Thành phần loài và mật độ thực vật nổi trên các nhánh sông

Một phần của tài liệu thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh an giang (Trang 44)

điểm thu mẫu

4.3.3.1 Thành phần loài tại các điểm thu mẫu trên các nhánh sông

Hình 4.8 Biến động thành phần thực vật nổi trên các nhánh sông qua các đợt thu mẫu

Các nhánh sông có diện tích mặt cắt nhỏ đồng thời gần các khu dân cư nên nguồn nước ở những điểm thu mẫu chịu tác động nhiều hơn bởi hoạt động của con người, có thể chia 9 điểm thu trên nhánh sông thành 2 nhóm: nhóm 1: nhánh sông Long Bình, rạch Cái Sao (đầu nguồn), rạch Cái Sao (cuối nguồn). Các khu vực này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ các hoạt động NTTS. Nhóm 2: kênh Vĩnh tế, Vàm Xáng Vịnh Tre 1, Vàm Xáng Vịnh Tre 2, kênh Cây Dương, kênh Chắc Cà Đao, kênh Cái Sắn. Đây là các điểm thu gần chợ, khu dân cư nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất thải sinh hoạt.

Thành phần loài ở khu vực các nhánh sông có biến động nhiều hơn so với tuyến sông chính với tổng số loài qua các đợt thu mẫu dao động từ 30-54 loài (Hình 4.8). Cao nhất là kênh Vĩnh Tế với 54 loài và thấp nhất là Vàm Xáng Vịnh Tre 2, 30 loài, do ở kênh Vĩnh Tế người dân ở nhà sàn nhiều, mọi hoạt động sinh hoạt đều thải trực tiếp xuống sông do đó thành phần loài tảo có phần phong phú hơn các điểm khác có TAN và PO43- lần lượt là (0,074-0,1075

loài chúng cao và gần bằng nhau, tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt có xuất hiện nhưng với số lượng ít, ngoài ra ở rạch Cái Sao còn xuất hiện thêm ngành tảo Vàng Kim.

So sánh biến động số loài các ngành tảo giữa các điểm thu mẫu cho thấy tảo Khuê có số lượng loài cao nhất, dao động từ 1-6 loài, nhánh sông Long Bình dao động lớn nhất 6 loài. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động nuôi thủy sản, dân cư tập trung 2 bên bờ sông nhiều nên thành phần loài cũng phong phú, nhất là tảo Khuê, đợt 2 có thể do hoạt động nuôi thủy sản ít lại do nước lũ về nên thành phần loài có phần giảm ở tất cả các ngành, trừ tảo Mắt. Tảo Lục dao động từ 0-8 loài, trong đó cao nhất là Vịnh Tre 2, 8 loài. Tảo Lam dao động từ 0-4 loài, cao nhất là kênh Chắc Cà Đao 4 loài, tảo mắt dao động từ 0-4 loài cao nhất là kênh Vĩnh Tế 4 loài, thành phần loài tảo mắt ít gặp, số loài không nhiều nhưng có mặt hầu như ở tất cả các điểm thu. Tảo giáp ít biến động như kênh Cây Dương, kênh Chắc Cà Đao, rạch Cái Sao (cuối nguồn) chỉ có 1 loài, ở các điểm thu khác không có tảo Giáp xuất hiện.

Xét biến động thành phần loài giữa 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát, thì có sự chênh lệch không lớn chỉ có kênh Vĩnh Tế và Vàm Xáng Vịnh Tre 2 là chênh lệch tương đối cao.

Kênh Vĩnh Tế có số loài đợt 2 cao hơn đợt 1 (46-54 loài), trong đó tảo khuê (27-24 loài) chiếm (59-44%), tảo Lam (3-6 loài) chiếm (7-11 %), tảo Lục (14- 17 loài) chiếm (30-31%), tảo Mắt (2-6 loài) chiếm (4-11%), tảo Vàng Kim (0- 1 loài) chiếm (0-2%). Đa số các ngành tảo có xu hướng tăng dẫn đến thành phần loài đợt 2 tăng, nhiều nhất là tảo mắt tăng 7 loài. Nơi đây dân cư tập trung đông chủ yếu là sống nhà sàn nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước thải từ sinh hoạt của người dân, mặc khác đây là đoạn sông nối tiếp của làng bè Châu Đốc nên một phần bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi cá bè do đó thành phần loài loài cũng phong phú. Một số loài thường xuất hiện: Nitzchia sp (tảo Khuê), Trachelomonas (tảo Mắt).

