Những bất thường trên đường sinh dục của heo cái

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 28)

2.3.1 Âm đạo, âm hộ

Một số trường hợp âm đạo kém phát triển với khe rất hẹp và thông vào tử cung rất nhỏ.

Trường hợp âm đạo có hạt với các hạt bọc nước đục, kích thước to nhỏ khác nhau nằm rải rác hay tập trung từng đám, lồi hẳn ra ngoài vách âm đạo. Bệnh thường có tính di truyền, không lây lan và nguyên nhân đang được khảo sát (Nguyễn Văn Thành, 2010).

Âm đạo và âm hộ có thể rách do thương tích lúc sinh, có thể chỉ rách màng niêm hoặc rách cả vách. Mỡ vùng xoang chậu quá nhiều có thể lòi vào âm đạo (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).

Viêm âm đạo: có thể do khi phối giống hoặc khi đẻ bị xây sát và nhiễm trùng. Nếu nhẹ thì thấy niêm mạc hơi sưng, xung huyết, có nước thẩm xuất. Nếu bệnh mạn tính thì thì niêm mạc cứng, trắng nhợt hoặc có chỗ đỏ chỗ trắng không đều. Nước thẩm xuất đục. Nếu viêm có mủ thì trong âm đạo có nhiều mủ (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999). Hậu quả của viêm âm đạo thường làm các tế bào của âm đạo tăng sinh, niêm mạc âm đạo sẹo hóa,

H à m l ư ợ n g h o rm o n e Động dục Rụng trứng Động dục Rụng trứng Progesteron Estradiol

Ngày của chu kỳ

Hình 2.10. Biến đổi hàm lượng hormone trong chu kỳ động dục của gia súc cái (Nguyễn Xuân Trạch, 2003)

18

nhăn nhúm, lòng âm đạo bị hẹp ảnh hưởng đến quá trình phối giống và sinh sản lần sau (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008).

2.3.2 Tử cung

Những sai lệch vị trí như tử cung dời chỗ trong xoang bụng. Các vị trí sai lệch có thể do xoắn, lồi hoặc vỡ tử cung. Vỡ tử cung có thể xảy ra đột ngột nhưng thường vào lúc sinh. Vỡ tử cung hoàn toàn thường gây chết vì xuất huyết và gây viêm phúc mạc và màng treo (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).

2.3.2.1 Các trường hợp dị tật tử cung

Tử cung một sừng với một hay hai buồng trứng, không có liên hệ về mặt giải phẩu học giữa thân và sừng. Không có sừng tử cung, không có cổ tử cung, hẹp và tịt sừng tử cung. Hai thân tử cung, cổ tử cung luôn co thắt, tử cung kém phát triển.

Không có tử cung và âm đạo dị dạng: khi thú trưởng thành sinh dục nhưng cơ quan sinh dục không phát triển bình thường. Một số trường hợp bên ngoài bình thường nhưng không có tử cung (Nguyễn Văn Thành, 2010).

2.3.2.2 Viêm cổ tử cung

Viêm thể cấp gây sưng phù thủng và cương mạch tích cực, có thể có mủ lan vào âm đạo (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005). Viêm cổ tử cung thường làm cho kết quả phối giống rất thấp thậm chí không kết quả. Bệnh này có thể kế phát từ các thể viêm âm đạo, viêm tử cung…Niêm mạc cổ tử cung bị sung huyết, bị phù có khi có vết loét hoặc dính mủ. Tổ chức liên kết cổ tử cung tăng sinh làm cho cổ tử cung trở nên cứng rắn. Viêm cổ tử cung kéo dài gây thắt hẹp cổ tử cung. Hậu quả khi cổ tử cung bị tắc là khi gia súc động dục, niêm dịch không thoát ra ngoài được (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).

Tử cung tích nước: thành tử cung mỏng, bên trong lùng nhùng rất rõ. Thường là bệnh thứ phát của viêm phúc mạc mạn tính. Con vật thường mất khả năng sinh sản hoặc nếu có thụ thai thì sau cũng dễ bị sẩy thai. Bệnh hay tái phát (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999).

2.3.2.3 Viêm tử cung

Viêm giới hạn ở nội mạc tử cung gọi là viêm nội mạc, nếu chiếm hết cả bề dày của tử cung là viêm tử cung (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).

Viêm tử cung: là một trong những tổn thương đường sinh dục có dịch lẫn mủ, thành tử cung dày hơn bình thường. Trên buồng trứng có thể xuất hiện những u nang hoặc tồn tại thể vàng bệnh lý. Nguyên nhân: do thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý. Khẩu phần thừa hay thiếu protein trước và trong thời kỳ

19

mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. Heo cái sử dụng quá nhiều tinh bột gây đẻ khó. Ngược lại, thiếu dinh dưỡng heo cái sẽ ốm yếu, sức đề kháng cơ thể giảm. Thiếu khoáng chất, vitamin trong khẩu phần ảnh hưởng đến chứng viêm tử cung. Thiếu vitamin A sẽ gây hóa sừng ở niêm mạc, đẻ khó, sót nhau.

