Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính

Một phần của tài liệu thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh an giang (Trang 33)

Kết quả phân tích thành phần thực vật nổi ở 4 điểm thu trên tuyến sông chính bao gồm: Làng bè Châu Đốc, sông Bình Mỹ, Vàm Nao, sông Hòa Phú 4 cho thấy có 102 loài thuộc 5 ngành tảo: tảo Lục (Chlorophyta), tảo Khuê (Bacillariophyta), tảo Lam (Cyanophyta), tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Giáp (Dinophyta), cơ cấu tỉ lệ thành phần loài được trình bày ở Hình 4.2. Tảo khuê cao nhất với 46 loài chiếm 45%, tảo Lục 32 loài chiếm 31%, tảo Lam 13 loài chiếm 13%, tảo Mắt 9 loài chiếm 19%, tảo Giáp 2 loài chiếm 2%. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với các tài liệu khảo sát trước cho thấy tảo Khuê luôn chiếm tỉ lệ lớn về thành phần loài (tảo Khuê chiếm 59,37% số loài trên sông Hậu và 71,43% trên sông Tiền-Trần Trường Lưu và ctv, 1979). Ngành

Tảo Khuê 45% (46 loài) Tảo Lam 13% (13 loài) Tảo Lục 31% (32 loài) Tảo Mắt 9% (9 loài) Tảo Giáp 2% (2 loài)

tảo Mắt và tảo Lam có thành phần loài thấp do chúng sống chủ yếu ở môi trường giàu dinh dưỡng (Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997; Lê Văn Cát và ctv, 2006). Theo Trương Quốc Phú (2006) thủy vực sông thường nghèo dinh dưỡng và vật chất hữu cơ. Vì thế thành phần loài của 2 ngành tảo Mắt và tảo Lam ở sông thường thấp. Tảo giáp thành phần loài thấp nhất do tảo phân bố rất ít ở thủy vực nước ngọt.

Hình 4.2 Cấu trúc thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông chính Cấu trúc thành phần thực vật nổi trên tuyến sông chính không khác biệt nhiều so với cấu trúc thành phần loài trên toàn thủy vực thu mẫu về thành phần loài và tỉ lệ các ngành tảo, trong đó tảo Khuê và tảo Lục chiếm tỉ lệ cao trên 70%. Một số giống loài có khả năng phân bố rộng, thường xuyên xuất hiện ở hầu hết các thủy vực thu mẫu ở tuyến sông chính thuộc sông Hậu như: Cyclotella comta, Gyrosigma attenuatum, Melosira granulata, Synedra ulna (tảo Khuê),

Chodatella subsalsa, Actinastrum hantzschii, Apbatococus lobatus, Crucigenia rectangularic, Scenedesmus acuminatus, Pediastrum biradiatum

(tảo Lục), Oscillatoria limosa, Phormidium autumnale, Spirulina major (tảo Lam), Trachelomonas hispidia, Phacus alata, Euglena acus (tảo Mắt).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Số loài Đợt 1 Đợt 2

Tảo Khuê Tảo Lam Tảo Lục Tảo Mắt Tảo Giáp tổng

4.2.2 Thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

Kết quả phân tích định tính thành phần loài trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát dao động từ 69 đến 80 loài bao gồm 5 ngành: tảo Khuê, tảo Lục, tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt, cấu trúc thành phần loài được trình bày ở Hình 4.3.

Hình 4.3 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi qua các đợt thu mẫu Trong 5 ngành tảo khảo sát được ở 2 đợt (Hình 4.3) ngành tảo Khuê có số loài cao hơn các ngành khác biến động từ 34-37 loài, ngành tảo Lục đứng thứ 2, biến động từ 23-27 loài, tảo Mắt biến động từ 3-7 loài, tảo Lam và tảo giáp không khác biệt ở cả 2 đợt khảo sát. Tảo Lam và tảo Mắt có số lượng loài thấp, tảo Giáp có xuất hiện nhưng rất ít do các địa điểm thu mẫu thuộc môi trường nước ngọt. Nhìn chung thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính không có sự chênh lệch nhiều trong 2 đợt thu mẫu do thời gian thu mẫu gần nhau (trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9).

