Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 37)

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về các vấn đề liên quan đến sinh sản và các bệnh trên đường sinh dục của gia súc cái. Nhưng những tư liệu nghiên cứu có liên quan về các bất thường trên cơ quan sinh sản của heo cái còn rất ít.

Theo Nguyễn Văn Thành (2010), buồng trứng hoạt động kém gây biểu hiện động dục không rõ. Một số buồng trứng có đường kính nang nhỏ hơn 14 mm có chứa progesteron, một số đang thoái hóa, một số đang tồn tại. Trường hợp này ngăn cản biểu hiện động dục. Những nang nhỏ đang sản xuất oestrogen gây chu kỳ động dục kéo dài, không đều hay gây động dục mạnh. Những túi nang đơn thông thường ít gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh dục heo cái.

Cũng theo Nguyễn Văn Thành (2010), heo cái hậu bị 9 tháng tuổi bị loại thải do không có biểu hiện động dục, gồm 45% heo có bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh nhưng không có biểu hiện động dục, còn 55% có bộ phận sinh dục chưa phát triển (tuổi thành thục đến chậm). Kiểm tra 575 heo cái vô sinh nhận thấy có 2,8% là heo lưỡng tính. Khảo sát 11.100 heo cái ở nhà máy Vissan (2000) ghi nhận có 2,2% heo lưỡng tính và có bệnh ở buồng trứng. Dị tật cơ quan sinh dục thú cái xảy ra trong thời kỳ thai nhi, những biến đổi về cấu trúc giải phẩu, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của buồng trứng nhất là do nội tiết tố.

Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1999) ghi nhận gia súc mắc bệnh ở cơ quan sinh dục hoặc các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, toàn thân suy nhược có thể làm cho cơ năng buồng trứng giảm sút và hoàng thể tồn tại, dẫn đến không sinh sản.

27 2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, vấn đề sinh sản ở gia súc đã và đang được nghiên cứu một cách toàn diện. Hằng năm các chương trình đào tạo quốc tế về sinh sản gia súc thường xuyên được tổ chức tại trường Đại Học Khoa Học Nông Nghiệp Uppsala (Thụy Điển), Trung tâm Khoa học Quốc tế về Nông nghiệp Cairo (Ai Cập).

Đối với heo nuôi sinh sản thì cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi. Những bất thường của cơ quan sinh sản làm năng suất chăn nuôi heo cái bị ảnh hưởng.

Einarsson và Gustafsson (1970) đã nghiên cứu về vấn đề heo cái hậu bị bị loại thải và tìm thấy 22,1% gia súc có dị tật ở cơ quan sinh sản.

Theo Miller (1984), bệnh u nang buồng trứng chiếm khoảng 10% trong vấn đề sinh sản ở những con heo cái bị loại thải ở lò mổ.

Ở Phần Lan, nghiên cứu của Heinonen và ctv (1998) tại một lò mổ. Trong 1708 cơ quan sinh sản của heo cái và heo hậu thì buồng trứng không hoạt động chiếm 25,1%, u nang buồng trứng chiếm 6,2%, dị tật bẩm sinh 0,8%. Chúng bị loại thải vì khả năng sinh sản bị suy yếu, không mang thai, không động dục hoặc đẻ ít con.

Ở Thái Lan, Tummaruk và Kesdangsakonwut (2010) nghiên cứu về heo cái hậu bị bị loại thải ở lò mổ. Trong 336 cơ quan sinh dục được thu nhận, u nang buồng trứng tìm thấy ở 44 con (13,1%). Những con có trọng lượng ≥ 161 kg tỷ lệ u nang buồng trứng cao hơn những con có trọng lượng ≤ 130 kg (20,3% với 8,1%). Tỷ lệ u nang buồng trứng có khuynh hướng cao hơn đối với những con cái ở trong điều kiện lạnh (18,6%) so với những con ở điều kiện nóng (10%) và ở mùa mưa (11,4%).

Nghiên cứu ở Brazil của Castagna và ctv (2004) khảo sát 1990 con, trong đó có 146 heo hậu bị, 299 heo nái so và 1545 heo nái rạ. Họ dùng phương pháp siêu âm để phát hiện u nang buồng trứng, nhằm đánh giá phạm vi ảnh hưởng của u nang buồng trứng đối với đàn heo sinh sản. Kết quả phát hiện được u nang buồng trứng chiếm tỷ lệ là 2,36% (47/1990). Trường hợp u nang xuất hiện ở heo hậu bị chiếm tỷ lệ 2,7% (4/146), ở heo nái so chiếm tỷ lệ 1% (3/299) và ở heo nái rạ chiếm tỷ lệ là 2,6% (40/1545). Do những u nang đơn không thoái hóa hoặc do không có sự can thiệp của hormone, nên u nang buồng trứng đơn có thể hiện diện và tiến triển thành những u nang buồng trứng đa, ảnh hưởng đến chu kỳ động dục và sự thụ thai của gia súc.

