4.2.4.1. Khả năng huy động các nguồn lực trong gia đình
Đây là việc huy động tất cả các nguồn lực mà hộ có được để tham gia vào quá trình sản xuất. Các nguồn lực của hộ được thể hiện qua bảng 4.19
Bảng 4.19: Tổng tài sản và hƣớng sử dụng của các hộ tảo hôn trên địa bàn nghiên cứu
STT Loại tài sản ĐVT Tổng Hƣớng sử dụng Tỷ lệ (%)
1 Đất Ha 78 Trồng trọt (lúa, ngô, sắn) 93
Xây dựng chuồng trại 7
2 Trâu Con 145 Nuôi để bán 8
Cày kéo, lấy phân 92
3 Bò Con 7 Nuôi để bán 5
Cầy kéo, lấy phân 95
4 Ngựa Con 9
Nuôi để bán 0
Phục vụ sản xuất (lấy phân, lấy sức
thồ) 100
5 Lợn Con 233 Nuôi để bán 23,7
Phục vụ nhu cầu cầu gia đình 75,3
6 Dê Con 161 Nuôi để bán 89,5
Phục vụ nhu cầu gia đình 10,5
7 Ga, ngan, vịt Con 577 Nuôi để bán 36
Phục vụ nhu cầu gia đình 64
8 Cây lâm nghiệp Ha 9 Nuôi để bán 73,2
Lấy gỗ 25,8
9 Lúa, ngô, khoa, sắn kg
Nuôi để bán 4.7
Phục vụ nhu cầu gia đình 95,3
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2015)
Dựa vào bảng 4.19 ta thấy tổng tài sản của hộ được điều tra không nhiều với diện tích đất là 78ha, trâu 145 con, bò 7 con và các loại gia súc gia cầm khác. Vậy việc huy động các nguồn lực này tham gia vào sản xuất thật sự là một bài toán khó. Để phát triển kinh tế hộ chỉ với nguồn lực như vậy chưa thể đủ do đó phải có những nguồn lực từ bên ngoài đó là các chính sách hộ trợ
vốn sản xuất từ các ngân hàng và các tổ chức xã hội khác. Tuy nhiên việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài cũng gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục vay cũng như khi vay được người dân có thật sự sử dụng có hiệu quả để sau này có nguồn vốn tái đầu tư.
Cũng dựa vào bảng 4.19 ta biết được hướng sử dụng các tài sản của hộ, đất chủ yếu dùng vào sản xuất lúa chiếm tới 93%, trâu bò nuôi để lấy sức kéo và phân bón, ở đây có một lợi thế là số không thiếu sức kéo từ trâu bò vì có số lượng khá lớn phù hợp với canh tác trên các thửa ruộng bậc thang. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất thì thật sự không cao cùng với việc thiếu vốn để mua các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Hầu hết các loại tài sản của hộ còn lại như: lúa, ngô, khoai, sắn, gia súc, gia cầm mục đích sử dụng chủ yếu là phục vụ nhu cầu của gia đình. Nhiều hộ khi được hỏi tới vấn đề này đều nói rằng sản xuất chỉ để tiêu dùng và dữ lại một ít làm giống, theo anh Vàng Văn Cương ở thôn Yên Thành chia sẻ “gia đình sử dụng thừa thì mới bán lấy tiền mua giống và phân bón còn không thì thôi”
Từ thực tế đó đòi hỏi phải có giải pháp hợp lý cho việc huy động các nguồn lực cho sản xuất phù hợp cho từng hộ gia đình để đem lại hiệu quả trong sản xuất.
4.2.4.2. Khả năng sản xuất
Khả năng sản xuất là những hoạt động mà các thành viên trong gia đình có thể tham gia sản xuất trong lĩnh vực kinh tế để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng như hàng hóa để đem ra thị trường trao đổi. Mỗi địa phương khác nhau có những điều kiện tự nhiên, kinh tế khác nhau do đó sẽ có những lựa chọn lĩnh vực sản xuất cho phù hợp.
