Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyên ngành Marketing hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thép tiền chế sang myanmar (Trang 33)

Phòng hành chán h Nhân sự

3.2.3.Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp thương mại,vốn kinh doanh có vai trò quan trong quyết định sự ra đời,hoạt động,phát triển, và giải thể doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại là thê hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh bao gồm:

Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho bãi, cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa… Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý…

Thương hiệu, bằng bản quyền sở hữu công nghiệp… Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam

Chính vì vậy vốn là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất để co thể sản xuất,kinh doanh đối với doanh nghiệp, đặc biệt la doanh nghiệp hoạt động thương mại. Khả năng tài chính là cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào trong kinh doanh, mở rộng và đầu tư tái sản xuất kinh doanh.

Trước đây, trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chức năng quản lý của Nhà Nước về kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh không phân biệt được một cách thật rõ ràng. Các cơ quan quản lý Nhà Nước can thiệp sâu vào các quyết định sản xuất kinh doanh, các hoạt đông của nền kinh tế bị gò bó. Các đơn vị kinh tế không có quyền quyết định các vấn đề về sản xuất kinh doanh, cung < cầu. Vì vậy nền kinh tế chưa phát triển theo đúng nghĩa của nó.Từ khi thực hiện các chính sách đổi mới thì nguồn vốn của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định và quản lý. Các doanh nghiệp có thể tăng các nguồn vốn của công ty bằng nhiều cách: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động nguồn vốn trong nội bộ công ty...để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sản xuất.

Có thể nói, tiềm lực tài chính của công ty mặc dù không quá dồi dào, nhưng những khoản vốn lưu động của công ty được quay vòng rất hiệu quả. Nguồn vốn

hầu như đều tăng qua từng năm, cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty BMB năm 2011 – 2013 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm từ 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Vốn cố định 5,780.65 8,642.74 12,213.76 2 Vôn ngân sách 2,587.75 4,762.34 6,717.62 3 Vốn tự bổ sung 3,523.00 5,847.53 7,496.01 4 Vốn lưu động 22,820.70 35,241.28 42,684.24 (Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta nhận thấy:

Vốn lưu động: Chiếm đa số trên tổng nguồn vốn của công ty khoảng từ 75%-

78% trong tổng số vốn.

Tốc độ tăng bình quân năm 2012 so với 2011 là 54% và 2013 so với 2012 là tăng 21% .

Vốn cố định: Chiếm 19%-21% tổng số vốn và tỉ lệ tăng năm 2012 so với 2011

là 50% và 2013 so với 2012 là 41%

Vốn tự bổ sung : Chiếm trung bình 13% trên tổng nguồn vốn. Tỉ lệ tăng theo

hàng năm bình quân năm 2012 so với 2011 tăng 66% và năm 2013 so với 2012 tăng 28%

Vốn ngân sách: Chiếm 9%-12% tổng số vốn và tăng theo từng năm cụ thể năm

2012 so với 2011 tăng 84% và năm 2013 so với 2012 tăng 41%

Nguyên nhân nguồn vốn tăng cao trong năm các năm là do công ty huy động vốn để đầu tư cơ sở vật chất để đầu tư xây dựng thêm xưởng sản xuất tại Myanmar và mua trang thiết bị.

Từ tổng nguồn vốn ban đầu là 34,712,100,000 VND đến nay công ty đã có tổng số vốn 69,111,620,000 VND trong đó vốn lưu động chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn vốn là 42,684,240,000 VND tương đương 62%.

Như vậy theo kết quả và phân tích cơ cấu nguồn vốn như bảng trên ta có thể thấy rằng khả năng tích lũy tài chính của công ty cũng như sự hoạt động kinh doanh là có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành Marketing hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thép tiền chế sang myanmar (Trang 33)