Những bất thường trên đường sinh dục heo cái

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 47)

Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 328 con heo cái có nguồn gốc ở Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ, các trại của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và một số khác ở các hộ gia đình. Đa số heo được đưa đến giết mổ có trọng lượng từ 80-120 kg và từ 4 tháng tuổi trở lên.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra những bất thường ở hầu hết cơ quan sinh dục của gia súc. Tuy nhiên, không phát hiện trường hợp bất thường nào xảy ra trên âm hộ, âm đạo hay trường hợp lưỡng tính trên gia súc ở cơ sở giết mổ. Điều này có thể do đa số gia súc được nuôi công nghiệp, con giống được chọn lọc kỹ từ nhỏ và được thừa hưởng yếu tố di truyền từ con giống bố mẹ có chất lượng tốt.

Hình 4.8. Phương tiện vận chuyển Hình 4.9. Phương tiện vận chuyển thịt gia súc

37

Bảng 4.1 Tỷ lệ bất thường trên cơ quan sinh dục heo cái

Qua kiểm tra 328 cơ quan sinh dục heo cái được giết mổ tại lò mổ, phát hiện 40 con có cơ quan sinh dục bất thường chiếm tỷ lệ 12,19%. Trong đó, buồng trứng kém phát triển chiếm tỷ lệ cao nhất là 6,10% (20/328). Kế đến là ống dẫn trứng và tử cung kém phát triển cùng chiếm tỷ lệ là 1,83% (6/328). U nang buồng trứng chiếm tỷ lệ là 1,52%. Thấp nhất là trường hợp buồng trứng không phát triển, chiếm tỷ lệ là 0,91% (3/328).

Qua kết quả kiểm tra ở Bảng 4.1 cho thấy những bất thường trên cơ quan sinh dục của heo cái hầu như rơi vào các trường hợp kém phát triển. Cơ quan sinh dục kém phát triển xảy ra do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết tố, thức ăn thiếu phẩm chất, do bẩm sinh, lưỡng tính, thiếu sự kích thích của heo đực… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, trường hợp dị tật bẩm sinh xảy ra ở trên heo phổ biến hơn các loài gia súc khác (Nguyễn Văn Thành, 2010). Đường sinh dục của gia súc bẩm sinh có thể có những bất thường về cơ thể học. Với thú trưởng thành sẽ cản trở hoạt động sinh dục và sinh sản như mất khả năng sản xuất trứng, dẫn tới tình trạng vô sinh. Theo Einarsson và Gustafsson (1970), những bất thường ở cơ quan sinh dục như dị tật bẩm sinh, buồng trứng kém triển hoặc không phát triển… gây suy yếu hoặc làm mất khả năng sinh sản của gia súc. Trong số những con cái bị loại thải có tới 22,1% có dị tật ở cơ quan sinh sản.

Theo Nguyễn Văn Thành (2010), kích thước trung bình buồng trứng heo là 3,5 x 2 cm, heo trên một năm tuổi buồng trứng có kích thước là 3,74 x 2,50 cm. Khi kém phát triển, buồng trứng có kích thước nhỏ hơn, có trường hợp buồng trứng chỉ nhỏ bằng hạt đậu, bề mặt phẳng, thể trạng rắn chắc, có ít hơn bốn nang trứng phát triển kém.

Bình thường ống dẫn trứng của heo dài khoảng 15-20 cm, gồm một đôi ống dẫn mỏng và mềm, mỗi ống thông với tử cung bằng một lỗ hẹp có đường kính khoảng 2 mm. Quá trình thụ tinh xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Do đó, các trường hợp dị tật ở ống dẫn trứng sẽ ảnh hưởng đến sự thụ tinh của

Trường hợp bất thường Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Buồng trứng không phát triển 3 0,91

Buồng trứng kém triển 20 6,10

Ống dẫn trứng kém triển 6 1,83

Tử cung kém triển 6 1,83

U nang buồng trứng 5 1,52

38

trứng và tinh trùng. Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng thường xảy ra trong thời gian thai phát triển. Trường hợp thường thấy là ống dẫn trứng kém phát triển ở một hay hai bên (Nguyễn Văn Thành, 2010).

