Thực trạng quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp giải quyết tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 64)

6, Bố cục đề tài 3

2.4.3. Thực trạng quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.4.3.1. Thực trạng quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bànhuyện

Diện tích đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì hiện còn 3349.80 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Tả Thanh Oai (532.41 ha), xã Vĩnh Quỳnh (416.27 ha), xã Đại áng

(348.52 ha), xã Liên Ninh (247.96 ha), xã Hữu Hòa (202.84 ha)... Hiện trạng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhiều nơi không sử dụng đ-ợc, hầu hết để hoang hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà trái phép, tự chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm nhà ở trên đất trồng cây hàng năm...

Theo định h-ớng phát triển kinh tế đến năm 2020, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và các diện tích đất ch-a sử dụng sẽ tiếp tục chuyển đổi sang làm khu chức năng phát triển đô thị, hoặc phục vụ các mục đích công cộng nh- tr-ờng học, sân chơi,... Vì vậy, đối với phần diện tích sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy hoạch, các cấp chính quyền cần quản lý chặt chẽ, không để diễn ra tình trạng chuyển nh-ợng, chuyển đổi trái pháp luật, lấn chiếm trái phép.. dẫn đến phức tạp khi thu hồi đất thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp quản lý về môi tr-ờng, tránh việc đổ rác, hoặc sản xuất kinh doanh hủy hoại môi tr-ờng đất và ảnh h-ởng môi tr-ờng xung quanh.

Diện tích đất nông nghiệp còn lại chủ yếu nằm rải rác trong khu dân c- hoặc là đất ao, hồ, đầm không có khả năng sản xuất nông nghiệp và phải chuyển đổi cây trồng theo h-ớng phát triển sinh thái, cải tạo làm chức năng điều hòa khí hậu trong khu vực. Đối với phần diện tích nhỏ lẻ, xen lẫn trong khu dân c- cần phải có biện pháp nâng cao chất l-ợng hiệu quả sử dụng, tạo điều kiện cải thiện môi tr-ờng.

Trong giai đoạn 2005 – 2012, với tốc độ đô thị hoá nhanh, trên địa bàn huyện Thanh Trì phát sinh nhiều diện tích đất kẹt. Nhằm nắm chắc quỹ đất quản lý, UBND huyện đã tiến hành thống kê diện tích đất kẹt trên địa bàn huyện. Đồng thời tiến hành rà soát kiểm tra việc sử dụng đất đối với các diện tích đất mà UBND huyện đã ban hành quyết định thu hồi và các quỹ đất nhỏ lẻ khác trên địa bàn, giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý, tránh tình trạng tái lấn chiếm sử dụng.

Phần diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện là 112884 m2. Phần diện tích đất xen kẹt tập trung nhiều tại xã Ngũ Hiệp (3070 m2 ), xã Đại áng (4339 m2), xã Ngọc Hồi (22399 m2), xã Tả Thanh Oai (28674 m2), xã Đông Mỹ (7330 m2), xã Vĩnh Quỳnh (20312 m2), xã Tam Hiệp (2331 m2), xã Vạn Phúc (1779 m2), xã Tứ Hiệp (8072 m2), xã Thanh Liệt ( 3940m2 ), xã Tân Triều ( 5430 m2) xã Liên Ninh (597 m2),

Bảng 2.9: Tổng hợp diện tích đất xen kẹt tại các xã trên địa bàn huyện Đơn vị: m2 TT Xã Tổng số điểm đất công, đất kẹt đã rà soát Phân ra Tổng diện tích (m2) Đất công ích Đất ao Đất trống Đất bằng Đất cho thuê 1 Ngũ Hiệp 5 175 100 1745 1050 3070 2 Đại áng 6 3982 357 4339 3 Ngọc Hồi 6 3760 18519 120 22399 4 Tả Thanh Oai 11 19549 6023 3102 28674 5 Đông Mỹ 15 303 4395 2479 153 7330 6 Vĩnh Quỳnh 13 15809 4503 20312 7 Tam Hiệp 14 463 1868 2331 8 Vạn Phúc 12 1779 1779 9 Tứ Hiệp 10 8072 8072 10 Thanh Liệt 10 1275 40 2436 189 3940 11 Tân Triều 3 3130 300 2000 5430 12 Liên Ninh 2 200 397 597 13 Hữu Hòa 2 4611 4611 Tổng số 109 23787 59523 16957 9225 3392 112884

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi tr-ờng huyện Thanh Trì)

Trong đó: có 100 điểm là đất công do UBND xã quản lý, 06 điểm là đất nông nghiệp do UBND xã quản lý và 03 điểm là đất chuyên dùng do UBND xã quản lý

* Xã Tân Triều là xã ven đô, tiếp giáp với 03 quận: Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông; trong những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều dự án, khu đô thị, khu làng nghề đ-ợc Thành phố và huyện đầu t- xây dựng. Do khi lập các dự án

không lấy hết các phần đất nông nghiệp xen kẽ, tiếp giáp với khu dân c- dẫn đến hình thành các khu đất nông nghiệp kẹt không sản xuất nông nghiệp đ-ợc.

