Công nhân giết mổ
Công nhân thuộc sự quản lý của lò mổ: bao gồm cán bộ chính thức và hợp đồng khoảng 40 người. Gồm ban giám đốc, nhân viên kế toán, nhân viên làm việc trong các siêu thị, nhân viên cấp điện nước, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh….
Hình 4.6. Chuồng nhốt heo chờ giết mổ Hình 4.7. Công nhân thu gom chất thải rắn
35
Công nhân trực tiếp giết mổ: do chủ gia súc thuê giết mổ, số lượng khoảng 160 người.
Trang phục: công nhân trực tiếp giết mổ không được trang bị bảo hộ theo quy định, chỉ mặc quần đùi và chân trần.
Thời gian làm việc: không quy định cụ thể, tùy theo yêu cầu của chủ gia súc, cao điểm từ 11 giờ khuya đến 4 giờ sáng.
Quy trình giết mổ
Quy trình giết mổ bán thủ công có sử dụng giàn móc treo (động cơ điện).
Vận chuyển và tồn trữ heo
Heo được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ (xe tải,…). Nguồn heo từ các trại của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam ở Vĩnh Long, Sóc Trăng và heo từ nông trường Cờ Đỏ, Sông Hậu. Ngoài ra còn có một số heo của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các quận, huyện lân cận như Phong Điền, Ô Môn…
Đa số heo nuôi để giết thịt, được đưa đến giết mổ có trọng lượng từ 80 kg trở lên và từ 4 tháng tuổi trở lên.
Khám thú sống
Trước khi nhập heo, cán bộ kiểm dịch kiểm tra tình trạng heo, nếu heo
bệnh hoặc chết thì đưa xuống khu xử lý.
Tồn trữ heo
Trước khi giết mổ, heo được nghỉ ngơi trong các ô chuồng lưu trữ, không cho ăn từ 12-24 giờ và được tắm rửa sạch sẽ.
Quy trình giết mổ
Heo được tắm rửa sạch sẽ sau đó được đưa lên bệ chọc tiết (không gây choáng).
Sau khi lấy tiết, heo được cho vào chảo trụng nước nóng và được đem ra cạo lông trên bệ. Sau đó heo được đưa xuống sàn mổ cắt bỏ đầu và được treo lên móc để mổ bụng, lấy phủ tạng và chẻ đôi thân thịt. Lòng tách ra được mang đến chỗ làm lòng gần chỗ giết mổ. Ruột già được mang đến bể làm riêng được bố trí cuối ô giết mổ.
Sau đó, cán bộ kiểm dịch kiểm tra và đóng dấu lên thân thịt và đầu (không kiểm tra lòng).