Yên Thành là một xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội cực kỳ khó khăn, phần lớn người dân ở đây tham gia hoạt động sản
xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu một bộ phận rất nhỏ tham gia vào họat động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là kinh nghiệm canh tác trên đất dốc. Khi nói đến kinh nghiệm canh tác trên đất dốc ở xã Yên Thành người ta sẽ nghĩ ngay tới cộng đồng dân tộc La Chí với những phương thức canh tác mà ít cộng đồng dân tộc nào có thể có được. “Với sự bền bỉ, kiên trì người La Chí đã biến những vùng đất mà đá nhiều hơn đất, tưởng chừng như chỉ có cỏ dại mới có thể nở hoa trên đó thành những thửa ruộng bậc thang và lúa đã trổ bông trên vùng đất này” theo ông Hoàng Ngọc Sinh nguyên chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Yên Thành. Ông chia sẻ khi mới lên làm chủ tịch ông rất tâm đắc làm sao cho cuộc sống của nhân dân ngày càng đi lên, ông đặc biệt quan tâm tới cộng đồng dân tộc La Chí. Đây là cộng đồng dân tộc ít người lúc bấy giờ mới sơ tán từ xã Bản Máy huyện Hoàng Su Phì xuống vì chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Cuộc sống của người La Chí đã khó khăn nay còn khó khăn hơn nhà cửa, ruộng, vườn hầu như không có. Trước tình cảnh đó ông và các cấp chính quyền đã có nhiều biện pháp giúp đỡ như: Giao ruộng hợp tác cho dân tộc La Chí để sản xuất, cấp phép cho khai thác gỗ để làm nhà, mở đường giao thông lên các điểm dân cư… trong quá trình thực hiện ông thấy thật bất ngờ với sự bền bỉ kiên trì và khả năng sáng tạo của người dân đã biến vùng đất này thành những thủa ruộng bậc thang để canh tác. Đối với người La Chí tại xã Yên Thành hiện nay nhiều hộ gia đình đã vươn lên thành hộ khá giả, tham gia sản xuất các mặt hàng cung ứng ra thị trường như mô hình rau sạch VietGAP của ông Lù Đức Vinh tại thôn Yên Thành hay mô hình nuôi dê tại thôn Thượng Bình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo việc làm và thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên còn một số hộ gia đình vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất điều đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là mục đích sản xuất của người dân là tự cung tự cấp, tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên, khí hậu không thuận lợi năm được mùa năm lại mất
mùa. Chính vì vậy, mà người dân không giám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi do không có trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức thị trường đặc biệt là sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên nên rủi ro nhiều vì thế nhiều gia đình sản xuất ra lương thực dư thừa nhưng không đem ra bán trên thị trường mà để vào kho đề phòng năm mất mùa còn có lương thực để dùng. Không có kiến thức trong bảo quản nông sản nên nhiều hộ gia đình khi bảo quản nông sản đã bị mọt phá hoại làm hư hỏng nông sản.
Đây phần lớn cũng xuất phát từ việc tảo hôn nên không có điều kiện, cơ hội và thời gian để đi học tiếp thu khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi do vậy mà cộng đồng La Chí sản xuất ra nông sản cũng chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình.
Tình trạng này cũng do phần nào thiếu sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương tới người dân, các cơ quan chính quyền đã không cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ cho người dân về các loại giống cây trồng do vậy mà nhiều người dân đã tự quyết định và kết quả là thất bại làm cho kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ đó người dân chán nản không giám đầu tư sản xuất, chăn nuôi làm cho khả năng sản xuất ra các sản phẩn hàng hóa của người dân giảm xuống.
Vì vậy trong thời gian tới với sự cố gắng của bản thân các hộ dân thì chính quyền cũng nên có những chính sách cụ, thể thiết thực kịp thời để hỗ trợ người dân trong sản xuất và định hướng cho tiêu thụ sản phẩm để cuộc sống của người dân dần dần được cải thiện.
