Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 62)

Thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, NHTMCP NTVN đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Theo đó, dư nợ tín dụng được phân loại thành 5 nhóm. Những khoản dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động. Tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng là: 0% đối với nhóm 1, 5% đối với nhóm 2, 20% đối với nhóm 3, 50% đối với nhóm IV, 100% đối với nhóm 5.

Hội đồng xử lý rủi ro thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng rủi ro trong từng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ. Từ khi thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo cơ chế mới, lượng trích dự phòng của NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long đã đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tế, giúp cho việc sử dụng dự phòng rủi ro ngày càng có hiệu quả. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trở thành một trong số các biện pháp quan trọng nhất giúp ngân hàng xử lý nợ xấu.

- Xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho

công tác thu hồi nợ

Đặc điểm nổi bật của tài sản đảm bảo nợ tồn đọng tại NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long là có nhiều loại hình khác nhau, có thể là đất đai, nhà cửa, khách sạn… và nằm ở các vị trí địa lý khác nhau. Vì vậy, việc phát mãi, khai thác thu hồi nợ cho Ngân hàng rất khó khăn. Ngoài ra, các tài sản phần lớn là tài sản nằm trong vụ án, do vậy các tài sản này khi được tòa án giao cho NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long thì tình trạng pháp lý chưa đầy đủ hay NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long chưa có chủ quyền hợp pháp để thanh lý thu hồi nợ vay. Vì vậy, NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long đã xây dựng một quy trình xử lý tài sản đảm bảo hợp lý phù hợp với từng loại nhằm khai thác tối đa hiệu quả thu hồi nợ theo đề án xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng đã đề ra.

Nợ xấu có tài sản đảm bảo chiếm đến gần 50% tổng số nợ xấu có khả năng thu hồi. Đây cũng là nhóm nợ mà Ngân hàng kỳ vọng có thể xử lý nhanh hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý chung đối với nợ xấu. Tại NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long, lượng tài sản này có giá trị khá lớn, chủ yếu tập trung trong các vụ án lớn. Phần lớn việc phát mãi do chính Ngân hàng thực hiện.

Để thực hiện tốt công tác này, NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long đã xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo, để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đặc biệt là tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác, phát mãi tài sản, tuân theo các văn bản của Chính phủ và các ban ngành như Quyết định số 149/2001/QĐ-TTG, Nghị định số 178/1999/NĐ- CP, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tổng cục Địa chính ban hành, thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/NHNN-BTP do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp ban hành …

Để hoạt động xử lý tài sản đảm bảo được triển khai nhanh và thống nhất, NHTMCP Đại Dương Chi nhánh Thăng Long đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về xử lý tài sản đảm bảo nhằm tháo gõ kịp thời những vướng mắc liên quan và đúc rút kinh nghiệm giữa các thành viên của hệ thống.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đại dương chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 62)