- Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo: Có bị giảm giá trị sau thời gian cho
1.7.1. Kinh nghiệm từ các nước
•Kinh nghiệm của Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản tan vỡ - tình cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay. Để giải cứu những tổ chức tín dụng sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm 700 tỷ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu Ngân hàng thương mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Phần còn lại - nhưng chiếm tỷ trọng lớn - là để mua cổ phiếu ưu đãi của các Ngân hàng.
Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời nhưng lại không có quyền tham gia vào việc điều hành Ngân hàng. FED chỉ muốn đẩy một ít dòng tiền để Ngân hàng có vốn đầu tư và thoát khỏi tình trạng tồi tệ - về mặt bản chất chính là FED cho vay - nhưng họ chủ trương nắm quyền kiểm soát các Ngân hàng nên việc họ chọn loại cổ phiếu ưu đãi như phân tích ở trên là rất thích hợp.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam nên học cách làm của Mỹ để giải quyết bài toán hiện nay. Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia Ngân hàng từng có kinh nghiệm làm việc ở Mỹ, Việt Nam cần khoảng 7 tỷ USD (tương đương hơn 140.000 tỷ đồng) để mua lại nợ xấu như phương án thứ nhất của Mỹ. Nếu để Ngân hàng tự bán nợ xấu sẽ gây thiệt hại thêm bởi với chất lượng nợ như vậy, tỷ lệ chiết khấu rất cao, có thể lên tới 80%-90%.
Phương án mua lại cổ phần giống như Mỹ cũng thích hợp với Việt Nam. Nhà nước không can dự vào công tác điều hành, quản lý sẽ tạo cơ hội tốt cho các Ngân hàng tự tái cơ cấu.
•Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Tính đến năm 1998, nợ xấu của toàn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc lên tới 118 ngàn tỉ won, bằng 18% tổng dư nợ (tương đương khoảng 27% GDP của Hàn Quốc năm 1998), trong đó có 42% là nợ quá hạn từ 3 – 6 tháng, và 58% là nợ quá hạn trên 6 tháng.
Để giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ, Chính phủ Hàn Quốc đã cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ của KAMCO, vốn là một Cty quản lý tài sản nợ thuộc NH phát triển Hàn Quốc – KDB.
KAMCO mua các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính dựa trên các tiêu chí và phương pháp khác nhau. Khi một tổ chức tài chính đề nghị bán nợ xấu, KAMCO sẽ phân tích, định giá, và đàm phán vớí giá bán cuối cùng. Việc định giá nợ xấu của KAMCO được dựa trên khả năng mất vốn của các khoản nợ, theo các quy định về an toàn vốn. Sau đó, KAMCO tiến hành định giá nợ xấu dựa trên đặc điểm của từng khoản nợ.
Bên cạnh đó, để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định như:
(1) Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế.
(2) Tính vào chi phí: Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng.
(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế.
•Kinh nghiệm của Malaysia
Giải pháp chính phủ Malaysia đã thực hiện để giải quyết nợ xấu chính là thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), một công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Vào tháng 6/1998, Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC). Nhiệm vụ chính là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt động này giúp cho các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng nợ đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính.
Bước thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bước vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: không thở thành nhà kho (warehouse) của nợ xấu, tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi nhuận trên vốn.
Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành Ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng lên 12.7%.
Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra kế hoạch sáp nhập 58 tổ chức tài chính vào 6 nhóm. Kế hoạch này được sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương Malaysia và được thực hiện dựa trên những cam kết với WTO trong lĩnh vực tài chính.
Sau khi tiến hành các bước trên, Malaysia đã tập trung xây dựng thị trường trái phiếu để tránh cho việc thị trường tài chính bị mắc kẹt trong nợ xấu.
Đây là điều mà Việt Nam sẽ rất cần tiếp thu từ Malaysia trong việc phát triển thị trường tài chính trong thời gian tới. Phát triển thị trường trái phiếu là ưu tiên vì nó là một kênh huy động vốn thay thế cho Ngân hàng. Thị trường trái phiếu còn thiếu sót và khiếm khuyết là nguyên nhân quan trọng của tình trạng nợ xấu của Malaysia năm 1997 (và cả Việt Nam trong thời gian vừa qua). Một số chính sách thực hiện thúc đẩy thị trường trái phiếu:
- Đơn giản quy trình đăng ký phát hành trái phiếu để các doanh nghiệp có thể phát hành nhiều loại trái phiếu theo mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, các loại trái phiếu với kỳ hạn dài.
- Tập trung phát triển thị trường repo và mở rộng đối tượng khách hàng. -Kế hoạch dài hạn phát triển để thị trường trái phiếu sôi động với nhiều nhà phát hành, nhà đầu tư, trung gian tài chính.
- Bảo hiểm cho thị trường trái phiếu để hỗ trợ hồ sơ tín dụng của doanh nghiêp.
Malaysia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, lịch sử, cơ cấu dân số… Với những chính sách hợp lý, đất nước này đã có những bước tiến mạnh mẽ trong thời gian qua. Điều đó, có nghĩa là kinh nghiệm của Malaysia rất hữu dụng với nền kinh tế Việt Nam.