Vàm Xáng Vịnh Tre 2 có số loài khá thấp (30-41 loài), trong đó tảo khuê (20- 18 loài) chiếm (49-60%), tảo Lam (4-3 loài) chiếm (10-10 %), tảo Lục (13-5 loài) chiếm (33-17%), tảo Mắt (4-4 loài) chiếm (10-13%). Đa số các ngành có xu hướng giảm tuy nhiên không nhiều, nhiều nhất là tảo Lục, giảm 8 loài. Đây là nhánh sông hẹp, tiếp nối của Vịnh Tre 1, nên các chất dinh dưỡng cũng như nước thải từ sinh hoạt theo nguồn nước từ đầu nguồn chảy về nên thành phần loài cũng như mật độ tảo phong phú hơn Vịnh Tre 1.TAN và PO43- lần lượt là (0,281-0,073 mg/L). Ở đợt 2 thu mẫu vào mùa mưa, nước lũ về, lượng nước chảy mạnh, cuốn trôi các chất dinh dưỡng đến nhánh sông khác nên thành

phần loài giảm, nhất là những loài thích hợp với môi trường dinh dưỡng cao như tảo Lục. Một số loài thường xuất hiện: Melosira granulata, Nitzschia sp

(Tảo Khuê).

Kênh Cái Sắn có số lượng loài thấp nhất (32-35 loài) và ít biến động giữa 2 đợt thu mẫu. Tảo Khuê (18-19 loài) chiếm (56-54%), tảo Lục (8-8 loài) chiếm (25-23%), tảo Lam (3-5 loài) chiếm (9-14%), tảo Mắt không chênh lệch (3 loài chiếm 9%). Đây là nhánh sông lớn, dòng chảy mạnh, dân cư thưa thớt, ít chịu ảnh hưởng bởi lượng chất thải sinh hoạt nên thành phần loài cũng kém phong phú như các điểm thu khác.

Các điểm còn lại ít hoặc không biến động bao gồm 6 ngành tảo: tảo Khuê, tảo Lục, tảo Lam, tảo Mắt, tảo Giáp, ở kênh Chắc Cà Đao, Rạch Cái Sao (đầu nguồn), rạch Cái Sao (cuối nguồn) có sự xuất hiện của tảo Vàng Kim. Nhánh sông Long Bình (39-34 loài), Vịnh Tre 1 (40-41 loài), kênh Cây Dương (36-39 loài), kênh Chắc Cà Đao (47-49 loài), rạch Cái Sao (đầu nguồn) (44-46 loài), rạch cái Sao (cuối nguồn) (47-45 loài).

Một số giống loài thường xuyên xuất hiện ở các thủy vực thuộc các nhánh sông như: Melosira granulata (tảo khuê), Scenedesmus acuminatus (tảo lục),

Trachelomonas hispida (tảo mắt), Oscillatoria limosa (tảo lam).

4.3.3.2 Mật độ tại các điểm thu mẫu trên các nhánh sông

Mật độ thực vật nổi tổng cộng ở cả 2 đợt dao động từ 8.595-98.678 ct/L. Tảo Khuê có mật độ cao nhất, dao động từ 150-42.205 ct/L trong đó rạch cái Sao (đầu nguồn) dao động nhiều nhất (8.056-50.261 ct/L). Tiếp theo là tảo Lục, dao động từ 295-24.222 ct/L, ngành tảo Lam 34-2.861 ct/L, tảo mắt dao động từ 1.833-13.067 ct/L ( hình 4.9).

Mật độ thực vật nổi trên các nhánh sông qua 2 đợt dao động từ 8.595-98.678 ct/L, trong đó mật độ tảo cao nhất là ở rạch Cái Sao (đầu nguồn) 98.678 ct/L, rạch Cái Sao (cuối nguồn) 69.999 ct/L, do gần công ty nuôi cá tra NTACO, lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi cũng như sinh hoạt của người dân thải ra thủy vực kênh làm mật độ thực vật nổi gia tăng đáng kể. Thấp nhất là Vàm Xáng Vịnh Tre 1, 8.595 ct/L.

