Quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì 43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp giải quyết tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 49)

6, Bố cục đề tài 3

2.4.1. Quá trình đô thị hóa của huyện Thanh Trì 43

Thị trấn Văn Điển là đơn vị đô thị duy nhất của huyện với tổng diện tích tự nhiên là 89,88 ha, chiếm 1,43% diện tích tự nhiên của cả huyện (là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong huyện).

Quá trình đô thị hóa ở khu vực ven đô đang diễn ra rất nhanh, một phần đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đô thị, dẫn đến một bộ phận dân c- nông thôn thiếu đất sản xuất, thị trấn Văn Điển và trung tâm cụm xã từng b-ớc đ-ợc phát triển hiện đại.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đ-ợc đầu t- cải tạo nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện.

Hiện tại, công tác nghiên cứu quy hoạch phát triển đô thị nói chung và thực hiện Ch-ơng trình của Thành uỷ về Phát triển kinh tế ngoại thành, từng b-ớc hiện đại hoá nông thôn trên địa bàn theo quy hoạch chung đã đ-ợc Thủ t-ớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg, cụ thể trên địa bàn huyện Thanh Trì nh- sau:

- Khu vực phát triển đô thị bao gồm trọn vẹn thị trấn Văn Điển và một phần các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp,Vĩnh Quỳnh. Hiện tại, đây là khu vực có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh nhất với các dự án của trung -ơng, thành phố đang đ-ợc triển khai.

- Khu vực đô thị hóa Nằm ngoài thành phố trung tâm bao gồm các xã giáp quận Hoàng Mai, Nằm trong vành đai 3 đi cầu Thanh Trì. Đây là vùng chịu ảnh h-ởng mạnh của đô thị hóa và có khả năng đô thị hóa nhanh.

- Khu vực ngoài khu phát triển đô thị bao gồm phần còn lại các xã Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp và trọn vẹn các xã Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Đại áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Duyên Hà, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Vạn Phúc. Đây là khu vực dân c- nông thôn ổn định, hiện tại khu vực này đang đ-ợc triển khai quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm góp phần chỉnh trang, tạo sự đổi mới cho nông thôn huyện cũng nh- cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân.

Quá trình đô thị hóa của Huyện Thanh Trì kéo theo sự phát triển tất yếu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Sự phát triển đó thể hiện qua nhiều mặt nh- giao thông, điện, n-ớc, môi tr-ờng, công trình công cộng...

* Về giao thông

- Hệ thống đ-ờng bộ: bao gồm Quốc lộ 1A, đ-ờng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đ-ờng 70, đ-ờng 70 B, đ-ờng đê sông Hồng, đ-ờng Kim Giang, đ-ờng vành đai 3 đoạn đi qua địa bàn huyện thuộc địa phận xã Thanh Liệt là các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đ-ờng do Thành phố quản lý. Bên cạnh đó còn có hệ thống giao thông nông thôn: trục xã, liên xã gồm 21 tuyến có 50.30 km, đ-ợc nối các trung tâm xã, các khu dân c- với tuyến tỉnh lộ, quốc lộ và các xã với nhau.

Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã thực hiện rất nhiều dự án đầu t- xây dựng các tuyến đ-ờng liên xã trên địa bàn huyện. Ví dụ:

+ Dự án xây dựng tuyến đ-ờng Tả Thanh Oai - Đại áng – Liên Ninh với chiều dài 5784.7m, với diện tích sử dụng đất là 179118.8m2 và vốn đầu t- 461 tỷ đồng.

+ Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp tuyến đ-ờng trục chính của xã Vĩnh Quỳnh (từ nhà văn hóa thôn Quỳnh Đô, đền Bà Tía đến cuối làng Vĩnh Ninh) với chiều dài 1569.26m và vốn đầu t- 49 tỷ đồng.

+ Dự án xây dựng đ-ờng giao thông làng nghề Hữu Hòa (đoạn từ ngã ba giáp Cầu Hữu Hòa đến khu làng nghề xã Hữu Hòa) với chiều dài 1484m và vốn đầu t- 131 tỷ đồng.

+ Dự án xây dựng đ-ờng nối Pháp Vân tới khu đấu giá Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp với chiều dài 1756 m, diện tích sử dụng 47421.18m2 và vốn đầu t- 129 tỷ đồng.