Những giống loài xuất hiện nhiều và thường xuyên trên tuyến sông chính qua các đợt khảo sát là: Melosira granulata, Melosira granulata var.angustissima, Coscinodiscus subtilis (tảo Khuê); Pediastrum biradiatum, Scenedesmus acuminatus (tảo Lục); Phacus alata, Euglena acus, Trachelomonas hispida

Trachelomonas hispidia Actinastrum hantzschii

4.2.3 Thành phần loài và mật độ thực vật nổi trên tuyến sông chính tại các điểm thu mẫu

4.2.3.1 Thành phần loài tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính

Thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính ở cả 2 đợt ít biến động từ 35-43 loài ( Hình 4.4), cao nhất ở điểm thu Bình Mỹ với 43 loài, do điểm thu mẫu gần chợ, chịu ảnh hưởng nhiều của chất thải sinh hoạt cũng như của hoạt động chăn nuôi, thấp nhất là Vàm Nao 35 loài do đoạn sông ở điểm thu này rộng, dân cư thưa thớt. Mặc khác Vàm Nao còn là đoạn nối giữa sông Tiền và sông Hậu nên nước ở đây được cung cấp bởi 2 nguồn, dòng chảy mạnh. Trong đó tảo Khuê có số lượng loài cao nhất, đứng hàng thứ 2 là tảo Lục, tảo Lam, tảo Mắt, tảo Giáp có xuất hiện nhưng số lượng ít.

Xét biến động thành phần loài giữa 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát cho thấy số loài tảo ở 2 đợt thu biến động không lớn, Làng bè Châu Đốc và Sông Bình Mỹ có số loài đợt 1 lớn hơn đợt 2 lần lượt là (42-38 loài) và (43-39 loài) trong đó tảo Khuê dao động nhiều nhất (17-27 loài), tảo Lục, tảo Lam, tảo Mắt ít biến động và có xuất hiện của 1 loài tảo Giáp (làng bè Châu Đốc). Ở sông Bình Mỹ các ngành tảo ít biến động, riêng ngành tảo Lục biến động nhiều (9-14 loài) do thu mẫu đợt 1 môi trường giàu dinh dưỡng hơn nên các loài tảo Lục phát triển nhiều, thành phần loài phong phú hơn đợt 2. Các yếu tố môi trường cũng tương đối phù hợp với kết quả này. TAN đợt 1 và 2 lần lượt là 0,067-0,0525 mg/L, PO43- lần lượt là 0,0705-0,0405 mg/L.

Tại điểm thu Vàm Nao có số loài tảo ít nhất (35-36 loài) do đây là đoạn sông tiếp giáp giữa 2 sông lớn, lượng nước chảy mạnh, nước cuốn trôi đi thành phần phiêu sinh thực vật nên thành phần loài kém phong phú hơn các điểm khác. Trong đó, giữa 2 đợt thu các ngành tảo đều có xu hướng giảm riêng tảo Mắt có xu hướng tăng, chủ yếu là giống loài Trachelomonas phát triển, TAN ở điểm thu này có xu hướng tăng lần lượt là 0,0525-0,084 mg/L.

0 10 20 30 40 50 Số loài 1 2 1 2 1 2 1 2 LBCĐ BM VN HP4 Đợt Tảo Khuê Tảo Lam Tảo Lục Tảo Mắt Tảo Giáp

điểm khác ngành tảo Lục có xu hướng giảm, riêng tảo Lam có xu hướng tăng. TAN ở điểm thu này đợt 1 và 2 lần lượt là 0,0345-0,146 mg/L, có xu hướng tăng, một số loài tảo Lam thích hợp với môi trường dinh dưỡng phát triển làm tăng số lượng loài ở điểm thu này.

