Buồng trứng

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 30)

Tổn thương thông thường như: có nang nước gần buồng trứng, thường có ở mọi loài thú, có một hay nhiều nang, đường kính lên tới 5 cm. Những nang

20

nước này gắn vào buồng trứng, ống dẫn trứng hay màng treo buồng trứng (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).

2.3.4.1 Viêm buồng trứng

Buồng trứng bị viêm có hình tròn, sưng to, mềm và nhẵn. Không thấy noãn bào và hoàng thể. Nếu viêm mạn tính thì thể tích buồng trứng tăng rõ rệt, trên mặt lồi lõm, có chỗ rắn chỗ mềm.

2.3.4.2 Buồng trứng kém phát triển

Những cấu trúc không bình thường ở heo cái như: có bộ máy sinh dục không phát triển đầy đủ, biểu hiện ở chỗ giảm kích thước của tử cung, buồng trứng, âm đạo,…

Heo từ 9-15 tháng tuổi, buồng trứng hình bầu dục, nặng 3-10 g. Khi kém phát triển thì chỉ lớn bằng hạt đậu Hà Lan, bề mặt phẳng, có một đến bốn nang trứng phát triển kém, không có thể vàng, có trường hợp chỉ có một bên buồng trứng có thể vàng. Những biến đổi về cấu trúc giải phẩu, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của buồng trứng nhất là do nội tiết tố.

Bệnh buồng trứng teo chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp vô sinh. Thể trạng buồng trứng rắn chắc, cấu trúc vi thể cho thấy vùng vỏ và vùng tủy bị thoái hóa, nang noãn sơ cấp tiêu biến, phần nhu mô tuyến thay thế bằng nhu mô liên kết sợi. Bên cạch đó, sừng tử cung thiếu phát triển, ở heo khoảng 6-8 cm, rộng 0,5-2 cm. Thân tử cung cũng hẹp 1,2-1,8 cm, âm đạo khi thiếu phát triển thì sẽ tạo khe hẹp, đường thông nhỏ. Đây là trường hợp heo bị thiểu năng tuyến yên, rối loạn nội tiết tố, thức ăn thiếu phẩm chất, thiếu sự kích thích của heo đực, làm cho hệ sinh dục thiếu phát triển và heo trở nên vô sinh (Nguyễn Văn Thành, 2010).

Triệu chứng đặc thù của bệnh này là chu kỳ động dục kéo dài, biểu hiện của động dục không rõ hoặc có động dục nhưng không rụng trứng (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999).

2.3.4.3. Dị tật ống dẫn trứng

Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng thường xảy ra trong thời gian thai phát triển, các trường hợp thường thấy là ống dẫn trứng không phát triển một hay hai bên, ống dẫn trứng bị co thắt.

2.3.4.4 Viêm ống dẫn trứng

Thường là thứ phát của viêm nội mạc tử cung hoặc phúc mạc. Ống dẫn trứng sưng và cứng. Có trường hợp buồng trứng quyện thành một búi tròn do dính với các tổ chức xung quanh (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999).

21 2.3.5 Tồn thể vàng

Thể vàng tồn tại là một bệnh mà gia súc sau khi đẻ xong hoặc sau hiện tượng động dục, chưa phối giống hoặc phối giống không có thai mà thể vàng vẫn được tồn tại một thời gian, có thể kéo dài hàng tháng. Hoàng thể không thoái hóa gây thú cái không biểu hiện động dục, làm cho người ta hiểu lầm thú cái mang thai. Về mặt cấu tạo cũng như tác dụng sinh lý, hoàng thể lưu cũng gần giống hoàng thể khi con vật có chửa và hoàng thể của chu kỳ động dục, nó vẫn có thể tiết ra progesteron, để ức chế tuyến yên tiết FSH, LH, làm noãn bào không phát triển, con vật không động dục (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999). Thường thấy một bên buồng trứng hoặc cả 2 bên buồng trứng to lên, hoàng thể to hay nhỏ nhô lên trên mặt ngoài của buồng trứng (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008).

