Phương pháp phân tích mẫu

Một phần của tài liệu thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh an giang (Trang 30)

3.3.2.1 Phân tích định tính

Mẫu sau khi thu được quan sát dưới kính hiển vi. Khi phân tích không khuấy mẫu, dùng pipet hút lấy tảo lắng đọng dưới đáy lọ, nhỏ 1 giọt lên lame. Sau đó dựa vào các đặc điểm hình thái, cấu tạo để xác định tên giống hoặc tên loài của thực vật phiêu sinh. Các tài liệu tham khảo phân loại: Shirota (1996), Prescott (1970), Trương Ngọc An, 1993, Dương Đức Tiến, 1996, Duong Duc Tien, Vo Hanh, 1997.

Trong quá trình định danh loài, tần số xuất hiện của các giống loài cũng được ghi nhận theo mức độ ít, vừa, nhiều nhằm để biết được mức độ phong phú của từng giống, loài theo thang phân chia của Scheffer và Robinson (1993).

Bảng 3.2 Tần số xuất hiện

>60% Nhiều (+++)

30-60% Vừa (++)

<30% Ít (+)

3.3.2.2 Phân tích định lượng

Mẫu sau khi cố định, để lắng trong chai nhựa 1L.

Cô đặc mẫu: Dùng ống hút có bịt lưới phiêu sinh thực vật để hút bớt nước trong. Dùng ống đong để xác định thể tích cô đặc. Cho vào chai nhựa nhỏ 110mL.

Đếm mẫu: Khuấy đều mẫu, cho 1mL mẫu trải đều vào buồng đếm Sedgwick Rafter (tránh bọt khí). Xác định số lượng loài trên kính hiển vi, ở vật kính 10X. Mẫu được đếm 3 lần với tổng cộng 180 ô ngẫu nhiên 3 đường ngang 60 ô lặp lại 3 lần. Phân loại tảo theo giống.

Để xác định mật độ tảo, áp dụng công thức (Boyd và Tucker,1993): X(cá thể/L)= Vmt N A Vcđ T * * 10 * * 1000 * 3 Trong đó: X: Mật độ tảo (cá thể/L)

T: Số cá thể điếm được theo ngành Vcđ: Thể tích mẫu cô đặc (mL)

Vmt: Thể tích mẫu thu (mL) A: Diện tích một ô đếm (1mm2) N: Số ô đếm

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu của mẫu được xử lý bằng phần mềm Excel.

Tham khảo thêm các chỉ tiêu môi trường.

3.4 Kế hoạch thực hiện

Công việc

Năm 2013

Tháng

T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Phân tích mẫu và xử lý số liệu Viết và chỉnh sửa đề cương Nộp và bảo vệ đề cương Viết báo cáo và nộp luận văn

Tảo Khuê 40% (53 loài) Tảo Lam 11% (14 loài) Tảo Lục 33% (44 loài) Tảo Vàng Kim 2% (3 loài) Tảo Mắt 11% (14 loài) Tảo Giáp 3% (4 loài)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ-THẢO LUẬN 4.1 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở khu vực khảo sát

Kết quả phân tích định tính thực vật nổi trên sông Hậu đã phát hiện được 132 loài thuộc 6 ngành tảo: tảo Lục (Chlorophyta), tảo Khuê (Bacillariophyta), tảo Lam (Cyanophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Giáp (Dinophyta), tảo Vàng Kim (Chrysophyta), cơ cấu tỉ lệ thành phần loài được trình bày ở Hình 4.1. Trong đó tảo Khuê cao nhất với 53 loài chiếm 40%, tảo Lục 44 loài chiếm 33%, tảo Lam 14 loài chiếm 11%, tảo Mắt 14 loài chiếm 11%, tảo Giáp 4 loài chiếm 3%, tảo Vàng Kim 3 loài chiếm 2% .Theo báo cáo của Tổng cục Môi Trường năm 2010 đã khảo sát được 5 ngành tảo thường xuất hiện trên sông Tiền, sông Hậu và các nhánh sông trong đó có tảo Lục, tảo Khuê, tảo Lam, tảo Mắt, tảo Giáp. Như vậy kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự với nhận định của Tổng cục Môi trường năm 2010. Ngoài ra, có phát hiện thêm 3 loài thuộc ngành tảo Vàng Kim.