Viêm tử cung thường xảy ra ở thể khá trầm trọng và có thể làm thú chết do toàn nhiễm, máu nhiễm độc nếu không chữa trị kịp. Mô liên kết dưới màng tương phù thủng và nhiều bạch cầu trung tính. Bạch cầu lan tràn trong màng niêm kết hợp với xuất huyết, hoại tử và tróc ra. Các loại vi trùng thường gặp

như Staphylococcus, Streptococcus, Corynebacterium pyogenes, Brucella

abortus (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).

2.3.3 Lưỡng tính

Theo Bearden (2004), lưỡng tính là tình trạng mà bản năng giới tính của cá thể bị xáo trộn bởi sự hiện diện cấu trúc cơ thể của cả hai giới tính. Lưỡng tính được phân 2 loại: lưỡng tính thật và lưỡng tính giả.

Lưỡng tính thật có cả tuyến sinh dục đực và cái. Chúng có thể hoặc riêng biệt hoặc kết hợp trứng - tinh hoàn.

Lưỡng tính giả là hoặc có tinh hoàn hoặc có buồng trứng nhưng phần còn lại của hệ thống sinh sản đại diện cả hai giới tính. Lưỡng tính giả thường được phân loại con đực hoặc cái theo loại tuyến sinh dục hiện diện. Con đực trong trường hợp lưỡng tính giả thì có tinh hoàn của thú đực bình thường, nhưng mặt khác thì có thể có cấu trúc cơ quan con cái lớn, biểu lộ tính dục thứ cấp của thú cái.

Đực giả cái: thú có hình dạng là cái, cơ quan sinh dục cái nhưng âm đạo chỉ là một túi bịt hoặc không có, khi trưởng thành sinh dục thì vú phát triển, biểu hiện sinh lý thú cái. Khi khám thấy có hai dịch hoàn sản xuất testosteron bình thường, song vì điểm nhận của dịch bào tương đối với testosteron hạn chế, nên testosteron không có tác dụng đến tổ chức đích, thú thường vô sinh.

Cái giả đực: do nguồn androgen tiết quá nhiều trên thú cái có cơ quan sinh dục bình thường, nhưng lại biểu hiện sinh lý thú đực bên ngoài. Nguyên nhân thường do rối loạn vỏ thượng thận (Nguyễn Văn Thành, 2010).

Lưỡng tính thật với sự kết hợp khác nhau của buồng trứng, tinh hoàn, và trứng-tinh hoàn có hiện diện trên ngựa, cừu, bò và heo. Thường xảy ra trên cừu và heo hơn các loài khác. Lưỡng tính giả thì phổ biến hơn lưỡng tính thật (Bearden, 2004).

2.3.4 Buồng trứng

Tổn thương thông thường như: có nang nước gần buồng trứng, thường có ở mọi loài thú, có một hay nhiều nang, đường kính lên tới 5 cm. Những nang

20

nước này gắn vào buồng trứng, ống dẫn trứng hay màng treo buồng trứng (Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005).

2.3.4.1 Viêm buồng trứng

Buồng trứng bị viêm có hình tròn, sưng to, mềm và nhẵn. Không thấy noãn bào và hoàng thể. Nếu viêm mạn tính thì thể tích buồng trứng tăng rõ rệt, trên mặt lồi lõm, có chỗ rắn chỗ mềm.

2.3.4.2 Buồng trứng kém phát triển

Những cấu trúc không bình thường ở heo cái như: có bộ máy sinh dục không phát triển đầy đủ, biểu hiện ở chỗ giảm kích thước của tử cung, buồng trứng, âm đạo,…

Heo từ 9-15 tháng tuổi, buồng trứng hình bầu dục, nặng 3-10 g. Khi kém phát triển thì chỉ lớn bằng hạt đậu Hà Lan, bề mặt phẳng, có một đến bốn nang trứng phát triển kém, không có thể vàng, có trường hợp chỉ có một bên buồng trứng có thể vàng. Những biến đổi về cấu trúc giải phẩu, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của buồng trứng nhất là do nội tiết tố.