Bệnh có thể do rối loạn nội tiết tố, do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, khai thác sử dụng gia súc cái không hợp lý hoặc do kế phát một số quá trình bệnh lý ở ống dẫn trứng, tử cung…Viêm tử cung luôn luôn gây ra hiện tượng thể vàng tồn lưu, bởi vì tử cung không tiết ra prostaglandin để tiêu hủy thể vàng. Thể vàng này ngăn cản sự xuất hiện chu kỳ động dục mới (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

2.3.6 U nang buồng trứng

U nang buồng trứng có nguồn gốc từ nang mà không rụng trứng nhưng liên tục phát triển lớn dần lên cho đến khi chúng vượt quá đường kính 15 mm. Thành nang mỏng, sản xuất oestrogen chủ yếu, cùng với sự tập trung cao hơn của androgen. Các tế bào thượng bì của noãn bao bị thoái hóa và biến đổi, tổ chức liên kết tăng sinh làm bao noãn dày lên, vì vậy noãn bao không vỡ ra được, tế bào trứng không được giải phóng và bị chết, noãn bào chứa đầy dịch (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008). U nang nang noãn xảy ra phổ biến trên gia súc cho sữa và heo. Hiếm xảy ra trên gia súc cho thịt, cừu và ngựa (Bearden, 2004).

U nang buồng trứng là một rối loạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở heo cái. Về phương diện chẩn đoán bệnh và tiến triển của bệnh thì rất khó phát hiện. Trên buồng trứng xuất hiện một hoặc nhiều u nang.

U nang buồng trứng gây ra hiện tượng động dục không đều đặn và triệu chứng có thể thay đổi từ không có biểu hiện động dục đến biểu hiện động dục liên tục (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). U nang buồng trứng có thể kế phát từ một số bệnh như sát nhau, sẩy thai,…

Theo Nguyễn Văn Thành (2010), u nang buồng trứng chia làm hai loại: u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng: là những nang nhỏ, có vỏ mỏng, căng mọng, chứa nước, gồm: nang bọc noãn, nang hoàng tuyến, nang

22

hoàng thể. U nang thực thể: có thể một bên buồng trứng hay cả hai bên buồng trứng, đa số là những u lành, tuy nhiên chúng có khả năng ác tính, gồm: u nang buồng trứng nước, u nang nhầy, nang bì.

 U nang buồng trứng nước: có thể có một nang rất to, thành nang dày, có hai lớp ngoài cùng là một tổ chức xơ, trong nang là một tổ chức nước trong.

 U nang nhầy: hay gặp nhất ở một bên buồng trứng, nó có thể rất to, có nhiều thùy, thành dày, trong là nước sánh đặc. Lớp thành thường có hai lớp, ngoài là lớp xơ, trong là lớp thượng bì.

 U nang bì: thường là nang không to lắm, có thể gặp ở hai bên buồng trứng. Trong nang thường có chất nhầy như bã đậu.

U nang buồng trứng nếu được chia theo hình thái học gồm:

 U nang buồng trứng đơn: chỉ có một nang noãn trên buồng trứng, có đường kính lớn hơn 15 mm.

 U nang buồng trứng đa: có nhiều hơn một nang noãn trên buồng trứng, có đường kính lớn hơn 15 mm (Heinonen và ctv, 1998).

Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003), nguyên nhân của bệnh u nang buồng trứng có liên quan đến các tuyến nội tiết sinh ra các hormone sinh sản. Đặc biệt là vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, nội mạc tử cung và cả tuyến thượng thận. Nguyên nhân tiên phát của u nang buồng trứng là do rối loạn tiết hormone LH, dẫn đến quá trình rụng trứng diễn ra không bình thường. Trong trạng thái bình thường, oestrogen do nang graff sản sinh gây ra hiện tượng giải phóng LH một vài giờ trước khi rụng trứng. LH gây rụng trứng và thúc đẩy quá trình hình thành thể vàng. Khi việc giải phóng LH bị rối loạn, những trường hợp có thể xảy ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Có một lượng LH cho quá trình rụng trứng và lutein hóa nhưng ít hơn bình thường nên rụng trứng bị chậm. Trên buồng trứng hình thành một thể vàng nhưng không có quá trình thụ thai do tế bào sinh dục mất khả năng thụ tinh. Động dục xuất hiện muộn hơn bình thường. Cũng có thể lượng LH không đủ để gây ra rụng trứng và lutein hóa. Kết quả là hình thành một u nang và hàm lượng progessteron trong máu rất thấp.