4.2.4.3. Khả năng tiêu thụ
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. Sản phẩm hàng hóa người dân sản xuất ra nếu được tiêu thụ thì sẽ đem lại một nguồn thu nhập cho người dân từ đó có thể tái đầu tư vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ. Ở mỗi khu vực tùy vào nhu cầu, vị trí địa lý cũng như các yếu tố khác tác động tới cung, cầu của
thị trường mà lựa chọn sản xuất các mặt hàng phù hợp với điều kiện đó. Đối với xã Yên Thành là một xã có dân số đông và cách trung tâm huyện 3km về mặt địa lý là rất thuận lợi vì có một thị trường tiêu thụ khá lớn. Tuy nhiên đường giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn cũng như dân cư sống không tập trung mà sống rải rác phân tán do đó người dân có sản phẩm nông sản muốn đem ra thi trường để tiêu thụ gặp không ít khó khăn. Khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm ra tiêu thụ nhiều hộ dân đã lựa chọn cách bán cho thương lái với giá thấp, chấp nhận lỗ cũng có hộ gia đình lựa chọn việc bảo quản sau đó mới đem bán nhưng các giải pháp đó đều chứa nhiều rủi ro.
Thương lái ép giá và người dân đành chấp nhận bán với giá thấp không có lãi nếu không muốn trắng tay còn nếu chọn giải pháp bảo quản thì kiến thức bảo quản không chỉ dựa vào kiến thức kinh nghiệm đã làm giảm đi giá trị của nông sản rất nhiêu do đó khi đem ra bán cũng bị người tiêu dùng không chấp nhận hoặc chấp nhận rất ít.
Với cộng đồng dân tộc La Chí thì việc tiêu thụ sản phẩm nông sản càng khó khăn khi kiến thức trong sản xuất chủ yếu là kinh nghiệm sản xuất lạc hậu và kiến thức thị trường không có. Việc sản xuất thì làm theo phong trào câu nói “tôi nghe người ta nói thế” đã trở nên quen thuộc không chỉ với cộng đồng dân tộc La Chí mà đó là một thực trạng chung.
Chính vì sản xuất theo phong trào cộng thêm không có kiến thức về thị trường nên việc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của thị trường từ đó dẫn đến hàng hóa không tiêu thụ được, kết quả sản xuất thua lỗ. Tuy nhiên cũng có một số hộ đã bắt đầu tiếp cận thông tin thị trường để lựa chọn giống cây trồng phù hợp và đưa ra thị trường đúng thời điểm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thế như hộ ông Lù Đức Vinh với mô hình rau sạch ông lựa chọn thời điểm trồng vào tháng 12 để vào dịp tết gia đình sẽ cung ứng sản phẩm rau ra thị trường vì thời điểm đó nhu cầu tiêu thụ rau sạch lớn, giá cả cao hay hộ ông Lù Dỉ Lương với việc tham gia vào trồng thí điểm cây dược liệu Kim Tiền Thảo, ông dần dần mở rộng diện tích trồng và đem bán cho các
thầy lang bốc thuốc nam và những người có nhu cầu sử dụng. Hiện nay với sản phẩm cây dược liệu Kim Tiền Thảo đã có rất nhiều khách hàng đặt hàng với giá cả rất cao, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Khó khăn trong tiêu thụ nông sản được thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Tổng hợp ý kiến của cán bộ xã và người dân địa phương)
Hình 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản của nhân dân xã Yên Thành
Như vậy dựa vào kênh tiêu thụ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng sản phẩm nông sản của người dân sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia đình là chính chiếm tới 60% , nếu còn dư thừa thì mới đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Phần đem ra bán thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 40%
tổng sản phẩm nông sản sản xuất ra, do không chủ động được đầu ra nên hầu hết sản phẩm được bán trực tiếp cho thương lái (30%) vì vậy dẫn tới một thực tế là người dân bị thương lái ép giá, cho dù được mùa nhưng vẫn phải chịu lỗ.