Hình 4.1: Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi ở khu vực khảo sát So sánh với một số các nghiên cứu khác về thành phần thực vật nổi trên sông So sánh với một số các nghiên cứu khác về thành phần thực vật nổi trên sông cũng cho thấy kết quả tương tự về cấu trúc thành phần loài, như nghiên cứu trên sông Minho ở Tây Ban Nha của Vasconcelos và Cerqeira từ 1989-1999 cho thấy có 79 giống loài thuộc 5 ngành tảo được tìm thấy trong đó chủ yếu là ngành tảo Khuê và tảo Lục, tiếp theo là tảo Lam, nhóm tảo Giáp và tảo Vàng Kim có xuất hiện nhưng không đáng kể chỉ với một vài loài.

Nhìn chung, các loài tảo xuất hiện trong khu vực khảo sát đều là những giống loài chủ yếu phân bố ở nước ngọt kể cả tảo khuê với các giống thường gặp

phân bố rộng, thường xuyên xuất hiện ở hầu hết các thủy vực thu mẫu ở sông Hậu như: Coscinodiscus subtilis, Cyclotella comta, Melosira granulata, Synedra ulna (tảo khuê), Actinastrum hantzschii, Apbatococus lobatus, Crucigenia rectangularic, Scenedesmus quadricauda (tảo lục), Oscillatoria limosa, Phormidium autumnale, Spirulina major (tảo lam), Trachelomonas hispidia, Phacus alata, Euglena acus (tảo mắt).

Pediastrum biradiatum Spirulina major

Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 ngành tảo lục và tảo khuê vẫn chiếm ưu thế hơn các ngành khác do tảo Khuê thích hợp với thủy vực nước chảy, mặc khác trên sông cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn nước đổ vào kể cả nước biển do đó số loài phong phú. Theo nghiên cứu của Tổng cục Môi Trường năm 2010 thành phần phiêu sinh thực vật trên sông Hậu có tính đa dạng cao nhất vào giai đoạn cuối mùa mưa với sự hiện diện của 96 loài, trong đó ngành tảo khuê có số loài chiếm tỉ lệ cao nhất (43 loài, chiếm 44,79%), kế đến là ngành tảo lục với (28 loài, chiếm 29,16%). Tuy nhiên có sự chênh lệch về số lượng thành phần loài, kết quả của nghiên cứu cao hơn so với nhận định của Tổng cục Môi Trường.

4.2 Thành phần thực vật nổi trên tuyến sông chính

4.2.1 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính

Kết quả phân tích thành phần thực vật nổi ở 4 điểm thu trên tuyến sông chính bao gồm: Làng bè Châu Đốc, sông Bình Mỹ, Vàm Nao, sông Hòa Phú 4 cho thấy có 102 loài thuộc 5 ngành tảo: tảo Lục (Chlorophyta), tảo Khuê (Bacillariophyta), tảo Lam (Cyanophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Giáp (Dinophyta), cơ cấu tỉ lệ thành phần loài được trình bày ở Hình 4.2. Tảo khuê cao nhất với 46 loài chiếm 45%, tảo Lục 32 loài chiếm 31%, tảo Lam 13 loài chiếm 13%, tảo Mắt 9 loài chiếm 19%, tảo Giáp 2 loài chiếm 2%. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với các tài liệu khảo sát trước cho thấy tảo Khuê luôn chiếm tỉ lệ lớn về thành phần loài (tảo Khuê chiếm 59,37% số loài trên sông Hậu và 71,43% trên sông Tiền-Trần Trường Lưu và ctv, 1979). Ngành

Tảo Khuê 45% (46 loài) Tảo Lam 13% (13 loài) Tảo Lục 31% (32 loài) Tảo Mắt 9% (9 loài) Tảo Giáp 2% (2 loài)

tảo Mắt và tảo Lam có thành phần loài thấp do chúng sống chủ yếu ở môi trường giàu dinh dưỡng (Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997; Lê Văn Cát và ctv, 2006). Theo Trương Quốc Phú (2006) thủy vực sông thường nghèo dinh dưỡng và vật chất hữu cơ. Vì thế thành phần loài của 2 ngành tảo Mắt và tảo Lam ở sông thường thấp. Tảo giáp thành phần loài thấp nhất do tảo phân bố rất ít ở thủy vực nước ngọt.