+ Dự án nâng cấp đ-ờng Liên xã Ngũ Hiệp – Duyên Hà (đoạn qua thôn Đông Trạch – xã Ngũ Hiệp) với chiều dài 738.1m, diện tích sử dụng trên nền đ-ờng hiện tại với vốn đầu t- 6 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có các dự án xây dựng đ-ờng 70 nối sông Hòa Bình, xây dựng Cầu Hữu Hòa, Đ-ờng xã Tân Triều, nâng cấp đ-ờng liên xã Ngọc Hồi – Vĩnh Quỳnh - Đại áng...

- Đ-ờng sắt quốc gia đi qua địa phận huyện gồm hai tuyến: tuyến đ-ờng sắt Bắc Nam, tuyến đ-ờng sắt vành đai chạy theo h-ớng Đông – Tây. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có đ-ờng sắt chuyên dùng để phục vụ vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm của nhà máy Phân lân Văn Điển chiều dài 1,3 km.

- Đ-ờng thủy: trên địa bàn huyện có các tuyến sông nh-: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Trong những năm qua huyện đã thực hiện các dự án nh-: Gia cố bờ tả sông Nhuệ, lấy n-ớc sông Hồng qua kênh Hồng Vân...

* Về điện

L-ới điện của huyện Thanh Trì hiện nay nằm trong hệ thống l-ới điện thành phố Hà Nội, đ-ợc cung cấp nguồn từ hệ thống điện miền Bắc. Các phụ tải tiêu thụ điện đ-ợc lấy nguồn từ 2 trạm 110 KV-E10 Văn Điển và E5 Th-ợng Đình.

Đến nay huyện đã hoàn thành ch-ơng trình nâng cấp, cải tạo mạng l-ới điện, hệ thống chiếu sáng nông thôn cho các xã trên địa bàn. Hệ thống điện nông thôn có 420.359 km; trong đó có 302.469 km (71.95%) đảm bảo yêu cầu; 117.89 km (28.05%) cần đ-ợc cải tạo; cần xây mới 109.47 km. Hệ thống biến áp có 407 trạm với công suất 164.805 KVA. Tỷ lệ hộ sử dụng điện th-ờng xuyên từ các nguồn là 100%.

* Về công trình công cộng:

+ Văn hóa: trong những năm qua huyện đã trùng tu, sửa chữa 33 di tích lịch sử; 42 nhà văn hóa đ-ợc cải tạo và đầu t- xây mới. Các dự án cụ thể nh-: Dự án xây dựng khu t-ởng niệm danh nhân Chu Văn An; tu bổ, tôn tạo đình thờ Chu Văn An; xây dựng Nhà văn hóa thôn Tựu Liệt xã Tam Hiệp; Nhà văn hóa thôn Cổ Điển A và cổ Điển B – xã Tứ Hiệp; cại tạo Trung tâm văn hóa huyện...

+ Y tế: trên địa bàn huyện có một bệnh viện và 16 trạm y tế xã, thị trấn. Đến nay trên địa bàn huyện đã đ-ợc Trung -ơng, Thành phố đầu t- cải tạo và xây mới các bệnh viện nh-: Bệnh viện 103; Bệnh viện khu vực I Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cơ sở 2 Bệnh viên K; Bệnh viện điều d-ỡng và bệnh viện nội tiết Trung -ơng (mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2013)

+ Giáo dục- đào tạo: hệ thống cơ sở vật chất giáo dục - đào tạo của huyện t-ơng đối đầy đủ về số l-ợng, các xã đều có tr-ờng tiểu học (18 tr-ờng) và THCS (16 tr-ờng); có 23 tr-ờng mẫu giáo, nhà trẻ; có 02 trung tâm giáo dục th-ờng xuyên và 01 tr-ờng dạy trẻ khuyết tật. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã thực hiện các dự án cụ thể nh-:

Dự án xây dựng tr-ờng Mầm non xã Tứ Hiệp (thôn Cổ Điển A và thôn Cổ Điển B) với diện tích sử dụng đất thôn Cổ Điển A là 5015 m2, thôn Cổ Điển B là 2237 m2 với vốn đầu t- 34 tỷ đồng.

Dự án xây dựng tr-ờng Mầm non xã Ngũ Hiệp (thôn T-ơng Chúc - Đông Trạch) với diện tích sử dụng đất khoảng 7158.8 m2 và vốn đầu t- 43 tỷ đồng.

Dự án xây dựng tr-ờng THCS Đại áng với diện tích sử dụng đất là 22653 m2 và vốn đầu t- 71 tỷ đồng.

Ngọc Hồi; xây mới tr-ờng THCS Hữu Hòa, tr-ờng Mầm non Ngọc Hồi, Hữu Hòa, tr-ờng THCS Đông Mỹ....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp giải quyết tình trạng đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)