Điều chế cao thuốc

Một phần của tài liệu thiết lập một số thông số kiểm soát quy trình tách chiết dược liệu (Trang 27)

2. Đề tài: “Đánh giá một số thông số kiểm soát quy trình tách chiết dƣợc

2.2.6Điều chế cao thuốc

a) Khái niệm cao thuốc

Những chế phẩm điều chế bằng cách chiết xuất dƣợc liệu ở một kích thƣớc tiểu phân nhất định với dung môi chiết thích hợp đƣợc gọi chung là cao thuốc. Đó là những chế phẩm có thể chất lỏng (cao lỏng, cồn thuốc), bán rắn (cao mềm) hay rắn (cao khô)[4].

Cao thuốc có thể là dạng bào chế hoàn chỉnh, đƣợc sử dụng trực tiếp (thuốc sắc, thuốc hãm, cao lỏng) nhƣng thông thƣờng, đó là những sản phẩm

13

trung gian dùng bào chế các dạng thuốc khác (ví dụ siro, viên tròn, viên nén, viên nang)[4,5].

Các dịch chiết và cao thành phẩm thƣờng chứa nhiều vi sinh vật nhiễm từ nguyên liệu ban đầu (vi khuẩn, nấm mốc, nấm men), nhất là khi nó đƣợc điều chế ở nhiệt độ thấp để bảo vệ hoạt chất. Bản thân cao thuốc cũng là môi trƣờng dinh dƣỡng thuận lợi cho vi sinh vật phát triển[7]

.

b) Phân loại cao thuốc[4]

Theo thể chất, cao thuốc đƣợc chia làm 3 loại:

- Cao lỏng: có thể chất lỏng hơi sánh, thƣờng qui ƣớc 1 mL cao lỏng tƣơng ứng với 1 g dƣợc liệu dùng để điều chế cao thuốc. - Cao đặc: có thể chất đặc quánh hoặc dẻo, sờ không dính tay ở

nhiệt độ thƣờng, nhƣng chảy lỏng thành khối dịch đặc hoặc nhớt khi đun nóng. Tỷ lệ dung môi còn lại trong cao thƣờng không quá 20%. Do đó độ ổn định kém và dễ bị nhiễm vi sinh vật nên phần lớn cao đặc này đƣợc thay thế bằng cao khô.

- Cao khô: là khối khô hay bột khô, rất dễ hút ẩm. Hàm ẩm (hoặc mất khối lƣợng (KL) do làm khô) không quá 5%. Ngoại lệ một số cao khô (hàm ẩm dƣới 5%) nhƣng có thể chất dẻo, ví dụ khi cao có chứa nhiều hợp chất thân dầu hoặc cao có tỷ lệ lớn các thành phần thân nƣớc tạo ra hỗn hợp eutectic. Khi để lạnh, khối dẻo rắn lại và có thể nghiền đƣợc.

Một phần của tài liệu thiết lập một số thông số kiểm soát quy trình tách chiết dược liệu (Trang 27)