Xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tảo hôn và thúc đẩy phát triển kinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc la chí tại xã yên thành huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 79)

triển kinh tế hộ gia đình

Tình trạng tảo hôn ở cộng đồng dân tộc La Chí diễn ra khá phổ biến trên địa bàn xã Yên Thành. Thực trạng này đã tạo ra một rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã nói chung và kinh tế hộ gia đình với cộng đồng dân tộc La Chí nói riêng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói. Đồng thời làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Để hạn chế tảo hôn và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình đối với cộng đồng dân tộc La Chí trên địa bàn xã cần thực hiện những dả pháp sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân có cái nhìn đúng đắn và tự thay đổi tư duy trong sản xuất cũng như các vấn đề xã hội khác. Loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, thay đổi hành vi thúc giục con cái kết hôn sớm của các bậc cha mẹ. Chú trọng đề cao vai trò người có uy tín, già làng để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho con cháu.

2. Công tác dân số và KHHGĐ phải được đề cao và có sự tham gia của các ban ngành đoàn thể trong xã, thôn và các hộ gia đình đặc biệt là các hộ tảo hôn. Xây dựng các mô hình về giảm tỷ lệ tảo hôn, sinh nhiều con để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ, đồng thời con em được đến trường học.

3. Lựa chọn con em dân tộc La Chí tham gia các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ dân số để sau này quay về phục vụ công tác tuyên truyền cho chính dân tộc mình.

4. Vận động các bậc cha mẹ cho con em mình tới trường, có chính sách hỗ trợ con em có hoàn cảnh khó khăn thông qua hội khuyến học xã. Khen thưởng kịp thời các em có học lực khá giỏi, thi đỗ học sinh giỏi các cấp và các em đỗ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

5. Xây dựng các mô hình kinh tế hộ và lựa chọn các hộ gia đình trong cộng đồng tham gia sau đó trình diện mô hình để người dân thấy được hiệu quả thực sự của mô hình. Hỗ trợ vốn vay cho phát triển kinh tế hộ đồng thời phải có giải pháp cụ thể để giám sát việc sử dụng vốn vay. Cung cấp thông tin thị trường đầy đủ cho người dân, hướng dẫn người dân cách tiếp cận thông tin để khi dự án kết thúc thì người dân tự chủ được.

6. Khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng vật nuôi. Khuyến khích mở rộng mô hình rau sạch trên địa bàn.

7. Cần có giải pháp về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.

8. Khuyến khích việc bảo tồn các nét văn hóa dân tộc đặc sắc mang đặc thù riêng biệt của dân tộc La Chí.

9. Xử lý nghiêm các trường hợp tảo hôn, không làm hộ khẩu, không xét hộ nghèo, không hỗ trợ vốn vay cho sản xuất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Để hướng tới sự phát triển bền vững của công đồng dân tộc La Chí trên địa bàn xã Yên Thành - huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang nhất thiết phải có một chiến lược phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa - xã hội để từng bước cải thiện tình trạng kinh tế yếu kém trong cộng đồng dân tộc La Chí hiện nay. Qua quá trình nghiên cứu tác động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình, có thể kết luận như sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Yên Thành có những thuận lợi và khó khăn riêng: Thuận lợi là diện tích đất tự nhiên lớn, gần thị trấn Yên Bình, điều kiện kinh tế - xã hội tương đối ổn định. Khó khăn là phần lớn diện tích đất là đồi núi, khí hậu không thuận lợi, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2014 còn 156 hộ nghèo, 107 hộ cận nghèo), tình trạng tảo hôn vấn tồn tại trong cộng đồng dân tộc ít người (năm 2014 có 13 trường hợp), các vấn đề xã hội khác chưa được giải quyết có hiệu quả.

- Tảo hôn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc La Chí trên địa bàn xã, cụ thể qua nghiên cứu điều tra 50 hộ thì phần lớn đối tượng tảo hôn thường rơi vào hộ nghèo và cận nghèo (39 hộ tảo hôn và 37 hộ nghèo, cận nghèo).

