tác động tới kinh tế nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
4.2.3.1. Thực trạng kinh tế của hộ
Do đặc thù về phong tục tập quán và chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên kinh tế hộ của cộng đồng dân tộc La Chí còn chậm phát triển. Theo báo cáo tổng kết năm 2014 của Uỷ ban nhân Dân xã Yên Thành thì dân tộc La Chí có 2 mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao cần được nhân rộng là mô hình rau sạch của ông Lù Đức Vinh và mô hình nuôi dê Lùng Văn Tuấn. Ngoài ra hầu hết các hoạt động kinh tế của hộ điều mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu.
Kết quả điều tra năm 2015 cho thấy, với 50 hộ chọn làm mẫu điều tra thì có tới 39 hộ tảo hôn và 11 hộ không tảo hôn. Giữa hai loại hộ này có sự chênh lệch nhau rất lớn về thu nhập cụ thể là: Hộ tảo hôn với 279 khẩu nhưng tổng thu nhập chỉ có 791.700.000đ trong khi đó hộ không tảo hôn chỉ có 46 khẩu nhưng tổng thu nhập là 314.640.000đ.
Do đó thu nhập trung bình hộ/ năm của hộ không tảo hôn sẽ cao hơn hộ tảo hôn với 28.600.000đ hộ/ năm còn hộ tảo hôn chỉ là 20.300.000đ/ năm, cũng từ đó thu nhập trung bình/người/ tháng cũng khác nhau. Lý do dẫn tới sự khác biệt này là hộ tảo hôn thường có nhiều con và không có kiến thức trong sản xuất nên hiểu quả kinh tế đem lại thấp hơn so với hộ không tảo hôn.
Bảng 4.16: Thu nhập của các hộ điều tra phân theo đối tƣợng
Thu nhập Đơn vị Hộ tảo hôn Hộ không tảo hôn
Tổng số hộ Hộ 39 11
Số nhân khẩu Khẩu 204 46
Tổng thu nhập 1000đ 791.700 314.640
Thu nhập TB hộ/ năm 1000đ 20.300 28.600
Thu nhập TB/ người/ tháng 1000đ 323 570
(Nguồn: Tổng hợp số liệu, 2015)
Thực trạng kinh tế hộ giữa hai nhóm hộ còn được thể hiện rõ qua kết quả sản xuất kinh doanh ở bảng 4.16. Ta thấy hộ không tảo hôn phần lớn là các hộ khá tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Hộ tảo hôn không có hộ nào là hộ khá và hoạt động kinh tế là sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt đối với hộ cận nghèo và hộ nghèo thì trong cơ cấu thu nhập trồng trọt chiếm 100% còn hộ trung bình thì có 7,1% chăn nuôi, 92,9% trồng trọt. Do đó hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp thể hiện rõ ở bảng 4.17.
Bảng 4.17: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra Chỉ tiêu Nhóm hộ Thu nhập bình quân/ hộ/ năm (tr đ)
Cơ cấu thu nhập (%) Trồng trọt Chăn nuôi Công nghiệp- xây dụng Dịch vụ I. Hộ không tảo hôn
Hộ khá 33.564 12,5 12,5 25 50
Hộ trung bình 23.940 35 65 0 0
Hộ cân nghèo, nghèo 18.246 100 0 0 0
II. Hộ tảo hôn
Hộ khá 0 0 0 0 0
Hộ trung bình 22.880 92,9 7,1 0 0
Hộ cận nghèo, nghèo 17.649 100 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Từ bảng 4.17 ta thấy giữa hai nhóm hộ tảo hôn và không tảo hôn có sự khác nhau rất lớn về thu nhập bình quân/ hộ/ năm cũng như cơ cấu thu nhập. Trong thu nhập bình quân/ hộ/ năm ở nhóm hộ không tảo hôn thì hộ khá có thu nhập bình quân/ hộ/ năm cao nhất là 33.564 (Triệu đồng), tiếp theo là hộ trung bình với 23.940 (Triệu đồng), hộ cân nghèo, nghèo thấp nhất chỉ có 18.246 (Triệu đồng). Với nhóm hộ tảo hôn thì không có hộ nào là hộ khá chỉ cso hộ trung bình, hộ nghèo và cận nghèo. Hộ trung bình có thu nhập bình quân/ hộ/ năm cao nhất với 22.880 (Triệu đồng) tuy nhiên lại thấp hơn so với hộ trung bình ở nhóm hộ không tảo hôn. Hộ cận nghèo, nghèo chỉ có thu nhập bình quân là 17.649 (triệu đồng) và cũng thấp hơn so hộ nghèo ở nhóm hộ không tảo hôn.