Hình 2.4: Khu đất nông nghiệp xen kẹt tại thôn Yên Xá - xã Tân Triều

Xã Tân Triều nằm gần các tr-ờng Đại học, Cao đẳng nh-: Học viện An Ninh, Đại học Kỹ thuật Mật Mã, Học viện Quân Y, Cao đẳng Giao thông vận tải…; gần các bệnh viện nh-: Bệnh viện 103, Bệnh viện Bỏng Quốc Gia, Bệnh viện K…nhu cầu về chỗ ở của những ng-ời đến học tập, lao động ngày càng gia tăng. Xuất phát từ những nhu cầu đó, cộng với việc quản lý đất đai của địa ph-ơng có phần lỏng lẻo nên một bộ phận ng-ời dân đã tứ ý xây dựng nhà ở tạm trên đất nông nghiệp.

Hình 2.5: Khu đất kẹt tại thôn Triều Khúc - xã Tân Triều

Khu đất nông nghiệp xen kẹt tại thôn Triều Khúc xã Tân Triều có diện tích 345 m2 các hộ dân đã xây dựng nhà cấp 4 cho thuê, nhà ở.

* Xã Hữu Hòa là xã có khu vực đất nông nghiệp xâm canh với diện tích khoảng 02 hecta, nằm sát cầu Tó, tiếp giáp với khu dân c-, đ-ờng Phan Trọng Tuệ và sông Nhuệ. Do khu vực đất này là đất có nền không bằng phẳng, nơi thì trũng, nơi thì cao nên việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân sống tiếp giáp với khu đất này đã xây dựng các công trình nhà ở để làm nơi sản xuất kinh doanh.

Hình 2.7:Hộ dân xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp

* Xã Vĩnh Quỳnh là xã đông dân nhất trên địa bàn huyện Thanh Trì. Càng ngày dân số càng tăng cao, diện tích đất ở thì không thay đổi. Trong khi đó, Thành phố và huyện vẫn ch-a cấp đất cho các hộ gia đình đông con diện tích ở chật, không đáp ứng đ-ợc nhu cầu sinh sống. Do bức xúc về chỗ ở nhiều hộ dân đã tự ý xây nhà ở trên đất 5% tạo ra các khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các nhà ở.

Xã Vĩnh Quỳnh nằm tiếp giáp với đ-ờng Phan Trọng Tuệ - đây là tuyến đ-ờng thuận lợi cho việc xây dựng các nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhiều ng-ời dân ở khắp nơi đã đến thuê và mua các phần đất nông nghiệp tiếp giáp đó làm nhà x-ởng, bãi kinh doanh dịch vụ. Ví dụ: x-ởng sửa chữa ô tô, xe máy; rửa xe; buôn bán vật liệu xây dựng; xưởng tạc đá…

Hình 2.9: Khu đất nằm trên đ-ờng Phan Trọng Tuệ

* Xã Liên Ninh nằm ở phía nam huyện Thanh Trì, có một khu đất nông nghiệp khoảng 15 hecta nằm kẹt giữa đ-ờng Quốc lộ 1A và khu cụm Công nghiệp Ngọc Hồi và khu tập thể nhà ở của quân đội. Do khu đất đó trũng, hệ thống giao thông thủy lợi không có nên không thể sản xuất nông nghiệp đ-ợc, các hộ dân để hoang hóa.

Hình 2.10: Khu đất nông nghiệp xen kẹt tại xã Liên Ninh

* Xã Tứ Hiệp nằm sát với khu vực hành chính của huyện, trong những năm qua tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhiều dự án của Thành phố và huyện đã đ-ợc đầu t- xây dựng nh-: Khu đô thị, Khu đấu giá đất ở, các công trình phúc lợi công cộng : Trường học, Trung tâm thể thao…; trụ sở các cơ quan hành chính của huyện: trụ sở công an, kho bạc….Trên địa bàn xã có nhiều ao hồ và nhiều khu dân cư, nên khi lập các dự án để xây dựng các hạng mục công trình không thu hồi hết đất nông nghiệp nằm tiếp giáp với khu dân c-, dẫn đến hình thành các khu đất xen kẹt nhỏ. Ví dụ: phần đất nằm ở khu vực đầu thôn Cổ Điển A, diện tích khoảng 400 m2; khu đất tr-ớc cửa chùa Văn Điển tiếp giáp với Xí nghiệp Môi tr-ờng và đô thị huyện với diện tích khoảng 2000 m2…

Hình 2.11: Khu đất kẹt nằm đằng sau Xí nghiệp Môi tr-ờng đô thị huyện

* Xã Ngũ Hiệp nằm sát với đê sông Hồng, có một khu vực tiếp giáp với hành lang bảo vệ đê điều, tr-ớc đây là khu vực trồng tre và xây dựng các giếng giảm áp bảo vệ đê. Trong những năm qua do công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã có phần lỏng lẻo nên nhiều hộ dân đã tự ý “nhẩy dù” ra khu vực đó để xây nhà ở. Có những hộ đã mua bán trao tay, chuyển nh-ợng trái phép phần đất công lấn chiếm đ-ợc.