4.2.4.4. Khả năng quản lý tài chính trong gia đình
Vấn dề quản lý tài chính trong gia đình đối với cộng đồng dân tộc La Chí hầu hết là nam giới quyết định bởi lẽ vấn đề bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và chi phối rất sâu sắc tới việc đưa ra các quyết định, quản lý tài chính. Theo kết quả điều tra năm 2015 thông qua nhóm hộ được điều tra cho thấy có tới 86%[17] các hộ gia đình, phụ nữ không được độc lập về tài chính cũng nhưng không được tham gia vào việc đưa ra ý kiến, quyết định tới các vấn đề liên quan tới tài chính. Nhiều người đàn ông khi được hỏi lý do tại sao thì đều đưa ra cùng một lý do phụ nữ không biết chi tiêu và khó đưa ra quyết định. Theo ý kiến của anh Lùng Văn Phô ở thôn Pà Vầy Sủ “Cho phụ nữ
tham gia chỉ làm to chuyện thêm”. Chính vì lẽ đó khi được hỏi nhiều người
phụ nữ không biết nhà mình có vay ngân hàng không và nếu có biết thì cũng không rõ số tiền là bao nhiêu, hình thức vay, lãi xuất vay và thời gian vay là như thế nào. Nhiều trường hợp khi đến hạn trả ngân hàng không có tiền người chồng mới nói với vợ về số tiền nợ đến hạn phả trả. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn, bạo lực gia đình chồng đánh vợ. Đa số những trường hợp này thường rơi vào hộ gia đình tảo hôn vợ chồng chưa trưởng thành. Hầu hết các hộ khi được phỏng vấn đều trả lời khi ra ở riêng chỉ được bố mẹ chia cho một con trâu, đấy là nguồn vốn cao nhất của cả gia đình, còn vốn sản xuất thì phải vay mượn anh em hoặc vay ngân hàng. Do hạn chế về nhận thức tuổi đời còn quá trẻ chưa có khả năng xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tiền vay đó sao cho hợp lý, nhiều trường hợp đi vay về để tiêu chứ không sử dụng vào tái sản xuất. Đặc biệt có trường hợp đi vay về để mua xe
máy xịn khi xe hỏng cũng là lúc đến hạn phải trả ngân hàng nhưng không có tiền dả từ đó sinh ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc…
Có những hộ được vay ngân hàng do chi tiêu không hợp lý hoặc gặp rủi ro trong sản xuất nên tới hạn trả không có tiền họ buộc phải bán trâu, bò, ruộng đất đi để dả, khi trâu, bò, ruộng đất bán đi họ không có tư liệu để sản xuất đành phải phá rừng để làm nương rẫy do đó đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới diện tích rừng bị chặt phá tăng lên,
Bảng 4.20: Tình hình vay vốn của các hộ đƣợc điều tra
ĐVT: Triệu đồng
Loại hộ Số tiền vay
Số tiền vay qua các năm
2012 2013 2014
Hộ tảo hôn 27 4 13 10
Hộ không tảo hôn 82 30 16 36
Tổng 109 34 29 46
(Nguồn: Tổng hợp kiết quả điều tra, 2015)
Theo các hộ được phỏng vấn cho biết nguồn vốn vay chủ yếu của hộ là ngân hàng chính sách xã hội (77,5%), ngân hàng nông nghiệp(16,2%), vay ngoài (6,3%). Dựa vào bảng 4.19 ta thấy số hộ tảo hôn có số tiền vay ít hơn hộ không tảo hôn chỉ có 27 triệu đồng trong khi đó hộ không tảo hôn là 82 triệu đồng và có xu hướng tăng qua các năm ở cả hai loại hộ năm 2012 tổng số tiền vay là 34 triệu đồng thì tới năm 2014 là 46 triệu đồng. Điều đó cũng dễ hiểu đối với hộ tảo hôn không có kiến thức sản xuất, chưa thể đưa ra kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nên nhiều hộ không giám vay vốn cho dù được vay với lãi xuất 0%, ngược lại với hộ không tảo hôn thì hầu hết hộ có đủ khả năng vay vốn và sản xuất có hiệu quả do đó không lo việc dả vốn vay.