28

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện

3.1.1 Thời gian và địa điểm khảo sát

Thời gian: từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013. Địa điểm:

Những bất thường trên cơ quan sinh dục của heo cái được ghi nhận, thu thập tại khu giết mổ ô 5 ở Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm I, Phân xưởng 1 sơ chế gia súc tập trung thành phố Cần Thơ.

3.1.2 Dụng cụ và hóa chất

Dao, kéo, pen, túi nhựa đựng mẫu, thùng giữ mẫu, chai nhựa trữ mẫu, bút, thước, sổ ghi chép, máy chụp hình, máy tính.

3.1.3 Đối tượng khảo sát

Cơ quan sinh dục của heo cái ngay sau khi vừa được giết mổ. 3.1.4 Chỉ tiêu khảo sát

Xác định nguồn gốc, giống, trọng lượng của heo trước khi giết mổ. Khảo sát những bất thường trên đường sinh dục của heo cái sau giết mổ. Khảo sát địa điểm xây dựng, cách bố trí, quy trình giết mổ và hoạt động của công nhân.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Điều tra hồi cứu nguồn gốc, giống, trọng lượng của heo

Xác định nguồn gốc, giống heo bằng cách hỏi chủ đem heo đến giết mổ. Quan sát ghi nhận về trọng lượng.

3.2.2 Phương pháp khảo sát quy trình giết mổ

Quan sát, ghi nhận và thu thập thông tin tại lò mổ: địa điểm xây dựng, cách bố trí, quy trình giết mổ và hoạt động của công nhân.

3.2.3 Phương pháp khảo sát đánh giá những bất thường trên đường sinh dục heo cái dục heo cái

Cơ quan sinh dục của heo cái sau khi giết mổ được quan sát một cách tổng quát từ ngoài vào, như âm hộ, âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Những biến đổi hoặc bất thường về màu sắc, kích thước, hình dạng, trạng thái của từng cơ quan được ghi nhận và kiểm tra chuyên sâu.

 Đối với âm đạo, âm hộ: kiểm tra, so sánh với cơ quan bình thường.

 Trường hợp âm đạo bị viêm: nếu nhẹ thì niêm mạc hơi sưng, sung huyết. Nếu bệnh mạn tính thì niêm mạc cứng, trắng nhạt hoặc có chỗ đỏ chỗ trắng không đều. Nếu viêm có mủ thì trong âm đạo có nhiều mủ.

29

 Đối với tử cung: dùng tay sờ nắn vào vùng tử cung, nếu nghi ngờ có những trạng thái bất thường thì dùng dao bén mở tử cung để quan sát trạng thái và chất dịch bên trong tử cung. Ghi nhận các trường hợp dị tật tử cung như: tử cung một sừng với một hay hai buồng trứng, không có sừng tử cung và cổ tử cung, hẹp sừng tử cung, hai thân tử cung, tử cung kém phát triển. Một số trường hợp bên ngoài bình thường nhưng không có tử cung hay vòi fallope hoặc một phần âm đạo.

 Đối với ống dẫn trứng: kiểm tra xem ống dẫn trứng có bị tắc nghẽn không. Trường hợp tắc ngẽn ống dẫn trứng là do tích tụ chất lỏng ở trong ống dẫn trứng.

 Đối với buồng trứng: quan sát bề mặt của buồng trứng. Những thể vàng, nang trứng bình thường có đường kính lớn hơn 5 mm. Trong giai đoạn động dục, buồng trứng có các nang noãn đang phát triển ở các giai đoạn thường có đường kính 5-15 mm. Buồng trứng ở giai đoạn không hoạt động thì không có thể vàng cũng không có nang trứng hoặc có nang trứng với đường kính nhỏ hơn 5 mm.

 Trường hợp u nang buồng trứng được xác định khi những nang noãn có đường kính lớn hơn 15 mm. Có hai dạng u nang buồng trứng: u nang buồng trứng đơn và u nang buồng trứng đa.

U nang buồng trứng đơn: chỉ có một nang noãn trên buồng trứng, có đường kính lớn hơn 15 mm.

U nang buồng trứng đa: có nhiều hơn một nang noãn trên buồng trứng, có đường kính lớn hơn 15 mm (Heinonen và ctv, 1998).