Hình 4.4: Biến động thành phần loài thực vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

So sánh biến động số loài các ngành tảo giữa các điểm thu mẫu cho thấy tảo Khuê có số lượng loài dao động nhiều nhất, 10 loài ở Làng Bè Châu Đốc. Đây là nơi nuôi bè nhiều đối tượng thủy sản khác nhau và cũng là nơi có nhiều nhà dân tập trung 2 bên bờ sông do vậy số lượng loài thực vật nổi khá cao (đợt 1 27 loài, 64%), ở đợt 2 do vào giữa mùa mưa, nước lũ về, mực nước cao cùng với lượng phù sa nhiều nên thành phần loài thấp hơn đợt 1 (17 loài, 45%). Hòa Phú 4 có số lượng loài tương đối thấp và không có sự chênh lệch giữa 2 đợt thu mẫu do đây là sông lớn, lượng nước nhiều, dòng chảy mạnh, tàu ghe qua lại nhiều nên thành phần loài thấp.

Tảo Lục có số lượng loài đứng sau tảo Khuê và không có chênh lệch lớn giữa các điểm thu mẫu, trong đó sông Bình Mỹ và Vàm Nao chênh lệch cao nhất giữa 2 đợt thu, 5 loài. Đây cũng là 2 điểm có số lượng loài cao nhất và thấp nhất lần lượt là 14-4 loài. Tảo lục phát triển mạnh trong môi trường dinh dưỡng cao. Tuy nhiên các yếu tố thủy hóa như đạm lân tương đối thấp, nằm trong khoảng tương đối thích hợp lần lượt ở các điểm thu mẫu Bình Mỹ (0,0525 mg/L và 0,0705 mg/L), Vàm Nao (0,084 mg/L và 0,047 mg/L).

Tảo Mắt chênh lệch từ 1-5 loài, cao nhất là Vàm Nao, 5 loài. Thành phần loài tảo Mắt ít gặp, số loài không nhiều nhưng có mặt hầu như ở tất cả các điểm

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 ct/L 1 2 1 2 1 2 1 2 LBCĐ BM VN HP4 Đợt

Tảo Khuê Tảo Lục Tảo Mắt Tảo Lam

thu. Tảo Giáp ít biến động như ở điểm thu làng bè Châu Đốc và sông Bình Mỹ chỉ có 1 loài, ở các điểm khác không có xuất hiện.

Một số giống loài thường xuyên xuất hiện ở các thủy vực thuộc tuyến sông chính như: Synedra ulna, Melosira granulata (tảo Khuê), Scenedesmus quadricauda (tảo Lục), Trachelomonas hispidia (tảo Mắt), Oscillatoria limosa

(tảo Lam).

Có thể phân tích 4 khu vực thu mẫu trên tuyến sông chính thành 2 nhóm bao gồm nhóm 1: làng bè Châu Đốc, Bình Mỹ, nhóm 2: Vàm Nao, Hòa Phú 4. Nhóm 1 chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiều nguồn rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, và hoạt động nuôi cá bè. Nhóm 2 không chịu ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động động của con người.

4.2.3.2 Mật độ tại các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính

Mật độ thực vật nổi trên tuyến sông chính qua 2 đợt dao động từ 14.117– 29.406 ct/L, cao nhất ở điểm thu Bình Mỹ 29.406 ct/L, thấp nhất là Hòa Phú 4 14.117 ct/L, kết quả này cũng phù hợp với biến động yếu tố môi trường: hàm lượng TAN tại Hòa Phú là thấp nhất 0,0345 mg/L.

Hình 4.5: Biến động mật độ thực vật nổi trên tuyến sông chính qua các đợt thu mẫu

Xét biến động mật độ các ngành tảo giữa các điểm thu mẫu cho thấy tảo Khuê có mật độ cao nhất, dao động từ 11.122-22.383 ct/L, trong đó sông Bình Mỹ dao động nhiều nhất từ 12.889-22.382 ct/L. Tiếp theo là tảo Lục, dao động từ

