa chọn khảo sát ở:

- 4 mức nhiệt ủ là ủ ở điều kiện thường (ĐKT) (khoảng 30oC), ủ trong tủ sấy ở các nhiệt độ 40oC, 60oC, 80oC.

- Thời gian ủ: 0 giờ, 15 giờ, 24 giờ.

- Thời gian để viên sau ủ: 1 ngày, 7 ngày, 30 ngày.

Viên bao CT4.7 được bào chế theo phương pháp ghi mục 2.3.2.2, lấy viên bao ở mức độ bao tăng 120% để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thuộc về quy trình lên giải phóng dược chất.

3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ

3.3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ tới nhiệt chuyển độ hóa thủy tinh của màng phim HPMC K4M HPMC K4M

Chuẩn bị màng phim HPMC K4M và DBP, sấy ở 2 điều kiện khác nhau: sấy chân không (30oC) trong 6 giờ và sấy 60oC trong 24 giờ. Mẫu đo DSC theo phương pháp như trong mục 2.3.3.3. Kết quả như trong hình sau:

Hình 3.11. Nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh của màng phim HPMC K4M sử dụng chất hóa dẻo là dibutyl phtalat và ủ ở các điều kiện khác nhau

- Nhận xét: Màng phim sử dụng DBP ủ ở 60oC trong 24 giờ có nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh là 95,22oC thấp hơn nhiều so với màng bao chỉ sấy chân không (30oC) trong 6 giờ là 157,81oC.

- Giải thích:

 Ở nhiệt độ cao, độ nhớt của chất hóa dẻo và polyme giảm, nên polyme và chất hóa dẻo có thể dễ dàng trộn lẫn và tương tác với nhau, làm giảm nhiệt chuyển hóa thủy tinh của màng phim [31].

- Ứng dụng:

 Áp dụng quá trình ủ với phương pháp bao bột khô đặc biệt với những polyme có nhiệt chuyển hóa thủy tinh cao.

 Lựa chọn thời gian và nhiệt độ ủ thích hợp để thúc đẩy nhanh quá trình hình thành lớp vỏ bao, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện năng và an toàn thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bột khô (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)