Phòng hành chán h Nhân sự
3.3.1. Vài nét khái quát về thị trường Myanmar
Từng là một trong vài nước giàu có nhất trong khu vực hồi nửa thế kỷ trước, sự cai trị hà khắc của chế độ độc tài quân sự ở Myanmar trong suốt hơn 50 năm qua đã đẩy đất nước này vào chỗ thụt lùi và cô lập.
Cơ sở hạ tầng thiếu hụt nghiêm trọng, việc trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới Thái Lan, đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa, đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanmar.
Nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lí hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với một số sản phẩm hàng hóa thiết yếu như: xăng dầu, vận tải…Đặc biệt, chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện chế độ hai giá đối với người dân trong nước và ngoài nước đối với một số mặt hàng như: xăng dầu, giá điện nước sinh hoạt, giá thuê nhà, giá dịch vụ vận tải với mức chênh lệch cao gấp nhiều lần so với người dân trong nước. Chi phí thành lập doanh nghiệp khá cao, thủ tục rườm rà là rào cản lớn đối với các DN muốn đầu tư vào đây.
Tuy nhiên từ năm 2012 Myanmar bắt đầu thoát khỏi lệnh cấm vận của Mỹ và các nước Châu Âu và nền kinh tế đang trên đà hội nhập và phát triển rất nhanh với thế giới.
Với 60 triệu dân, Myanmar là thị trường rất lớn so với Campuchia, Lào. Tuy chưa có đường bộ vận chuyển trực tiếp hàng hoá sang Myanmar, nhưng một
thuận lợi với doanh nghiệp Việt Nam là chúng ta có đường biển. Myanmar đã quyết định trong 5 năm tới nâng cấp Cảng Yangon thành cảng biển quốc tế hiện đại, có thể tiếp đón được một lúc 43 tàu tải trọng lớn. Và tất yếu, vận tải bằng đường biển luôn có mức phí cạnh tranh hơn đường bộ.
Mức thu nhập bình quân của người dân Myanmar khoảng 700 USD/người/năm, nên người tiêu dùng ở thị trường này không yêu cầu hàng chất lượng cao, chỉ tiêu dùng hàng hoá có chất lượng vừa phải, tuy nhiên đây lại chính là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này.