Hình 4.2 Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính Cấu trúc thành phần thực vật nổi trên tuyến sông chính không khác biệt nhiều so với cấu trúc thành phần loài trên toàn thủy vực thu mẫu về thành phần loài và tỉ lệ các ngành tảo, trong đó tảo Khuê và tảo Lục chiếm tỉ lệ cao trên 70%. Một số giống loài có khả năng phân bố rộng, thường xuyên xuất hiện ở hầu hết các thủy vực thu mẫu ở tuyến sông chính thuộc sông Hậu như: Cyclotella comta, Gyrosigma attenuatum, Melosira granulata, Synedra ulna (tảo Khuê),

Chodatella subsalsa, Actinastrum hantzschii, Apbatococus lobatus, Crucigenia rectangularic, Scenedesmus acuminatus, Pediastrum biradiatum

(tảo Lục), Oscillatoria limosa, Phormidium autumnale, Spirulina major (tảo Lam), Trachelomonas hispidia, Phacus alata, Euglena acus (tảo Mắt).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Số loài Đợt 1 Đợt 2

Tảo Khuê Tảo Lam Tảo Lục Tảo Mắt Tảo Giáp tổng

4.2.2 Thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

Kết quả phân tích định tính thành phần loài trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát dao động từ 69 đến 80 loài bao gồm 5 ngành: tảo Khuê, tảo Lục, tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt, cấu trúc thành phần loài được trình bày ở Hình 4.3.

Hình 4.3 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi qua các đợt thu mẫu Trong 5 ngành tảo khảo sát được ở 2 đợt (Hình 4.3) ngành tảo Khuê có số loài cao hơn các ngành khác biến động từ 34-37 loài, ngành tảo Lục đứng thứ 2, biến động từ 23-27 loài, tảo Mắt biến động từ 3-7 loài, tảo Lam và tảo giáp không khác biệt ở cả 2 đợt khảo sát. Tảo Lam và tảo Mắt có số lượng loài thấp, tảo Giáp có xuất hiện nhưng rất ít do các địa điểm thu mẫu thuộc môi trường nước ngọt. Nhìn chung thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính không có sự chênh lệch nhiều trong 2 đợt thu mẫu do thời gian thu mẫu gần nhau (trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9).

Những giống loài xuất hiện nhiều và thường xuyên trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát là: Melosira granulata, Melosira granulata var.angustissima, Coscinodiscus subtilis (tảo Khuê); Pediastrum biradiatum, Scenedesmus acuminatus (tảo Lục); Phacus alata, Euglena acus, Trachelomonas hispida

Trachelomonas hispidia Actinastrum hantzschii

4.2.3 Thành phần loài và mật độ thực vật nổi trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu

4.2.3.1 Thành phần loài tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính

Thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính ở cả 2 đợt ít biến động từ 35-43 loài ( Hình 4.4), cao nhất ở điểm thu Bình Mỹ với 43 loài, do điểm thu mẫu gần chợ, chịu ảnh hưởng nhiều của chất thải sinh hoạt cũng như của hoạt động chăn nuôi, thấp nhất là Vàm Nao 35 loài do đoạn sông ở điểm thu này rộng, dân cư thưa thớt. Mặc khác Vàm Nao còn là đoạn nối giữa sông Tiền và sông Hậu nên nước ở đây được cung cấp bởi 2 nguồn, dòng chảy mạnh. Trong đó tảo Khuê có số lượng loài cao nhất, đứng hàng thứ 2 là tảo Lục, tảo Lam, tảo Mắt, tảo Giáp có xuất hiện nhưng số lượng ít.