Thành phần loài và mật độ tảo Khuê, tảo Lục cao vào đầu mùa mưa và giảm vào giữa mùa mưa có thể vào đầu mùa nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời do nhiệt độ còn cao làm tăng sự phân hủy vật chất hữu cơ nên tảo có điều kiện phát triển kéo theo thành phần loài mật độ tăng. Các điểm khảo sát đều có mật độ tảo Khuê, tảo Lục giảm, tuy nhiên giảm không nhiều. Riêng sông Bình Mỹ có sự chênh lệch mật độ tảo Khuê và tảo Lục cao giữa 2 đợt thu mẫu, điểm này cũng có số lượng loài cao nhất, do môi trường ở đây giàu dinh dưỡng hơn các điểm khác (lượng chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi nhiều, gần khu dân cư và chợ) nên thành phần loài cũng như mật độ tương đối cao.

Ngành tảo Mắt dao động từ 372-8.444 ct/L, chênh lệch khá cao ở các điểm thu, riêng Hòa Phú 4 là ít chênh lệch nhất từ 856-989 ct/L. Ở đợt 1 tất cả các điểm thu mẫu đều có mật độ tảo Mắt thấp, chủ yếu là giống Phacus phát triển, tuy nhiên đến đợt 2 mật độ tảo lại tăng cao, ngoài giống Phacus thì xuất hiện thêm giống loài mới như Trachelomonas, Euglena. Chính bào tử

Trachelomonas đã làm cho mật độ tảo Mắt đợt 2 tăng lên ở hầu hết các điểm thu như làng bè Châu Đốc (0-2.244 ct/L), sông Bình Mỹ (0-3.222 ct/L), Vàm Nao (0-5.067 ct/L). Ở Vàm Nao có mật độ giữa 2 đợt chênh lệch cao nhất so với các điểm còn lại (389-8.444 ct/L), chủ yếu là Trachelomonas chiếm 5.067 ct/L, Euglena 3.378 ct/L. Euglena xuất hiện khá nhiều, đây là giống loài chịu được ô nhiễm hữu cơ cao, chứng tỏ môi trường ở đây đang có dấu hiệu đi xuống có thể đây là đoạn sông tiếp giáp giữa sông Tiền và sông Hậu, vào mùa mưa kết hợp với nước lũ về mang theo hàm lượng dinh dưỡng từ những nguồn lân cận nên một số loài tảo mắt thích hợp với môi trường dinh dưỡng trở nên ưu thế. Kết quả này phù hợp với biến động yếu tố môi trường như TAN đợt 1 và 2 lần lượt là 0,0525 mg/L và 0,084 mg/L, PO43- đợt 1 và 2 là 0,047-0,0705 mg/L. Tuy nhiên các yếu tố này còn thấp, vẫn nằm trong khoảng thích hợp. Như vậy ở đoạn sông này có số loài thực vật nổi thấp nhưng mật độ tảo cao phù hợp với qui luật ưu thế, do một số giống loài phát triển mạnh đã lấn át sự phát triển của các loài khác.

Tảo Lam dao động từ 0-1.283 ct/L, không có sự chênh lệch nhiều giữa các điểm thu. Riêng làng bè Châu Đốc ở cả 2 đợt đều có xuất hiện, chỉ xuất hiện ở đợt 1 có Bình Mỹ, Vàm Nao và chỉ xuất hiện đợt 2 có sông Hòa Phú 4. Tảo Lam phát triển mạnh và nở hoa trong điều kiện dinh dưỡng cao, các điểm thu có mật độ tảo Lam không cao, chủ yếu là giống loài Oscillatoria

Phormidium phát triển.

Xét biến động mật độ giữa 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát, có sự chênh lệch không lớn. Làng bè Châu Đốc chênh lệch từ 20.742-23.005 ct/L. Mật độ trung bình (21.874±1.600,2 ct/L) cao hơn Vàm Nao và Hòa Phú 4 do

đây là nơi chịu ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè và nguồn nước thải sinh hoạt nên thành phần loài và mật độ tương đối cao, bao gồm 4 ngành tảo Khuê, tảo Lục, tảo Mắt và tảo Lam trong đó mật độ tảo Khuê, tảo Lam, tảo Lục không có chênh lệch nhiều, riêng tảo Mắt đợt 1 có mật độ thấp 372 ct/L, đợt 2 tăng lên 3.367 ct/L, chủ yếu mật độ đợt 2 tăng là do giống loài Trachelomonas

chiếm ưu thế.

