4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Yên Thành là xã vùng III của huyện Quang Bình, cách trung tâm huyện 3km.
+ Phía bắc: Giáp với xã Khuôn Lùng (huyện xín Mần) xã Tân Nam (huyện Quang Bình).
+ Phía nam: Giáp với xã Xuân Hòa,Vĩnh Yên ( huyện Bảo Yên - Lào Cai) + Phía đông: Giáp với thị trấn Yên Bình (huyên Quang Bình).
+Phía tây: Giáp với xã Nghĩa Đô ( Bảo Yên - Lào Cai), xã Bản Rịa (huyện Quang Bình).
4.1.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình đồi núi chia cắt phức tạp bởi nhiều dẫy núi cao, độ cao trung bình từ 1.000 - 1.200 m so với mực nước biển. Địa hình xã Yên Thành có 2 dạng:
- Địa hình núi cao, đây là kiểu địa hình đặc trưng nhất của xã chiếm tới 80% tập trung ở các thôn như: Yên Thành, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Thượng, Thượng Bình, Pà Vầy Sủ. Địa hình phức tạp hiểm trở khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình thung lũng hẹp đây là diện tích nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao và hệ thông suối có độ dốc nhỏ. Tập trung chủ yếu ở hai thôn Yên Lập, Yên Thượng.
Nhân dân các thôn bản sống phân tán, rải rác, hệ thống đường giao thông đã được đầu tư xây dựng có đường ô tô đến trung tâm thôn, bản nhưng chủ yếu là đường đất, đường liên xóm chủ yếu là đường mòn gặp rất nhiều
khó khăn trong việc đi lại giao lưu buôn bán với các vùng ngoài nên có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu- thủy văn
- Về khí hậu: Yên Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt đặc biệt mùa đông thường kéo dài và có hiện tượng rét đậm, rét hại.
- Thủy văn: Trên địa bàn xã có một hệ thống suối chính chảy dọc theo quốc lộ 279 ngoài ra còn có hệ thống các suối nhỏ, các khe nước ở hầu hết cac thôn với lưu lượng nước khá lớn đáp ứng đủ nước sinh hoạt và phần nào phục vụ cho tưới tiêu.
4.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4.696 ha, do địa hình bị chia cắt bởi các dẫy núi cao nên diện tích đất canh tác nông nghiệp chỉ chiếm 13,8% . Trong khi đó diện tích đất đồi núi và đất chưa sử dụng còn tương đối lớn 5,3% năm 2012 và tới năm 2014 là 5,2%. Trong thời gian gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trồng khoán rừng cho các hộ dân, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp (chủ yếu là cây keo) đã phần nào giảm được diện tích đất chưa sử dụng, bỏ hoang và tăng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 74,2% trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014, diện tích này có xu hướng giảm xuống trong hai năm trở lại đây, 74,6% năm 2012 giảm xuống còn 74,2 do diện tích rừng trồng đã tới tuổi khai thác và người dân đang khai thác chưa kịp trồng lại. Tuy nhiên biến động đó không đáng kể, diện tích rừng tự nhiên vẫn được bảo vệ rất tốt.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã giai đoạn 2012 – 2014
Loại đất Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) Tốc độ
tăng bình quân (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 13/12 14/13 Tổng diện tích đất tự nhiên 4696 100 4696 100 4696 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 651,17 13,9 650,5 13,8 649,72 13,8 99,9 99,9 99,9
1. Đất sản xuất nông nghiệp 587,07 90,2 596 91,6 603,4 92,9 114 113 113,5
a. Đất trông lúa 543 92,5 531.5 89,2 517,9 85,8 67 66 66,5
b. Đất trồng cây hằng năm 44,07 7,5 64,5 10,8 85,5 14,2 133 134 133,5
2. Đất nông nghiệp khác 64,1 9,8 54,5 8,4 46,32 7,1 86 87 86,5