Xét biến động thành phần loài giữa 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát cho thấy số loài tảo ở 2 đợt thu biến động không lớn, Làng bè Châu Đốc và Sông Bình Mỹ có số loài đợt 1 lớn hơn đợt 2 lần lượt là (42-38 loài) và (43-39 loài) trong đó tảo Khuê dao động nhiều nhất (17-27 loài), tảo Lục, tảo Lam, tảo Mắt ít biến động và có xuất hiện của 1 loài tảo Giáp (làng bè Châu Đốc). Ở sông Bình Mỹ các ngành tảo ít biến động, riêng ngành tảo Lục biến động nhiều (9-14 loài) do thu mẫu đợt 1 môi trường giàu dinh dưỡng hơn nên các loài tảo Lục phát triển nhiều, thành phần loài phong phú hơn đợt 2. Các yếu tố môi trường cũng tương đối phù hợp với kết quả này. TAN đợt 1 và 2 lần lượt là 0,067-0,0525 mg/L, PO43- lần lượt là 0,0705-0,0405 mg/L.

Tại điểm thu Vàm Nao có số loài tảo ít nhất (35-36 loài) do đây là đoạn sông tiếp giáp giữa 2 sông lớn, lượng nước chảy mạnh, nước cuốn trôi đi thành phần phiêu sinh thực vật nên thành phần loài kém phong phú hơn các điểm khác. Trong đó, giữa 2 đợt thu các ngành tảo đều có xu hướng giảm riêng tảo Mắt có xu hướng tăng, chủ yếu là giống loài Trachelomonas phát triển, TAN ở điểm thu này có xu hướng tăng lần lượt là 0,0525-0,084 mg/L.

0 10 20 30 40 50 Số loài 1 2 1 2 1 2 1 2 LBCĐ BM VN HP4 Đợt Tảo Khuê Tảo Lam Tảo Lục Tảo Mắt Tảo Giáp

điểm khác ngành tảo Lục có xu hướng giảm, riêng tảo Lam có xu hướng tăng. TAN ở điểm thu này đợt 1 và 2 lần lượt là 0,0345-0,146 mg/L, có xu hướng tăng, một số loài tảo Lam thích hợp với môi trường dinh dưỡng phát triển làm tăng số lượng loài ở điểm thu này.

Hình 4.4: Biến động thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

So sánh biến động số loài các ngành tảo giữa các điểm thu mẫu cho thấy tảo Khuê có số lượng loài dao động nhiều nhất, 10 loài ở Làng Bè Châu Đốc. Đây là nơi nuôi bè nhiều đối tượng thủy sản khác nhau và cũng là nơi có nhiều nhà dân tập trung 2 bên bờ sông do vậy số lượng loài thực vật nổi khá cao (đợt 1 27 loài, 64%), ở đợt 2 do vào giữa mùa mưa, nước lũ về, mực nước cao cùng với lượng phù sa nhiều nên thành phần loài thấp hơn đợt 1 (17 loài, 45%). Hòa Phú 4 có số lượng loài tương đối thấp và không có sự chênh lệch giữa 2 đợt thu mẫu do đây là sông lớn, lượng nước nhiều, dòng chảy mạnh, tàu ghe qua lại nhiều nên thành phần loài thấp.

Tảo Lục có số lượng loài đứng sau tảo Khuê và không có chênh lệch lớn giữa các điểm thu mẫu, trong đó sông Bình Mỹ và Vàm Nao chênh lệch cao nhất giữa 2 đợt thu, 5 loài. Đây cũng là 2 điểm có số lượng loài cao nhất và thấp nhất lần lượt là 14-4 loài. Tảo lục phát triển mạnh trong môi trường dinh dưỡng cao. Tuy nhiên các yếu tố thủy hóa như đạm lân tương đối thấp, nằm trong khoảng tương đối thích hợp lần lượt ở các điểm thu mẫu Bình Mỹ (0,0525 mg/L và 0,0705 mg/L), Vàm Nao (0,084 mg/L và 0,047 mg/L).