- Tảo hôn tác động trực tiếp tới chất lượng lao động và việc làm của cộng đồng dân tộc La Chí cụ thể là: Phần lớn lao động chưa qua đào tạo (Trong 115 lao động thì chỉ có 27 lao động qua đào tạo còn lại 88 lao động chưa qua đào tạo) và số lao động chưa có việc làm còn rất lớn với 48 lao động.

- Để hạn chế tình trạng tảo hôn ở đồng bào dân tộc La Chí trên địa bàn xã Yên Thành cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ cho con em mình đến trường,

lựa chọn con em dân tộc La Chí tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn để sau này phục vụ công tác tuyên truyền. Khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả với sự tham gia của người dân. Bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc và cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp tảo hôn.

- Tảo hôn làm suy giảm khả năng huy động và quản lý các nguồn lực trong gia đình vào tái sản xuất. Nguồn lực đã ít lại không có kế hoạch sử dụng hợp lý do đó hiểu quả kinh tế đem lại rất thấp.

Tuy nhiên tảo hôn không phải là nguyên nhân ảnh hưởng duy nhất, lớn nhất tới phát triển kinh tế hộ gia đình ở cộng đồng dân tộc La Chí mà còn do nhiều yếu tố khác. Để có những kết luận và đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế hơn thì cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn. Để góp phần vào quá trình phát triển chung của xã hội.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Với chính quyền các cấp

- Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các cấp cần tăng cường đầu tư, đào tạo cán bộ trẻ người dân tộc La Chí và các dân tộc thiểu số khác để sau này phục vụ chính địa phương mình. Dần dần thay đổi và đi tới xóa bỏ nạn tảo hôn, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển góp phần tích cực vào quá trình phát triển chung của xã hội

- Chính quyền các cấp cần quan tâm, ưu tiên hơn nữa tới học sinh, sinh viên dân tộc La Chí cũng như dân tộc thiểu số khác. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ các em dân tộc, tăng cường đào tạo nghề, hướng nghiệp cho thanh niên dân tộc La Chí.

5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Cần xác định việc xóa bỏ nạn tảo hôn không thể thực hiện trong thời ngắn mà mà phải kiên trì, lâu dài, có kế hoạch cụ thể, do vậy chính quyền xã phải chỉ đạo các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân.

- Xóa bỏ nạn tảo hôn ở cộng đồng dân tộc La Chí trong thời gian tới phải đươc xác định là nhiệm vụ quan trong hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chính quyền xã cần xây dựng nghị quyết chống nạn tảo hôn, hướng dẫn các thôn bản xây dựng hương ước, lệ làng phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thôn bản và gia đình văn hóa đều phải quán triệt tinh thần và nội dung trên.

- Tảo hôn và kinh tế hộ gia đình có tác động qua lại với nhau theo hướng hai chiều do đó việc hỗ trợ phát triển kinh tế hộ cần được tiến hành song song với các biện pháp giảm tảo hôn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục người dân và đặc biện chú trọng đến thế hệ trẻ.

- Chính quyền cần kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm và có chế độ khen thưởng kịp thời tới những người thực hiện tốt.

5.2.3. Kiến nghị với người dân

- Đối với hộ dân tộc La Chí trên địa bàn xã Yên Thành cần tham gia vào các lớp tập huấn, tuyên truyên về chính sách pháp luật của nhà nước do chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể tổ chức.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho con em được đến trường học.

- Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với sự hỗ trợi kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông. Tham gia vào xây dựng các mô hình kinh tế do các tổ chức, dự án thực hiện để nâng cao kiến thức trong sản xuất.

- Duy trì và phát huy những truyền thông văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời kiên quyết loại bỏ các hủ tục lạc hậu đặc biệt là nạn tảo hôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Ban địa chính xã Yên Thành, Thống kê tình hình sử dụng đất đai của xã Yên Thành giai đoạn 2011 – 2015.