 Có một lượng LH đủ cho quá trình rụng trứng nhưng quá ít để hình thành thể vàng hoàn chỉnh, dẫn đến hình thành một thể vàng nang. Thể vàng này được hình thành xung quanh một khoang đường kính trên 1 cm, chứa đầy dịch. Thể vàng nang không có ý nghĩa bệnh lý rõ. U nang hoàng thể có vỏ nang mỏng, trong nang thường chứa lượng progesteron cao, có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên buồng trứng.

 Việc tiết LH không đủ cho rụng trứng, nhưng đủ cho lutein hóa, dẫn đến kết quả hình thành một nang lutein có khả năng tiết progesteron. Hậu quả đưa đến

23

trạng thái không động dục kéo dài. Hàm lượng progesteron trong máu không bao giờ cao như trạng thái bình thường.

U nang buồng trứng xuất hiện có liên quan đến những yếu tố:

 Di truyền: đến nay người ta vẫn chưa rõ là chính bản thân bệnh có tính di truyền trực tiếp hay việc giảm tiết hormone có tính di truyền. Hệ số di truyền ước lượng trong khoảng 0,2 và 0,3.

 Tuổi: tần số xuất hiện rối loạn này tăng bắt đầu từ 5 năm tuổi.

 Mùa vụ: ở những nước khí hậu ôn đới, bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông, mùa mà gia súc nhốt thường xuyên trong chuồng. Tuy nhiên vẫn chưa rõ là việc xuất hiện bệnh có liên quan đến giảm vận động của gia súc hay giảm độ chiếu sáng hoặc những yếu tố khác.

 Khí hậu: trong quá trình hình thành và phát triển noãn bào, gia súc gặp phải điều kiện khí hậu và nhiệt độ của môi trường thay đổi quá đột ngột.

 Thời điểm sau khi đẻ và tiết sữa: giữa ngày thứ 15 và ngày thứ 45 sau khi đẻ, tần số xuất hiện u nang buồng trứng lớn nhất. Tần số xuất hiện thường lớn hơn ở những con có năng suất sữa tốt.

 Thức ăn: một số loại thức ăn có chứa oestrogen thực vật và những hormone này gây rối loạn hệ thống hormone gia súc. Khẩu phần ăn hàng ngày đơn điệu, kém phẩm chất.

 Sử dụng hormone: tiêm oestrogen vào pha noãn nang của chu kỳ làm xuất hiện các u nang buồng trứng. Khi tiêm oestrogen vào làm cho tuyến yên giải phóng sớm LH vào thời điểm khi noãn bao chưa chín và chưa sẵn sàng rụng trứng.

2.4 Yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng và điều kiện vệ sinh lò mổ

Theo thông tư số 60/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2010, quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ heo

2.4.1 Địa điểm

Lò mổ gia súc phải cách biệt với khu dân cư, xa các trang trại chăn nuôi và các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại, đường quốc lộ). Được xây dựng ở nơi có nguồn cung cấp điện và nước ổn định. Ngoài ra, vị trí lò mổ phải thuận tiện cho giao thông, cách xa sông suối là nguồn cung cấp nước sinh hoạt.

2.4.2 Thiết kế và bố trí

Thiết kế của lò mổ nên đảm bảo:

24

Đường nhập heo sống và xuất thịt heo phải riêng biệt, không vận chuyển heo sống đi qua khu sạch.

Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe và người ra vào khu giết mổ.

Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng phù hợp với công suất giết mổ.

Bố trí thành 2 khu vực riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất.