Tử cung bình thường có cấu tạo gồm 3 phần: hai sừng, một thân và một cổ tử cung. Kích thước và khối lượng tử cung thay đổi tùy thuộc vào kích thước và khối lượng của thú, số lần mang thai, chu kỳ động dục, tình trạng bệnh lý sinh sản và tình trạng thai của thú. Theo Lăng Ngọc Huỳnh (2007), bình thường sừng tử cung dài 50-100 cm và có đường kính khoảng 0,6-0,8 cm. Thân tử cung dài 4-5 cm, cổ tử cung dài khoảng 10 cm và chúng có đường kính khoảng 2-3 cm. Qua kết quả kiểm tra ở Bảng 4.1 cho thấy, trường hợp tử cung kém phát triển chiếm tỷ lệ 1,83%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Heinonen và ctv (1998), trường hợp bất thường trên tử cung chiếm tỷ lệ 1,4%.

Các trường hợp cơ quan sinh dục kém hoặc không phát triển xảy ra trên heo có thể giải thích như sau: có thể do heo cái bị thiểu năng tuyến yên, rối loạn nội tiết tố, khẩu phần thức ăn hằng ngày không đủ dinh dưỡng hoặc thiếu chất như thiếu đạm, khoáng, vitamin A, D, E, B và thiếu sự kích thích của heo đực trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh dục heo cái. Khẩu phần thiếu protein sẽ ức chế chức năng nội tiết của thùy trước tuyến yên sản xuất ra hormone FSH, LH. Nếu FSH và LH không đủ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan sinh dục, làm cho heo cái không động dục, chậm động dục hoặc động dục nhưng không rụng trứng. Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH) được tiết ra từ vùng dưới đồi, nó kích thích sự phân tiết LH và FSH của thùy trước tuyến yên. Hormone FSH tác động lên buồng trứng, kích thích tế bào trứng phát triển. LH có tác dụng tăng cường quá trình phát dục của tế bào trứng, làm cho trứng chín và rụng, đồng thời LH còn đảm bảo cho sự hình thành thể vàng. Trong quá trình tăng trưởng và phát triển của noãn nang, tế bào hạt của buồng trứng sẽ tiết hormone oestrogen. Oestrogen có chức năng hình thành cơ quan sinh dục và đặc điểm sinh dục thứ cấp của con cái, biểu hiện những biến đổi của cơ quan sinh dục và hành vi sinh dục của con vật. Do đó, trong trường hợp điều kiện nuôi dưỡng không hợp lý hay rối loạn nội tiết tố sẽ dẫn đến sự rối loạn sinh lý gia súc. Nếu những rối loạn này xảy ra ở giai đoạn sớm (khi gia súc còn non) sẽ rất dễ dẫn đến những dị tật như cơ quan sinh dục kém phát triển hoặc không phát triển. Theo Nguyễn Văn Thành (2010), nguyên nhân dẫn đến tử cung kém triển là do tuyến yên phát triển không tốt hoặc do cơ năng tuyến giáp trạng và một số tuyến nội tiết khác bị rối loạn. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tử cung kém phát triển. Những

39

bất thường trên tử cung sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của gia súc, cụ thể như làm giảm khả năng động dục. Do tử cung có vai trò chính trong việc sản xuất prostaglandin (PG), loại có hoạt tính mạnh nhất là PGF2α. PGF2α xuất hiện trước rụng trứng một vài giờ và PGF2α nhanh chóng từ tử cung tới buồng trứng. Sự tiêu hủy thể vàng dưới tác dụng của PGF2α làm giảm tiết và cuối cùng là ngừng tiết progesteron. Yếu tố ức chế động dục bị loại bỏ và các nang trứng bước vào thời kỳ phát triển của chu kỳ động dục tiếp theo. Các trường hợp bất thường trên tử cung sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hủy thể vàng, do tử cung không tiết hoặc tiết ra không đủ để làm tiêu biến thể vàng, dẫn đến ngăn cản sự xuất hiện của chu kỳ động dục mới ở gia súc.

Bảng 4.2 Tỷ lệ bất thường ở một hoặc hai bên buồng trứng heo

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 4.2 cho thấy, buồng trứng không phát triển hoặc kém phát triển có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng. Trong đó, buồng trứng không phát triển ở 1 bên có tỷ lệ thấp hơn so với 2 bên (0,3% với

Bất thường Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Buồng trứng không phát triển

1 bên 1 0,30

2 bên 2 0,61

Buồng trứng kém triển 1 bên 15 4,57

2 bên 5 1,52

Tổng 23 7

40

0,61%). Ngược lại, buồng trứng kém phát triển ở 1 bên có tỷ lệ cao hơn so với buồng trứng kém triển ở cả hai bên (4,57 % với 1.52%).