Trong cơ cấu thu nhập thì giữa hai nhóm hộ này có sự khác nhau rất lớn. Hộ khá ở nhóm hộ không tảo hôn chủ yếu tham gia vào (50%) hoạt động dịch vụ, (25%) công nghiệp – xây dựng và tham gia rất ít vào hoạt động nông nghiêp. Nhóm hộ trung bình nếu như ở nhóm hộ tảo hôn có tới 92,9 % tham
gia vào trồng trọt và 7,1% tham gia vào chăn nuôi thì ngược lại ở nhóm hộ không tảo hôn hộ trung bình tham gia vào chăn nuôi là 65% chỉ có 35% tham gia vào trồng trọt. Ở đây có sự giống nhau về hộ nghèo ở cả hai nhóm hộ đều tham gia vào hoạt động trồng trọt 100%.
Như vậy hộ không tảo hôn có tổng thu cao hơn và trong cơ cấu thu nhập chủ yếu là dịch vụ và công nghiệp – xây dựng do đó kết quả sản xuất kinh doanh của hô đem lại rất cao. Hộ tảo hôn có doanh thu thấp và cơ cấu thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ do đó kết quả sản xuất kinh doanh thấp hơn nhiều so với hộ không tảo hôn.
Từ những lý do trên ta có thể kết luận tảo hôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế hộ của cộng đồng dân tộc La Chí còn gặp nhiều khó khăn, cần có giải pháp để thay đổi thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.
4.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ
Theo đánh giá của cán bộ và các hộ dân được phỏng vấn trên địa bàn xã thì có 6 nguyên nhân chủ yếu (hình 4.1) tác động mạnh mẽ tới kinh tế hộ của cộng đồng dân tộc La Chí đó là: Lười lao động, trông chờ ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước và các tổ chức tự thiện (15,6%), thiếu vốn sản xuất (51%), thiếu đất sản xuất (9%), trình độ sản xuất còn kém và lạc hậu không chịu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (34%), đông con do tảo hôn (73%) và điều kiện tự nhiên là (59%).
Bảng 4.18: Các nhân tố ảnh hƣởng tới kinh tế hộ gia đình của cộng đồng La Chí Các yếu tố ảnh hƣởng Tỷ lệ ( %) Lười lao động 15,6 Thiếu vốn 51 Thiếu đất sản xuất 9 Trình độ sản xuất kém 34
Đông con do tảo hôn 73
Do điều kiện tự nhiên 59
Điều kiện địa hình, đông con do tảo hôn và thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân cơ bản tác động tới kinh tế hộ. Trong đó, tảo hôn được đánh giá là tác động nhiều nhất tới kinh tế hộ và đồng thời cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói của cộng đồng dân tộc La Chí trên địa bàn xã Yên Thành. Theo ông Hoàng Thành Đại chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thì “Phát triển kinh tế hộ phải đi đôi với việc giảm tỷ lệ tảo hôn đây là hai công
việc phải được tiến hành song song”. Xã đã cụ thể hóa bằng việc đưa ra các
giải pháp cụ thể như ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, nhà văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn. Nâng cao công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước về hôn nhân và gia đình cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Khuyến khích cũng như khen thưởng kịp thời tới các hộ có mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2015)
Hình 4.1: Những yếu tố tác động tới kinh tế hộ và nghèo đói theo các hộ đƣợc điều tra
Hiện tượng tảo hôn – nghèo đói có mối quan hệ chặt trẽ với nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động tới tình trạng nghèo đói. Theo kết quả thảo luận với cán bộ xã và người dân cho thấy yếu tố tác động tới tình trạng nghèo đói ở cộng đồng dân tộc La Chí gồm nhiều yếu tố (hình 4.2).
(Nguồn. Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm với cán bộ xã, 2015)
Hình 4.2: Vòng luẩn quẩn của tảo hôn và nghèo đói
Tảo hôn và nghèo đói luôn tồn tại song song với nhau có tảo hôn thì dẫn đến nghèo đói và ngược lại tồn tại nghèo đói thì tảo hôn diễn ra, hai tình trạng này tạo thành một vòng tròn luân hồi tác động qua lại cho nhau. Tảo hôn vừa là nhân tố trực tiếp và cũng là nhân tố gián tiếp làm cho nghèo đói gia tăng hay nói cách khác tảo hôn tác động lớn tới kinh tế hộ của cộng đồng dân tộc La Chí tại xã Yên Thành - Quang Bình - Hà Giang. Do vậy muốn khắc phục tình hình kinh tế ra khỏi tình cảnh này và thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển thì nhất thiết chúng ta cần có giải pháp tác động vào làm thay đổi những mê muội trong tư duy nhận thức bao đời nay của người dân trong cộng đồng.
Tảo hôn Nghèo đói Kinh tế hộ khó khăn Thiếu kiến thức sản xuất, thông tin
thị trường
không được đi học Đông con