2.4.3 Chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ

Đối với chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ cần phải:

Có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh tiêu độc, được chia thành các ô chuồng khác nhau. Có diện tích để nuôi nhốt số lượng heo gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở.

Có hệ thống cung cấp nước cho heo uống. Có các đường thu gom nước thải đổ vào nơi xử lý chất thải lỏng.

Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra heo trước khi giết mổ và có chuồng cách ly heo nghi bị mắc bệnh.

2.4.4 Yêu cầu đối với khu giết mổ heo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu giết mổ heo phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

Được thiết kế đảm bảo quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch. Khu bẩn và khu sạch phải cách biệt nhau, giữa hai khu phải có hố hoặc máng sát trùng.

Mái hoặc trần phải được làm bằng vật liệu bền.

Tường phía trong khu giết mổ: được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng.

Khu giết mổ phải được bố trí đầy đủ hệ thống bồn rửa tay cho công nhân, bồn rửa và khử trùng dụng cụ giết mổ, bảo hộ lao động tại những vị trí thuận tiện cho việc làm sạch và khử trùng.

Sàn khu vực giết mổ: được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh và sát trùng. Sàn nên được thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn.

Khu giết mổ phải có giá treo hay giá đỡ đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m. Nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m. Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn mòn và không độc.

Chú ý: nơi làm sạch lòng trắng phải tách biệt với nơi để lòng đỏ và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

25

2.4.5 Yêu cầu đối với nước sử dụng và hệ thống thoát nước thải

Nước và nước nóng cung cấp cho hoạt động giết mổ và vệ sinh phải đầy đủ.

Phải có qui định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ.

Cống thoát nước thải trong khu giết mổ phải được thiết kế để nước có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không bị đọng nước trên sàn sau khi vệ sinh.

Cống thoát nước phải có kích thước phù hợp đảm bảo đủ công suất để không bị tắc.

2.4.6 Thu gom và xử lý chất thải rắn

Trong trường hợp không có nơi xử lý chất thải rắn thì cơ sở phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề thu gom chất thải.

Phân, rác thải hữu cơ phải được xử lý.

Thường xuyên thu gom, dọn sạch chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ. 2.4.7 Yêu cầu đối với vệ sinh công nhân và khách tham quan

Người trực tiếp giết mổ được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng một lần theo quy định của Bộ Y tế.

Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp vào quá trình giết mổ.

Người giết mổ phải mang bảo hộ lao động, rửa tay bằng xà phòng trước khi giết mổ, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc những vật liệu bị ô nhiễm.

Tất cả khách tham quan phải mang đầy đủ bảo hộ và tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh và khử trùng của cơ sở.

2.4.8 Yêu cầu về phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển heo: được làm bằng vật liệu bền, dễ làm sạch và khử trùng. Sàn phương tiện kín, đảm bảo không bị rơi phân, chất thải trên đường vận chuyển. Sau khi vận chuyển, phương tiện phải được vệ sinh khử trùng.

Thùng xe vận chuyển thịt được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ làm vệ sinh khử trùng và có cửa đóng kín. Thùng xe chứa thịt phải được làm sạch và khử trùng trước khi xếp thịt lên xe và phải được đóng kín trong suốt quá trình vận chuyển.

2.4.9 Yêu cầu đối với heo được đưa vào giết mổ

Heo được vận chuyển đến cơ sở trước khi giết mổ ít nhất 6 giờ và được tắm trước khi giết mổ.

26

Phải chích sốc điện gia súc trước khi giết mổ. Thời gian chích sốc không quá 15 giây, tránh chích điện tại vùng mặt, bộ phận sinh dục và vùng hậu môn. Thời gian lấy huyết không quá 2 phút.

2.4.10 Yêu cầu về quy trình giết mổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lấy phủ tạng được thực hiện trên giá treo, giá đỡ hoặc lấy phủ tạng trên bệ mổ và phải được kiểm soát để hạn chế tối đa sự vấy nhiễm vào thân thịt.

Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 30)