Sông Bình Mỹ có mật độ dao động cao, đợt 1 và 2 lần lượt là (29.406-18.528 ct/L), mật độ trung bình cao nhất trong các điểm thu (23.967±7.692 ct/L) do nơi đây tập trung đông dân cư, chịu ảnh hưởng từ nguồn nước thải sinh hoạt từ chợ. Mật độ tảo có xu hướng giảm ở tất cả các ngành, riêng ngành tảo Mắt thì tăng lên (439-4.028 ct/L), cũng như làng bè Châu Đốc giống loài

Trachelomonas đã làm tăng mật độ tảo Mắt ở điểm thu này, đợt 1 và 2 lần lượt là (0-3.222 ct/L).

Vàm Nao có mật độ tảo thấp, dao động từ (16.333-23.644 ct/L), do đây là địa điểm thu mẫu có dân cư thưa thớt, ít chịu ảnh hưởng bởi hoạt động con người, nên mật độ trung bình (19.989±5.170 ct/L) thấp hơn làng bè Châu Đốc và Bình Mỹ. Trong đó mật độ tảo Khuê vẫn chiếm ưu thế và ít biến động (13.511-13.611 ct/L). Riêng tảo Mắt dao động cao (389-8.444 ct/L). Tuy mật độ tảo Mắt làm tăng mật độ tảo ở đợt 2 nhưng nhìn chung mật độ tảo ở Vàm Nao cả 2 đợt còn thấp so với các điểm khác, kết quả này cũng phù hợp với hàm lượng dinh dưỡng thấp ở các đợt thu mẫu, các chỉ tiêu COD (0,928 mg/L), TN (1,17 mg/L) và TP (0,199 mg/L) đều thấp.

Sông Hòa Phú 4 có mật độ tảo thấp nhất so với các điểm thu khác trên tuyến sông chính, dao động từ (14.117-22.250 ct/L), trung bình (18.184±5.751 ct/L), đây là thủy vực sông lớn, dòng chảy mạnh, tàu ghe qua lại nhiều nên thành phần cũng như mật độ thực vật đều thấp. Các ngành tảo đều có xu hướng giảm, riêng tảo Lam có xu hướng tăng nhưng không nhiều (0-1.283 ct/L) chủ yếu là 2 loài OscillatoriaPhormidium.

Khi so sánh cả 2 nhóm khu vực với mức độ ảnh hưởng khác nhau bởi hoạt động của con người bao gồm (nhóm 1) Vàm Nao, Hòa Phú 4; (nhóm 2) làng bè Châu Đốc, sông Bình Mỹ cho thấy kết quả về thành phần loài và mật độ tảo đều cho thấy khu vực làng bè Châu Đốc, sông Bình Mỹ bị ảnh hưởng nhiều bởi nước thải sinh hoạt hoặc nước thải do nuôi trồng thủy sản nên có mật độ tảo cao. Trong khi đó ở nhóm 2: Vàm Nao, Hòa Phú 4 sông rộng, dân cư ít nên khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người ít hơn do vậy thành phần loài và mật độ tảo thấp (Hình 4.5). Mặc khác, các giống loài chỉ thị

Tảo Khuê 42% (53 loài) Tảo Lam 9% (11 loài) Tảo Lục 34% (44 loài) Tảo Vàng Kim 2% (3 loài) Tảo Mắt 11% (14 loài) Tảo Giáp 2% (3 loài)

Đốc và sông Bình Mỹ như Trachelomonas là (2.244-3.222 ct/L), Scenedesmus

(1.861-3.511 ct/L). Trong khi đó ở Vàm Nao và Hòa Phú 4 có xuất hiện nhưng ít hơn.

Một phần của tài liệu thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh an giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)