Buồng trứng kém phát triển sẽ làm chậm động dục hoặc không động dục hoặc động dục không rõ ở gia súc. Trường hợp buồng trứng không phát triển hoặc kém phát triển ở 1 bên, gây ảnh hưởng ít hoặc không gây ảnh hưởng đến năng suất hay khả năng sinh sản ở heo cái so với trường hợp kém triển hoặc không phát triển ở cả 2 bên. Nếu trên gia súc có 1 buồng trứng kém triển hoặc không phát triển thì buồng trứng này sẽ không có khả năng sản xuất trứng. Buồng trứng bên còn lại vẫn phát triển bình thường và có khả năng rụng nhiều trứng. Khi gieo tinh thì có khả năng đậu 10-12 thai và số lượng thai sẽ phân bố đều ở 2 bên sừng tử cung. Trường hợp buồng trứng không phát triển ở 2 bên thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc. Vì cả 2 buồng trứng đều không có khả năng sản xuất trứng, dẫn đến hiện tượng vô sinh.

Nguyên nhân của buồng trứng kém triển hoặc không phát triển có thể là do rối loạn nội tiết tố. Trường hợp tuyến yên phát triển không bình thường hoặc do cơ năng tuyến giáp trạng bị rối loạn dẫn đến quá trình điều hòa sinh lý của heo không bình thường ảnh hưởng đến sự thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục cái, làm cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng không rụng hoặc rụng ít và không đều.

Do heo nuôi trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên heo mập hơn bình thường, làm cho cơ quan sinh dục kém phát triển. Ở những heo quá béo, sự hình thành các tế bào trứng có thể vẫn tiếp tục, nhưng quá trình rụng trứng không thực hiện được bởi buồng trứng bị bao bọc một lớp mỡ dày. Thường những thú này không có biểu hiện động dục. Bên cạnh đó, đa số heo được nuôi công nghiệp nên hầu hết heo cái được gieo tinh nhân tạo. Trong suốt quá trình nuôi dưỡng, heo cái rất ít hoặc không có cơ hội tiếp xúc với heo đực giống, nên thiếu sự kích thích của heo đực. Điều này gây tác động đến hệ thần kinh của gia súc cái (Nguyễn Văn Thành, 2010). Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), do hormone của thùy trước tuyến yên có quan hệ trực tiếp với hệ thống sinh dục. Các tác động của ngoại cảnh (như heo cái được nuôi công nghiệp, cơ hội tiếp xúc với heo đực giống rất ít hoặc không có) sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa hoạt động sinh dục của gia súc cái. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng của nang trứng. Đặc biệt là giai đoạn thành thục mà thiếu sự hiện diện của gia súc đực.

Bên cạnh đó, yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là vai trò của chất khoáng và vitamin trong khẩu phần cũng rất quan trọng. Theo Nguyễn Văn Thành (2010), iod tham gia vào quá trình tổng hợp các hormone tuyến giáp. Do đó, thiếu

41

hoặc thừa iod sẽ góp phần ảnh hưởng đến điều hòa hoạt động của buồng trứng. Thiếu vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục.

Trường hợp heo cái có cả hai buồng trứng đều kém hoặc không phát triển thì nên loại thải vì kết quả điều trị rất thấp. Nếu bất thường xảy ra ở một buồng trứng thì có thể can thiệp được bằng cách sau để kích thích cơ năng của buồng trứng dần dần hồi phục lại trạng thái sinh lý bình thường:

Tăng cường quá trình nuôi dưỡng chăm sóc để nâng cao sức khỏe cho gia súc. Cung cấp đầy đủ các chất đạm, khoáng, nguyên tố vi lượng và một số vitamin cần thiết như: kẽm, phospho, mangan, iod,…, vitamin A, D, E trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của heo cái theo từng giai đoạn phát triển.

Nuôi heo cái trong chuồng trại không quá chật hẹp và cho heo cái thường xuyên đi lại vận động để tránh mập hơn bình thường.

