Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM Từ đó Ngân hàng có thể phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 85)

Từ đó Ngân hàng có thể phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống.

- NHNN cũng cần ban hành thông tư về việc xử lý những tổn thất khi các NHTM mua bán nợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm thực hiện việc xử lý nợ của mình.

- NHNN cần lượng hoá trình độ cán bộ lãnh đạo của các NHTM theo

nguyên tắc: Ngân hàng nào để chỉ tiêu nợ xấu cao, lãnh đạo Ngân hàng đó phải chịu trách nhiệm như: rút ngắn thời gian tại chức, kéo dài thời hạn nâng lương, thuyên chuyển công tác, liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại...

- NHNN cần nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin ứng dụng.

Một trong những bộ phận được Ngân hàng tiếp cận về thông tin khách hàng là "trung tâm thông tin ứng dụng" (mạng CIC). Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết. Chẳng hạn như là thông tin phải bao gồm tất cả thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại tất cả các TCTD khác nhau, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó cần chú trọng đổi mới và hiện đại hoá các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như thông tin tín dụng thông suốt kịp thời. NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các NHTM nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác tín dụng từ CIC.

- NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các NHTM tăng cường, mở

rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn của nền kinh tế. Đặc biệt là nâng cao khả năng trích lập dự phòng rủi ro, chủ động đối phó với các khoản nợ xấu, nhất là các khoản nợ không lường trước được và không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn hỗ trợ phải đúng thời điểm, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống Ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế suy thoái, để tăng tính thanh khoản của hệ thống, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đưa đất nước qua cơn thách thức như hiện nay.

- NHNN cần đẩy mạnh cải cách khu vực Ngân hàng, mạch máu lưu chuyển vốn của nền kinh tế, góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống Ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các NHTM trên cơ sở công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc tiên tiến đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM nhà nước để tăng cường năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, kỹ năng quản trị phù hợp với thực tế một nền kinh tế năng động, tăng trưởng liên tục, bền vững.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w