Tảo Mắt chênh lệch từ 1-5 loài, cao nhất là Vàm Nao, 5 loài. Thành phần loài tảo Mắt ít gặp, số loài không nhiều nhưng có mặt hầu như ở tất cả các điểm

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 ct/L 1 2 1 2 1 2 1 2 LBCĐ BM VN HP4 Đợt

Tảo Khuê Tảo Lục Tảo Mắt Tảo Lam

thu. Tảo Giáp ít biến động như ở điểm thu làng bè Châu Đốc và sông Bình Mỹ chỉ có 1 loài, ở các điểm khác không có xuất hiện.

Một số giống loài thường xuyên xuất hiện ở các thủy vực thuộc tuyến sông chính như: Synedra ulna, Melosira granulata (tảo Khuê), Scenedesmus quadricauda (tảo Lục), Trachelomonas hispidia (tảo Mắt), Oscillatoria limosa

(tảo Lam).

Có thể phân tích 4 khu vực thu mẫu trên tuyến sông chính thành 2 nhóm bao gồm nhóm 1: làng bè Châu Đốc, Bình Mỹ, nhóm 2: Vàm Nao, Hòa Phú 4. Nhóm 1 chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiều nguồn rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, và hoạt động nuôi cá bè. Nhóm 2 không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động động của con người.

4.2.3.2 Mật độ tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính

Mật độ thực vật nổi trên tuyến sông chính qua 2 đợt dao động từ 14.117– 29.406 ct/L, cao nhất ở điểm thu Bình Mỹ 29.406 ct/L, thấp nhất là Hòa Phú 4 14.117 ct/L, kết quả này cũng phù hợp với biến động yếu tố môi trường: hàm lượng TAN tại Hòa Phú là thấp nhất 0,0345 mg/L.

Hình 4.5: Biến động mật độ thực vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

Xét biến động mật độ các ngành tảo giữa các điểm thu mẫu cho thấy tảo Khuê có mật độ cao nhất, dao động từ 11.122-22.383 ct/L, trong đó sông Bình Mỹ dao động nhiều nhất từ 12.889-22.382 ct/L. Tiếp theo là tảo Lục, dao động từ

Thành phần loài và mật độ tảo Khuê, tảo Lục cao vào đầu mùa mưa và giảm vào giữa mùa mưa có thể vào đầu mùa nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời do nhiệt độ còn cao làm tăng sự phân hủy vật chất hữu cơ nên tảo có điều kiện phát triển kéo theo thành phần loài mật độ tăng. Các điểm khảo sát đều có mật độ tảo Khuê, tảo Lục giảm, tuy nhiên giảm không nhiều. Riêng sông Bình Mỹ có sự chênh lệch mật độ tảo Khuê và tảo Lục cao giữa 2 đợt thu mẫu, điểm này cũng có số lượng loài cao nhất, do môi trường ở đây giàu dinh dưỡng hơn các điểm khác (lượng chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi nhiều, gần khu dân cư và chợ) nên thành phần loài cũng như mật độ tương đối cao.

Ngành tảo Mắt dao động từ 372-8.444 ct/L, chênh lệch khá cao ở các điểm thu, riêng Hòa Phú 4 là ít chênh lệch nhất từ 856-989 ct/L. Ở đợt 1 tất cả các điểm thu mẫu đều có mật độ tảo Mắt thấp, chủ yếu là giống Phacus phát triển, tuy nhiên đến đợt 2 mật độ tảo lại tăng cao, ngoài giống Phacus thì xuất hiện thêm giống loài mới như Trachelomonas, Euglena. Chính bào tử

Trachelomonas đã làm cho mật độ tảo Mắt đợt 2 tăng lên ở hầu hết các điểm thu như làng bè Châu Đốc (0-2.244 ct/L), sông Bình Mỹ (0-3.222 ct/L), Vàm Nao (0-5.067 ct/L). Ở Vàm Nao có mật độ giữa 2 đợt chênh lệch cao nhất so

Một phần của tài liệu thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh an giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)