Bệnh buồng trứng teo chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp vô sinh. Thể trạng buồng trứng rắn chắc, cấu trúc vi thể cho thấy vùng vỏ và vùng tủy bị thoái hóa, nang noãn sơ cấp tiêu biến, phần nhu mô tuyến thay thế bằng nhu mô liên kết sợi. Bên cạch đó, sừng tử cung thiếu phát triển, ở heo khoảng 6-8 cm, rộng 0,5-2 cm. Thân tử cung cũng hẹp 1,2-1,8 cm, âm đạo khi thiếu phát triển thì sẽ tạo khe hẹp, đường thông nhỏ. Đây là trường hợp heo bị thiểu năng tuyến yên, rối loạn nội tiết tố, thức ăn thiếu phẩm chất, thiếu sự kích thích của heo đực, làm cho hệ sinh dục thiếu phát triển và heo trở nên vô sinh (Nguyễn Văn Thành, 2010).

Triệu chứng đặc thù của bệnh này là chu kỳ động dục kéo dài, biểu hiện của động dục không rõ hoặc có động dục nhưng không rụng trứng (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999).

2.3.4.3. Dị tật ống dẫn trứng

Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng thường xảy ra trong thời gian thai phát triển, các trường hợp thường thấy là ống dẫn trứng không phát triển một hay hai bên, ống dẫn trứng bị co thắt.

2.3.4.4 Viêm ống dẫn trứng

Thường là thứ phát của viêm nội mạc tử cung hoặc phúc mạc. Ống dẫn trứng sưng và cứng. Có trường hợp buồng trứng quyện thành một búi tròn do dính với các tổ chức xung quanh (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999).

21 2.3.5 Tồn thể vàng

Thể vàng tồn tại là một bệnh mà gia súc sau khi đẻ xong hoặc sau hiện tượng động dục, chưa phối giống hoặc phối giống không có thai mà thể vàng vẫn được tồn tại một thời gian, có thể kéo dài hàng tháng. Hoàng thể không thoái hóa gây thú cái không biểu hiện động dục, làm cho người ta hiểu lầm thú cái mang thai. Về mặt cấu tạo cũng như tác dụng sinh lý, hoàng thể lưu cũng gần giống hoàng thể khi con vật có chửa và hoàng thể của chu kỳ động dục, nó vẫn có thể tiết ra progesteron, để ức chế tuyến yên tiết FSH, LH, làm noãn bào không phát triển, con vật không động dục (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1999). Thường thấy một bên buồng trứng hoặc cả 2 bên buồng trứng to lên, hoàng thể to hay nhỏ nhô lên trên mặt ngoài của buồng trứng (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008).

Bệnh có thể do rối loạn nội tiết tố, do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, khai thác sử dụng gia súc cái không hợp lý hoặc do kế phát một số quá trình bệnh lý ở ống dẫn trứng, tử cung…Viêm tử cung luôn luôn gây ra hiện tượng thể vàng tồn lưu, bởi vì tử cung không tiết ra prostaglandin để tiêu hủy thể vàng. Thể vàng này ngăn cản sự xuất hiện chu kỳ động dục mới (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

2.3.6 U nang buồng trứng

U nang buồng trứng có nguồn gốc từ nang mà không rụng trứng nhưng liên tục phát triển lớn dần lên cho đến khi chúng vượt quá đường kính 15 mm. Thành nang mỏng, sản xuất oestrogen chủ yếu, cùng với sự tập trung cao hơn của androgen. Các tế bào thượng bì của noãn bao bị thoái hóa và biến đổi, tổ chức liên kết tăng sinh làm bao noãn dày lên, vì vậy noãn bao không vỡ ra được, tế bào trứng không được giải phóng và bị chết, noãn bào chứa đầy dịch (Văn Lệ Hằng và ctv, 2008). U nang nang noãn xảy ra phổ biến trên gia súc cho sữa và heo. Hiếm xảy ra trên gia súc cho thịt, cừu và ngựa (Bearden, 2004).

U nang buồng trứng là một rối loạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở heo cái. Về phương diện chẩn đoán bệnh và tiến triển của bệnh thì rất khó phát hiện. Trên buồng trứng xuất hiện một hoặc nhiều u nang.

U nang buồng trứng gây ra hiện tượng động dục không đều đặn và triệu chứng có thể thay đổi từ không có biểu hiện động dục đến biểu hiện động dục liên tục (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). U nang buồng trứng có thể kế phát từ một số bệnh như sát nhau, sẩy thai,…

Theo Nguyễn Văn Thành (2010), u nang buồng trứng chia làm hai loại: u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng: là những nang nhỏ, có vỏ mỏng, căng mọng, chứa nước, gồm: nang bọc noãn, nang hoàng tuyến, nang

22

hoàng thể. U nang thực thể: có thể một bên buồng trứng hay cả hai bên buồng trứng, đa số là những u lành, tuy nhiên chúng có khả năng ác tính, gồm: u nang buồng trứng nước, u nang nhầy, nang bì.