II. Đất lâm nghiệp 3502,06 74,6 3487,71 74,3 3486,6 74,2 99,7 101 100,35
1. Đất trồng keo 1264 36,1 1479,2 42,4 1359 38,9 163 65 114
2. Đất lâm nghiệp khác 2238,06 63,9 2008,51 57,6 2127,6 61 37 134 82,5
III. Đất phi nông nghiệp 139,37 3,0 143,2 3,1 142,19 3,0 101 99.9 100,45
IV. Đất ở (đất thổ cƣ) 156,7 3,2 169 3,6 173,0 3,7 104 101 102,5
V. Đất chƣa sử dụng 30,62 0,7 29,51 0,6 28,41 0,6 99,9 99,9 99,9
VI. Đất đồi núi 216,08 4,6 216,08 4,6 216,08 4,6 100 100 100
Dựa vào bảng 4.1, ta thấy lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 3502,06 ha chiếm 74,6% và có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu sử dụng đất, đến năm 2014 chiếm 74,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích trồng keo có diện tích lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh năm 2012 là 1264 ha chiếm 36,1% đến năm 2014 tăng lên 1359 ha chiếm 38,9%. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu sử dụng đất và có sự biến động không đáng kể với năm 2012 là 651,17 ha chiếm 13,9% đến năm 2014 là 649,72 ha chiếm 13,8%. Trong đó diện tích trồng lúa là chủ yếu chiếm 85,8% năm 2014. Ngoài ra đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất đồi núi cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn không đáng kể, cần có biện pháp để cải tạo phần đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất tránh lãng phí.
b. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng năm 2012 là: 3502,06 ha trong đó rừng trồng mới là 36,92 ha, diện tích rừng đến tuổi khai thác 658,2 ha, diện tích rừng tự nhiên 2806,94 ha và tỷ lệ che phủ là 78%.
Diện tích rừng năm 2013 là: 3487,71ha trong đó rừng trồng mới 41,25 ha, diện tích rừng tới tuổi khai thác 665,5 ha, diện tích rừng tự nhiên 2780,96 ha và độ tre phủ là 76%
Diện tích rừng tính đến năm 2014 là: 3486,6 ha trong đó diện tích rừng mới trồng là 39,7 ha, diện tích rừng đến tuổi khai thác là 685,7 ha, diện tích rừng tự nhiên là 2761,2 ha và độ che phủ đạt 75%.
Rừng ở xã Yên Thành có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ cũng như bảo vệ thượng nguồn các con suối chuyên cung cấp nước tiêu dúng, tưới tiêu cho toàn xã và thị trấn Yên Bình. Ngoài ra còn cung cấp lâm sản cho sản xuất gỗ, đồ gia dụng. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ở xã Yên Thành đang bị người dân khai thác bừa bãi, chất lượng rừng nguyên sinh ngày càng giảm đi.
Bảng 4.2: Hiện trạng trồng và khai thác tài nguyên rừng giai đoạn 2012 -2014
STT Tiêu chí ĐVT Năm
2012 2013 2014
1 Diện tích rừng trồng mới ha 36,92 41.25 39.7 2 Diện tích rừng đến tuổi khai thác ha 658,2 665.5 685.7 3 Diện tích rừng tự nhiên ha 2806,94 2780,96 2761,2
4 Độ che phủ % 78% 76% 75%
(Nguồn: UBND xã Yên Thành, 2014) [17]
Qua bảng 4.2, ta thấy diện tích rừng trồng mới có xu hướng tăng, giảm qua các năm. Năm 2012 là 36,92ha đến năm 2013 tăng lên 41,25ha và giảm xuống còn 39,7ha năm 2014. Tuy nhiên vẫn có xu hướng tăng lên trong ba năm trở lại đây, là nhờ sự đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II, phần lớn diện tích rừng trồng mới là phần diện tích đã khai thác xong và người dân tiến hành trồng lại.
Hiện nay tài nguyên rừng đang được khai thác có hiệu quả với việc khai thác và sơ chế ngay tại địa bàn xã, hàng năm đã thu về trên dưới 2 tỷ đồng. Ngoài ra diện tích đất nông nghiệp đã đảm bảo cung cấp lương thực cho người dân.