Ngoài ra, có thể kích thích hưng phấn sinh dục của gia súc cái bằng việc thả chung đực giống với con cái. Hoặc có thể dùng huyết thanh ngựa chửa hay hormone sinh dục. Trong quá trình kích thích để cơ năng sinh dục dần trở lại trạng thái hoạt động sinh lý bình thường, cần phải tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý để có thể nâng cao kết quả điều trị.

Hình 4.11. Buồng trứng không phát triển Hình 4.12. Buồng trứng kém phát triển 1 bên

42

Bảng 4.3 Tỷ lệ u nang ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng

U nang buồng trứng là nguyên nhân quan trọng gây ra vô sinh, biểu hiện chu kỳ động dục thất thường hoặc không động dục ở heo. Bệnh này chiếm khoảng 10% trong số những bệnh sinh sản ở heo cái được đưa đến lò mổ (Miller, 1984).

U nang buồng trứng có nguồn gốc từ nang mà không rụng trứng nhưng liên tục phát triển lớn dần lên cho đến khi chúng vượt quá đường kính 15 mm. Các tế bào thượng bì của noãn bao bị thoái hóa và biến đổi, tổ chức liên kết tăng sinh làm bao noãn dày lên, vì vậy noãn bao không vỡ ra được, tế bào trứng không được giải phóng và bị chết, noãn bào chứa đầy dịch (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008). U nang nang noãn xảy ra phổ biến trên gia súc cho sữa và heo. Hiếm xảy ra trên gia súc cho thịt, cừu và ngựa (Bearden, 2004). U nang buồng trứng có thể kế phát từ một số bệnh như sát nhau, sẩy thai,…

Nguyên nhân u nang buồng trứng có liên quan đến các tuyến nội tiết sinh ra các hormone sinh sản. Đặc biệt là vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, nội mạc tử cung và cả tuyến thượng thận. Nguyên nhân tiên phát của u nang buồng trứng là do rối loạn tiết hormone FSH và LH, dẫn đến quá trình rụng trứng diễn ra không bình thường.

Qua kiểm tra 328 cơ quan sinh dục heo cái được giết mổ, kết quả thu được như sau: có 5 trong số 328 cơ quan sinh dục heo cái xuất hiện bất thường ở buồng trứng (u nang buồng trứng) chiếm tỷ lệ 1,52%. Trong đó, u nang noãn chiếm tỷ lệ 0,91% (3/328). U nang hoàng thể xuất hiện ở 1 bên chiếm tỷ lệ 0,61% (2/328). Kết quả còn cho thấy buồng trứng bị u nang noãn xuất hiện ở 1 bên và cả 2 bên với tỷ lệ tương ứng là 0,61% và 0,3%. Trong 5 trường hợp bị u nang buồng trứng thì u nang buồng trứng đa chiếm tỷ lệ là 0,91% (3/238) và u nang buồng trứng đơn chiếm tỷ lệ là 0,6% (2/238).

Theo Nguyễn Văn Thành (2010), u nang hoàng thể có kích thước thường lớn hơn u nang noãn. U nang hoàng thể có thể xuất hiện ở 1 bên hay cả 2 bên buồng trứng, vỏ nang rất mỏng, trong nang chứa chất hoàng thể và thường có lượng progesteron cao. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, buồng trứng

U nang buồng trứng Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

U nang noãn 1 bên 2 0,61

2 bên 1 0,30

U nang hoàng thể 1 bên 2 0,61

43

bị u nang hoàng thể trong hai trường hợp u nang chỉ xuất hiện ở 1 bên chiếm tỷ lệ là 0,61%.

Nghiên cứu của Castagna và ctv (2004) khảo sát 1990 con, trong đó có 146 heo hậu bị, 299 heo nái so và 1545 heo nái rạ, từ 2 trang trại ở bang Santa Cataria và bang Mato Grosso của Brazil. Họ dùng phương pháp siêu âm để phát hiện u nang buồng trứng, nhằm đánh giá phạm vi ảnh hưởng của u nang buồng trứng đối với đàn heo sinh sản. Những u nang với thành nang mỏng, bề mặt nhẵn và kích thước lớn hơn 2 cm. Kết quả phát hiện được u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ là 2,36% (47/1990). Trong đó có 17 con được phát hiện ở trại bang Santa Cataria và 30 con ở trại bang Mato Grosso. Trường hợp u nang

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 47)