2. Ban tư pháp xã Yên Thành, Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2012 –

2014 của xã Yên Thành.

3. Báo Gia đình Việt Nam. Hà Giang, Giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận

huyết thống.

4. Bộ LĐ-TB-XH. Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Chuyên đề: Kết hôn sớm

và tảo hôn ở một số tỉnh, thành phố các khuyến nghị trong tương lai.

5. Mai Thanh Cúc,Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn.

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Cừ (2007), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình, Nxb Công

An Nhân dân.

7. Dự án phát triển lâm nghiệp Sông Đà, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông – GTZ – FGA (2005), Tài liệu tập huẩn về kinh tế hộ gia đình.

8. Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000 (tập I, II), Nxb Koa học Xã hội.

9. Dương Văn Sơn (2010), Giáo trình xã hội học nông thôn, Nxb Đại học

Quốc gia.

10. Nguyễn Đức Tuyến (2003), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở

nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội.

11. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau

cách mạng tháng Tám, Nxb Tư pháp.

12. Trạm y tế xã Yên Thành, Báo cáo tổng kết các năm 2012 - 2014 của trạm

13. Vũ Thị Tgọc Trân (1997), Phát triển nông hộ sản xuất hằng hóa ở vùng

đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Trường TH xã Yên Thành, Báo cáo tổng kết năm học của trường TH xã Yên Thành – huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.

15. Trường THCS xã Yên Thành, Báo cáo tổng kết năm học của trường THCS xã Yên Thành – huyện Quang Bình – tỉnh Hà Gia.

16. Ủy ban nhân dân xã Yên Thành, Đề án xây dựng nông thôn mới gia đoạn

2011 – 2015.

17. Ủy ban nhân dân xã Yên Thành năm 2014, Báo cáo tổng kết thực hiện các

chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm và phương hướng nhiệm vụ năm sau của xã các năm 2012 - 2014.

18. Mùa A Vảng (2010), Khóa luận tốt nghiệp đại học, “Tìm hiểu ảnh hưởng

của tảo hôn đến phát triển kinh tế hộ gia đình cộng đồng dân tộc thiểu số tai huyện Tủa Chùa – tỉnh Điện Biên”.

19. Hạng A Xeng (2011), Khóa luận tốt nghiệp đại học, “Đánh giá tác động

của hôn nhân đến kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc H’Mông tại xã Xa Pả - huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai.

II. Tài liệu trích dẫn từ internet

20. Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH (2010) :

http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-VN/13/367/17374/Default.aspx

21. Báo Dân tộc và phát triển: Những “lời ru buồn” ở Kon Tum. (Theo Việt báo)

http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=6900 22. Website Bộ Khoa học và Công nghệ: http://www.most.gov.vn/.

23. Bộ lao động Thương bình và Xã hội:

24. Báo gia đình (2012) : Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết (cuối):

Vướng mắc và hướng khắc phục.

http://giadinh.net.vn/dan-so/han-che-nan-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-cuoi- vuong-mac-va-huong-khac-phuc-20120111082242837.htm

25. Chi cục Cục dân số - KHHGĐ tỉnh Sơn La, 2014: Báo động nạn tảo hôn

ở các bản vùng cao Sơn L.,

http://soyte.sonla.gov.vn/danhba/dvkhac/tvphonebookdepartment.2008-08- 06.3978204888/tvphonebookdepartment_view

26. Website Tổng Cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 . 27. Tổng Cục dân số - KHHGĐ Việt Nam: http://www.gopfp.gov.vn/

PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Số phiếu:………. Ngày điều tra:………. 1. Thông tin chung về hộ được phỏng vấn

1.1. Họ và tên:………..Giới tính: Nam Nữ Tuổi:………. Nghề nghiệp:……….

1.2. Trình độ học vấn:…………

1.3. Thôn: ………..xã Yên Thành – Quang Bình – Hà Giang 1.4. Số nhân khẩu trong gia đình:…………..Người.

1.5. Số lao động chính:………...Người. Nam:……….. Nữ:……….

Gia đình ông ( bà) thuộc hộ:

Giầu khá

Trung bình cận nghèo Nghèo……….