 Bình thường kích thước trung bình buồng trứng heo là 3,5 x 2 cm, heo trên một năm tuổi là 3,74 x 2,50 cm (Nguyễn Văn Thành, 2010). Trường hợp buồng trứng kém phát triển hoặc không phát triển, kích thước buồng trứng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước bình thường và không có hoặc có rất ít sự hiện diện của noãn nang. Có trường hợp buồng trứng chỉ nhỏ bằng hạt đậu và không có sự hiện diện của noãn nang.

 Những trường hợp bộ phận sinh dục có những bất thường sẽ được ghi nhận và cho vào túi nhựa, đánh số thứ tự, cho vào thùng giữ mẫu có chứa đá khô, sau đó đem về phòng thí nghiệm để quan sát.

Phương pháp xử lý số liệu:

30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả khảo sát quy trình giết mổ

Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng, cách bố trí và hoạt động giết mổ heo tại lò mổ.

4.1.1 Địa điểm và bố trí

Phân xưởng 1 sơ chế gia súc tập trung thuộc Xí nghiệp chế biến thực phẩm I thành phố Cần Thơ, thuộc Khu vực 2, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí thuận tiện cho giao thông và cách xa đường giao thông chính.

Đây là cơ sở giết mổ quy mô lớn thành phố Cần Thơ. Ngoài giết mổ, lò mổ còn có phân xưởng để chế biến thực phẩm. Lò mổ có công suất giết mổ khoảng 400-500 con/ngày. Tổng diện tích là 16.500 m2, có tường rào bao quanh, được bố trí thành 2 khu vực riêng biệt gồm khu vực hành chính và khu vực sản xuất.

Diện tích của các khu như sau:

Khu nhốt gia súc chờ giết mổ: 3.000 m2

Khu giết mổ gia súc, bao gồm 5 ô giết mổ: 1.800 m2 Lò quay heo: 900 m2

Nhà làm việc, cấp nước, kho chứa chất đốt: 400 m2 Khu cách ly thú bệnh: 100 m2

Hệ thống ao xử lý nước thải: 6.800 m2 Khu pha lóc: 300 m2

Lối đi nội bộ, cây xanh: 3.200 m2.

Hố sát trùng bố trí gần cổng, được phun thuốc diệt côn trùng hàng quý và được tiêu độc hàng ngày. Phương tiện ra vào lò mổ phải thông qua hố sát trùng.

31 9 8 7 2 1 5 5 4 10 3 Lối vào 6 6 6

Hình 4.1. Sơ đồ tổng quan lò mổ Cần Thơ Chú thích:

1. Nhà bảo vệ

2. Hố sát trùng

3. Khu vực giếng khoan

4. Lò quay

5. Khu hành chính

6. Ô giết mổ 7. Khu pha lóc thịt

8. Khu cách ly và xử lý heo bệnh 9. Khu vực xử lý nước thải 10.Kho chứa tro

Lối vào ô giết mổ

Hệ thống thoát nước thải

32 Chú thích:

1. Đường dẫn heo từ khu nhốt chờ giết mổ

2. Bệ chọc tiết

3. Lò nấu nước nóng để cạo lông heo

4. Bệ cạo lông heo

5. Bể chứa nước sử dụng trong ô giết mổ

6. Hệ thống motor nâng, thanh nâng và móc treo gia súc để lấy phủ tạng và chẻ đôi thân thịt 7. Nơi làm sạch phủ tạng 8. Lò đốt 4 3 3 2 5 Hành lang sau lò mổ 8 8 4 6 6 6 7 7 1 Hành lang trước lò mổ Hình 4.2. Sơ đồ bố trí một ô giết mổ

33

4.1.2 Nước sử dụng trong cơ sở và hệ thống thoát nước thải

Nguồn nước: nước dùng để rửa thân thịt là nước đã được sát trùng. Nước dùng để tắm heo là nước giếng đã qua hệ thống lọc và khử phèn. Nguồn nước sử dụng có gửi mẩu để kiểm tra hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất và đạt yêu cầu về các chỉ tiêu vi sinh vật.

Hệ thống cống thoát nước dọc theo các dãy chuồng nhốt và khu giết mổ dẫn đến khu nước thải được xử lý bằng phương pháp lọc (15 hầm lọc) và ủ Biogas (18 túi Biogas) được bố trí cuối lò mổ.

Chất thải rắn: được nhân viên vệ sinh thu gom và dọn sạch sau mỗi ca giết mổ.

4.1.3 Chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ

Theo khảo sát cho thấy chuồng nuôi nhốt heo trước khi giết mổ có mái che, nền được tráng xi măng chống trơn trượt. Nơi nuôi nhốt được chia thành các ô chuồng khác nhau.

