Tình hình nghiên cứu tảo hôn và kinh tế hộ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc la chí tại xã yên thành huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 30)

Tảo hôn là một tập quán khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta. Tảo hôn đang diễn ra trên khắp các vùng nông thôn miền núi, nơi có người dân tộc thiểu số cư trú, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó, các tỉnh phía Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn hẳn các vùng khác với trên 30%.

Bảng 2.2: Tỷ lệ tảo hôn tại một số tỉnh cao nhất cả nƣớc (năm 2009) STT Tỉnh/thành phố Nam 15 - 19 Nữ 15 - 17 Nứ 15 – 19 Cả nước 2,19 3,12 8,51 1 Hà Giang 10,70 14,31 16,73 2 Cao Bằng 10,70 8,64 16,73 3 Bắc Cạn 5,49 5,86 13,08 4 Lào Cai 11,37 11,83 23,16 5 Điện Biên 14,40 17,53 27,60 6 Lai Châu 18,65 21,20 33,83 7 Sơn La 14,03 17,14 29,08 8 Yên Bái 5,16 6,15 16,11 9 Kon Tum 4,69 7,85 15,75 10 Gia Lai 5,46 7,83 17,26

(Nguồn: Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH (2010) [20].

Một số tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước là: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Trị, Kon Tum, Bạc Liêu... Cả nước chỉ có 9 tỉnh có trên 5% dân số nam 15-19 tuổi và 14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15-17 tuổi đã từng kết hôn. Đặc biệt, số liệu thống kê về tỷ lệ tảo hôn theo các tỉnh trong 3 năm gần đây (2009 - 2012) lại cảnh báo một thực tế đáng buồn, cụ thể như sau [26].

Tỉnh Sơn La: Theo ông Trần Đình Thuận, Chi cục phó DS-KHHGĐ

tỉnh Sơn La cho biết: tỷ lệ tảo hôn của tỉnh cao vào hàng nhất cả nước: xã (Lóng Luông huyện Mộc Châu) từ năm 2005 đến nay có khoảng 390 cặp kết hôn thì có đến 204 cặp vợ chồng tảo hôn ở lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi, chiếm gần 52% cặp vợ chồng đã kết hôn; xã Vân Hồ tỷ lệ tảo hôn là 68% so với tổng số cặp kết hôn, xã Lóng Sập (huyện Mộc Châu) chiếm 49%, các xã Kim Bon, Tân Lang (huyện Phù Yên) có tỷ lệ tảo hôn từ 25,4 đến 39%, xã Tà Xùa

(huyện Bắc Yên) là 35% và Muổi Nọi (huyện Thuận Châu) có tỷ lệ thấp nhất là 27% [25].

Tỉnh Lai Châu: Theo số liệu Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình

năm 2012, với khoảng gần 1/3 dân số nam và nữ 15 - 19 tuổi đã từng kết hôn, đưa con số toàn tỉnh có hơn 35% số cặp vợ chồng DTTS kết hôn theo hủ tục tảo hôn.

Tỉnh Lào Cai: Trưởng ban Dân vận Lào Cai, bà Hoàng Thị Tráng

khẳng định: Tảo hôn xảy ra ở hầu hết các dân tộc trong tỉnh, nhưng người Mông, Dao, Tày, Nùng, Phù Lá...có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2006 - 2010 có 952 cặp tảo hôn. Trong đó, huyện Sapa là 36,2% (453/1.251 cặp); Si Ma Cai: 6,2% (52/826 cặp)... Còn tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai) 1 năm (2011) có đến 21 cặp vợ chồng tảo hôn, độ tuổi phổ biến từ 14 đến 17 tuổi, thậm chí có em 13 tuổi đã lập gia đình. Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết các thôn, bản, nhiều nhất là ở cộng đồng người Mông, Dao, Phù Lá…Thậm chí có những em chỉ mới học lớp 5 đã phải nghỉ học ở nhà lấy chồng [24].

Tỉnh Kon Tum: Theo chị Y Pheng - nguyên Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ

xã Rờ Cơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum, thì nhiều em chỉ khoảng 13 tuổi là "bắt chồng”, 14 tuổi sinh con đầu lòng. Tình trạng trẻ em bỏ học, tảo hôn chính quyền địa phương không hay biết và đến khi biết thì việc đã rồi. Nhiều em năm nay mới 19 tuổi đã có hai đứa con, đứa đầu chỉ gần 4 tuổi. Sinh con khi chưa đủ trưởng thành và hoàn thiện về thể chất, sức khỏe yếu, con cái nheo nhóc nên không thể lao động, cuộc sống khó khăn vô cùng [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của tảo hôn tới phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân tộc la chí tại xã yên thành huyện quang bình tỉnh hà giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)