* Xã Tam Hiệp là xã có diện tích đất mặt n-ớc, hồ ao lớn, những năm qua gặp khó khăn trong việc nuôi trồng thủy sản do nguồn n-ớc bị ô nhiễm vì chịu ảnh h-ởng từ nguồn n-ớc thải của các nhà máy hóa chất trên địa bàn xã nh-: Nhà máy Pin Văn Điển, Phân Lân Văn Điển…Vì lý do đó xã đã cho các doanh nghiệp tư nhân thuê để san lấp làm mặt bằng xây dựng nhà x-ởng kinh doanh sản xuất.

Hình 2.13: Khu đất nông nghiệp xen kẹt tại thôn Huỳnh Cung xã Tam Hiệp

Khu đất nông nghiệp tại Thôn Huỳnh Cung – xã Tam Hiệp có diện tích 5200m2, có nguồn gốc là đất ao, hiện đang cho thuê làm x-ởng sản xuất gỗ.

* Xã Thanh Liệt sau khi Nhà n-ớc thu hồi đất làm đ-ờng cầu vành đai ba thì còn sót lại một khu đất nông nghiệp hình tam giác, diện tích khoảng 2000 m2 nằm ở đầu đ-ờng Nguyễn Xiển, bên cạnh bệnh viện y học cổ truyền dân tộc, giáp với quận Hoàng Mai. Do sau khi làm đ-ờng vành đai 3, hệ thống giao thông thủy lợi không còn nên không thể sản xuất nông nghiệp đ-ợc, các hộ dân đ-ợc giao quản lý đất đã tự ý cho t- nhân thuê để làm chỗ rửa xe.

Hình 2.14: khu đất ở đầu đ-ờng Nguyễn Xiển cạnh bệnh viện y học cổ truyền dân tộc

Đối diện với khu đất đó còn có 01 khu đất khoảng 4000m2 nằm bên cạnh khu tập thể của bộ công an, tr-ớc đó vốn là đất ao, sau khi Nhà n-ớc thu hồi đất làm đ-ờng vành đai 3 còn sót lại, không thể nuôi trồng thủy sản đ-ợc thì các hộ dân xung quanh đã tận dụng làm chỗ đổ phế thải gây ô nhiễm môi tr-ờng.

Hình 2.15: khu đất kẹt nằm bên cạnh khu tập thể của bộ công an

2.4.3.2. Một số nguyên nhân hình thành quỹ đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì.

- Với đặc điểm của huyện Thanh Trì, mỗi một xã lại có nhiều thôn, mỗi một thôn lại có cánh đồng riêng nên khi lập các dự án để chuyển đổi mục đích sử dụng đất th-ờng không thu hồi hết đất tiếp giáp với làng xóm. Mặt khác huyện Thanh Trì là vũng trũng, trong các thôn xóm có nhiều hồ ao xen kẽ với khu dân c-, do không có hệ thống giao thông thủy lợi để nuôi trồng thủy sản nên các hộ đã tự ý san lấp tạo ra các khu đất nông nghiệp xen kẹt.

- Do dân số trên địa bàn huyện ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất ở thì không thay đổi cùng với việc Nhà n-ớc ch-a kịp thời cấp đất giãn dân cho các gia đình đông con nên họ đã tự ý ra xây dựng nhà ở trên phần đất nông nghiệp Nhà n-ớc giao quản lý.

- Trên địa bàn huyện Thanh Trì, có một số xã mức sống gặp khó khăn, trong khi đó đất đai là nguồn tài nguyên có giá nên các hộ dân đ-ợc giao đất nông nghiệp đã tranh thủ để chuyển nh-ợng đất nông nghiệp đ-ợc giao để có tiền xây nhà ở kiên cố.

- Sau một thời gian dài buông lỏng quản lý của các cấp, cùng với hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống bản đồ không đầy đủ, đồng bộ gây khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất, thiếu cơ sở để đ-a ra những biện pháp khống chế việc chuyển nh-ợng, chuyển đổi đất nông nghiệp trái pháp luật. Sự yếu kém trong quản lý cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc không nắm rõ đ-ợc quỹ đất hiện có, cũng nh- đ-a ra những biện pháp xử lý, thu hồi.

Ch-ơng 3

Đề xuất một số giải pháp

giải quyết tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý đất ĐAI

trên địa bàn huyện thanh trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp giải quyết tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)