Hình 4.3. Khu vực giết mổ gia súc Hình 4.4. Khu vực pha lóc thịt

34

Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra heo trước khi giết mổ và có nơi cách ly gia súc nghi mắc bệnh.

4.1.4 Khu giết mổ

Tường phía trong khu giết mổ được lát gạch men, dễ vệ sinh và khử trùng. Nền của ô giết mổ được tráng xi măng, dễ vệ sinh. Tuy nhiên với độ dốc chưa đủ nên nước còn đọng trên sàn.

Có hệ thống móc treo gia súc để mổ lấy lòng và chẻ đôi thân thịt, đảm bảo thân thịt cao hơn mặt sàn theo quy định.

Diện tích bên trong một ô giết mổ tương đối hẹp. Với việc bố trí một bể đựng nước ngay trong ô giết mổ thì dễ dàng đi lại và thuận tiện trong thao tác. Tuy nhiên, do công nhân dùng xô hoặc thùng nước đặt ở sàn mổ rồi cho vào bể để múc nước. Sau đó lại dùng nước trong bể để rửa nội tạng, dụng cụ giết mổ và phần thân thịt. Bên cạnh đó, việc pha loãng huyết cũng sử dụng nguồn nước trong bể.

4.1.5 Nguyên liệu đốt

Trấu là nguyên liệu đốt được dùng để cung cấp nước nóng cho việc giết mổ. Số lượng trấu được dùng trong 1 ngày khoảng 60 bao (12 kg/bao).

4.1.6 Công nhân và quy trình giết mổ

Công nhân giết mổ

Công nhân thuộc sự quản lý của lò mổ: bao gồm cán bộ chính thức và hợp đồng khoảng 40 người. Gồm ban giám đốc, nhân viên kế toán, nhân viên làm việc trong các siêu thị, nhân viên cấp điện nước, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh….

Hình 4.6. Chuồng nhốt heo chờ giết mổ Hình 4.7. Công nhân thu gom chất thải rắn

35

Công nhân trực tiếp giết mổ: do chủ gia súc thuê giết mổ, số lượng khoảng 160 người.

Trang phục: công nhân trực tiếp giết mổ không được trang bị bảo hộ theo quy định, chỉ mặc quần đùi và chân trần.

Thời gian làm việc: không quy định cụ thể, tùy theo yêu cầu của chủ gia súc, cao điểm từ 11 giờ khuya đến 4 giờ sáng.

Quy trình giết mổ

Quy trình giết mổ bán thủ công có sử dụng giàn móc treo (động cơ điện).

Vận chuyển và tồn trữ heo

Heo được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ (xe tải,…). Nguồn heo từ các trại của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam ở Vĩnh Long, Sóc Trăng và heo từ nông trường Cờ Đỏ, Sông Hậu. Ngoài ra còn có một số heo của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các quận, huyện lân cận như Phong Điền, Ô Môn…

Đa số heo nuôi để giết thịt, được đưa đến giết mổ có trọng lượng từ 80 kg trở lên và từ 4 tháng tuổi trở lên.

Khám thú sống

Trước khi nhập heo, cán bộ kiểm dịch kiểm tra tình trạng heo, nếu heo

bệnh hoặc chết thì đưa xuống khu xử lý.

Tồn trữ heo

Trước khi giết mổ, heo được nghỉ ngơi trong các ô chuồng lưu trữ, không cho ăn từ 12-24 giờ và được tắm rửa sạch sẽ.

Quy trình giết mổ

Heo được tắm rửa sạch sẽ sau đó được đưa lên bệ chọc tiết (không gây choáng).

Sau khi lấy tiết, heo được cho vào chảo trụng nước nóng và được đem ra cạo lông trên bệ. Sau đó heo được đưa xuống sàn mổ cắt bỏ đầu và được treo lên móc để mổ bụng, lấy phủ tạng và chẻ đôi thân thịt. Lòng tách ra được mang đến chỗ làm lòng gần chỗ giết mổ. Ruột già được mang đến bể làm riêng được bố trí cuối ô giết mổ.

Sau đó, cán bộ kiểm dịch kiểm tra và đóng dấu lên thân thịt và đầu (không kiểm tra lòng).

4.1.7 Phương tiện vận chuyển

Thân thịt heo được vận chuyển để phân phối cho các chợ tại thành phố Cần Thơ. Một số thân thịt được đem qua khu vực pha lóc, sau đó thịt được

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình giết mổ và những bất thường trên đường sinh dục heo cái tại phân xưởng sơ chế gia súc tập trung thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)