1.6. Thu nhập bình quân của gia đình ông (bà )năm 2014 là:

……… 2. Đất đai: Tình hình sử dụng đất đai

Loại đất Diện tích (m2

)

Đất ở + đất vườn

Đất trồng lúa + hoa màu Đất trồng cây lâu năm Đất ao hồ

Đất rừng Đất khác Tổng diện tích

3. Thu nhập của gia đình và mức sống

3.1. trong năm 2014 gia đình bác có đủ ăn không?

Có không

Nếu không đủ thì thiếu mấy tháng và bắt đầu thiếu từ tháng nào?

……… ……… Theo bác vì sao gia đình bác lại thiếu ăn trong năm?

……… ……… ……… Trong năm nay bác có đưa ra giải pháp gì để khắc phục không?

Có không Giải pháp đó là gì?

……… ……… ………

3.2. Thu nhập của gia đình

Gia đình thu nhập từ những nguồn nào

Nguồn thu nhập Đơn vị (sào) Số lƣợng Giá trị

Từ trồng trọt Từ chăn nuôi Từ thủy sản Từ khai thác lâm sản Nguồn thu khác Tổng thu

4. Tuổi kết hôn và trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình

STT Họ và tên Năm sinh Trình độ

Năm thành lập gia đình Ghi chú Nam Nữ 1 2 3 4 5 6 …

5. Gia đình có biết nhà nước ta quy định về độ tuổi kết hôn là bao nhiêu không?

Có không Nếu có gia đình có thể cho biết bao nhiêu tuổi thì kết hôn?

Nam……….tuổi Nữ…………..tuổi

6. Kênh thông tin nào giúp gia đình biết được những thông tin trên?

Tivi cán bộ tuyên truyền

7. Mọi người ở địa phương thường lập gia đình trong độ tuổi nào?

Tuổi từ 12 - 13 Tuổi từ 14 – 15 Tuổi từ 16 - 17 Tuổi từ 17 – 18 Tuổi từ 18 -19 Tuổi từ 19 trở lên 8. Theo bác nhà nước quy định tuổi kết hôn như vậy có phù hợp không? Vì sao Có Không ……… ……… ……… ………

9. Theo bác đâu là nhân tố ảnh hưởng tới việc kết hôn sớm ở địa phương mình? Do nhu cầu la động Trình độ hiểu biết thấp Do kinh tế khó khăn Công tác tuyên truyền Phong tục tập quá Yếu tố khác 10. Theo bác việc kết hôn sớm như vậy có tốt hay không? Vì sao?

Tốt Không tốt ………

………

………

11.Theo bác giới trẻ trong cộng đồng dân tộc La Chí hiện nay kết hôn thường theo xu hướng nào?

Xu hướng trẻ tuổi hơn không thay đổi Xu hướng nhiều tuổi hơn khác

12. Theo bác nguyên nhân nào lại khiến lớp trẻ kết hôn sớm như vậy?

Do cha mẹ sắp đặt Tự nguyện (tình yêu đôi lứa)

Thiếu sự hiểu biết Khác 13.Theo bác việc kết hôn sớm sẽ có những hậu quả như thế nào Bỏ học Ảnh hưởng đến SKSS Bạo lực gia đình Tề nạn xã hội Áp lực về dân số Áp lực về kinh tế ( đẻ con sớm và nhiều con)

Ngoài những hậu quả tên còn hậu quả nào khác không? ………

………

………

………

14.Theo bác các cặp vợ chồng kết hôn nào sống hạnh phúc và có điều kiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc la chí tại xã yên thành huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)