 U nang buồng trứng nước: có thể có một nang rất to, thành nang dày, có hai lớp ngoài cùng là một tổ chức xơ, trong nang là một tổ chức nước trong.

 U nang nhầy: hay gặp nhất ở một bên buồng trứng, nó có thể rất to, có nhiều thùy, thành dày, trong là nước sánh đặc. Lớp thành thường có hai lớp, ngoài là lớp xơ, trong là lớp thượng bì.

 U nang bì: thường là nang không to lắm, có thể gặp ở hai bên buồng trứng. Trong nang thường có chất nhầy như bã đậu.

U nang buồng trứng nếu được chia theo hình thái học gồm:

 U nang buồng trứng đơn: chỉ có một nang noãn trên buồng trứng, có đường kính lớn hơn 15 mm.

 U nang buồng trứng đa: có nhiều hơn một nang noãn trên buồng trứng, có đường kính lớn hơn 15 mm (Heinonen và ctv, 1998).

Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003), nguyên nhân của bệnh u nang buồng trứng có liên quan đến các tuyến nội tiết sinh ra các hormone sinh sản. Đặc biệt là vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, nội mạc tử cung và cả tuyến thượng thận. Nguyên nhân tiên phát của u nang buồng trứng là do rối loạn tiết hormone LH, dẫn đến quá trình rụng trứng diễn ra không bình thường. Trong trạng thái bình thường, oestrogen do nang graff sản sinh gây ra hiện tượng giải phóng LH một vài giờ trước khi rụng trứng. LH gây rụng trứng và thúc đẩy quá trình hình thành thể vàng. Khi việc giải phóng LH bị rối loạn, những trường hợp có thể xảy ra:

 Có một lượng LH cho quá trình rụng trứng và lutein hóa nhưng ít hơn bình thường nên rụng trứng bị chậm. Trên buồng trứng hình thành một thể vàng nhưng không có quá trình thụ thai do tế bào sinh dục mất khả năng thụ tinh. Động dục xuất hiện muộn hơn bình thường. Cũng có thể lượng LH không đủ để gây ra rụng trứng và lutein hóa. Kết quả là hình thành một u nang và hàm lượng progessteron trong máu rất thấp.

 Có một lượng LH đủ cho quá trình rụng trứng nhưng quá ít để hình thành thể vàng hoàn chỉnh, dẫn đến hình thành một thể vàng nang. Thể vàng này được hình thành xung quanh một khoang đường kính trên 1 cm, chứa đầy dịch. Thể vàng nang không có ý nghĩa bệnh lý rõ. U nang hoàng thể có vỏ nang mỏng, trong nang thường chứa lượng progesteron cao, có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên buồng trứng.

 Việc tiết LH không đủ cho rụng trứng, nhưng đủ cho lutein hóa, dẫn đến kết quả hình thành một nang lutein có khả năng tiết progesteron. Hậu quả đưa đến

23

trạng thái không động dục kéo dài. Hàm lượng progesteron trong máu không bao giờ cao như trạng thái bình thường.

U nang buồng trứng xuất hiện có liên quan đến những yếu tố:

 Di truyền: đến nay người ta vẫn chưa rõ là chính bản thân bệnh có tính di truyền trực tiếp hay việc giảm tiết hormone có tính di truyền. Hệ số di truyền ước lượng trong khoảng 0,2 và 0,3.

 Tuổi: tần số xuất hiện rối loạn này tăng bắt đầu từ 5 năm tuổi.

 Mùa vụ: ở những nước khí hậu ôn đới, bệnh này thường xuất hiện vào mùa đông, mùa mà gia súc nhốt thường xuyên trong chuồng. Tuy nhiên vẫn chưa rõ là việc xuất hiện bệnh có liên quan đến giảm vận động của gia súc hay giảm độ chiếu sáng hoặc những yếu tố khác.

 Khí hậu: trong quá trình hình thành và phát triển noãn bào, gia súc gặp phải điều kiện khí hậu và nhiệt độ của môi trường thay đổi quá đột ngột.

 Thời điểm sau khi đẻ và tiết sữa: giữa ngày thứ 15 và ngày thứ 45 sau khi đẻ, tần số xuất hiện u nang buồng trứng lớn nhất. Tần số xuất hiện thường lớn hơn ở những con có năng suất sữa tốt.

 Thức ăn: một số loại thức ăn có chứa oestrogen thực vật và những hormone này gây rối loạn hệ thống hormone gia súc. Khẩu phần ăn hàng ngày đơn điệu, kém phẩm chất.

 Sử dụng hormone: tiêm oestrogen vào pha noãn nang của chu kỳ làm xuất hiện các u nang buồng trứng. Khi tiêm oestrogen vào làm cho tuyến yên giải

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)