Xét biến động mật độ các ngành tảo giữa các điểm thu mẫu cho thấy tảo Khuê có mật độ cao nhất, dao động từ 5.056-42.222 ct/L, trong đó rạch cái Sao (đầu nguồn) là dao động nhiều nhất 27.822 ct/L. Đây là rạch tự nhiên, rạch ở ngã tư cầu cái sao bờ Hồ đi vào, nơi sản xuất nông nghiệp, thủy sản, có nhiều dân cư, mặc khác đây là nhánh sông hẹp, mực nước cạn, dòng chảy không mạnh nên

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 ct/L 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 LB VT VT1 VT2 CD CCĐ CS (ĐN) CS (CN) CS Đợt

Tảo Khuê Tảo Lục

Tảo Mắt Tảo Lam

mùa mưa kết hợp với lũ về, mực nước cao, dòng chảy mạnh, cuốn trôi một phần sinh vật ở đây làm cho thành phần loài và mật độ giảm. Ngành tảo Lục có mật độ cao thứ 2, dao động từ 0-32.278 ct/L cao nhất là ở rạch Cái Sao (đầu nguồn) 24.222 ct/L, giống tảo thường xuất hiện ở điểm này là Senedesmus, đây là loài tảo chỉ thị cho môi trường giàu chất dinh dưỡng chứng tỏ nguồn nước ở đây có dấu hiệu ô nhiễm so với các điểm khác trong đợt thu mẫu. Ngành tảo lam ít chênh lệch, dao động từ 0-2.861 ct/L, tảo mắt dao động từ 0- 16.400 ct/L.

Hình 4.9 Biến động mật độ thực vật nổi trên các nhánh sông qua các đợt thu mẫu

Xét biến động mật độ giữa 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát có sự chênh lệch lớn ở các điểm thu mẫu như rạch Cái Sao đầu nguồn và rạch Cái Sao (cuối nguồn). Ở rạch Cái Sao (đầu nguồn) có mật độ tảo cao và chênh lệch nhiều nhất với mật độ tảo của đợt 1 và đợt 2 lần lượt là (98.678-21.590 ct/L), rạch Cái Sao cuối nguồn dao động ít hơn (44.400-69.999 ct/L). Có thể do rạch Cái Sao bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản do vậy các chỉ tiêu dinh dưỡng cao hơn các điểm khác như rạch Cái Sao (đầu nguồn) có TAN đợt 1 và 2 lần lượt là (1,452-0,322 mg/L), PO43- (0,121-0,071 mg/L), rạch Cái Sao (cuối nguồn) có TAN (1,047-0,45 mg/L), PO43- (0,036-0,1485 mg/L).

Long Bình có mật độ tảo tương đối thấp (14.500-21.195 ct/L), kết quả phân tích định tính cũng cho thấy có số loài khá thấp, điểm thu này mặc dù chịu ảnh hưởng từ hoạt động NTTS nhưng có thể đây là nhánh sông rộng lớn, nước sâu,

nước chảy xiết nên thành phần loài cũng như mật độ tảo không cao, không có loài ưu thế. Có thể kết luận thủy vực này chưa giàu dinh dưỡng.

Kênh Vĩnh Tế có mật độ tảo tăng (15.999-32.222 ct/L), ở đây lượng nước thải từ sinh hoạt ngày càng nhiều, môi trường dinh dưỡng phù hợp cho một số loài tảo mắt phát triển như Trachelomonas, Euglena.

Vịnh Tre 1, Vịnh Tre 2, Cây Dương, Chắc Cà Đao có mật độ tương đối thấp và giảm so với đợt 1 ở tất cả các ngành, riêng tảo Mắt có xu hướng tăng lên. Tảo Mắt xuất hiện nhiều về số loài và mật độ khá cao ở đợt 2 của tất cả các điểm. Kênh Cái Sắn có mật độ thấp nhất ở cả 2 đợt thu (9.399-12.055 ct/L). Kết quả phân tích môi trường cũng tương đối thấp TAN (0,273-0,1885 mg/L), PO43- (0,1015-0,087 mg/L).

Khi so sánh cả 2 nhóm khu vực thu mẫu với mức độ ảnh hưởng khác nhau bởi hoạt động NTTS bao gồm (nhóm 1) nhánh sông Long Bình, rạch Cái Sao (đầu nguồn), rạch Cái Sao (cuối nguồn) cho thấy kết quả thành phần loài và mật độ tảo đều cao hơn, riêng nhánh sông Long Bình có thành phần và mật độ tương đối thấp, nơi đây chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động NTTS; (Nhóm 2) kênh Vĩnh Tế, Vịnh Tre 1, Vịnh Tre 2, kênh Cây Dương, kênh Chắc Cà Đao, kênh Cái Sắn là các điểm thu chịu ảnh hưởng nhiều bởi chất thải sinh hoạt thấy có thành phần loài và mật độ tương đối thấp hơn.

Một phần của tài liệu thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh an giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)