Sử dụng Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa (Trang 61)

trong quản trị tồn kho nguyên vật liệu:

Để tăng doanh số bán hàng, các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho nhà máy đã đưa ra chính sách giảm giá khi người mua mua với số lượng lớn hay còn được gọi là bán hàng khấu trừ theo số lượng mua. Nếu chúng ta mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Nhưng lượng dự trữ sẽ tăng lên và do đó chi phí lưu kho sẽ tăng. Xét về mức chi phí đặt hàng thì lượng đặt hàng tăng lên, sẽ dẫn đến chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiêu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí về hàng dự trữ hàng năm

là bé nhất. Do đó nhà máy đã áp dụng mô hình khấu trừ theo số lượng DQM để tính lượng nguyên vât liệu tồn kho.

Trong đó tổng chi phí về hàng tồn kho được tính như sau:

Với chi phí mua hàng = P.D

Để xác định được lượng hàng tối ưu (Q*) trong một đơn hàng, ta tiến hành 4 bước sau đây:

Bước 1: Xác định các mức sản lượng đặt hàng tối ưu theo các mức đơn giá khác nhau, theo công thức:

Trong đó:

I: Tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn vị hàng. P: Giá mua 1 đơn vị hàng.

Chi phí lưu kho H giờ đây là I.P (vì giá cả của hàng hoá là 1 biến số trong tổng chi phí lưu kho).

Bước 2: Điều chỉnh các mức sản lượng lên mức sản lượng được hưởng giá khấu trừ.

Bước 3: Tính tổng chi phí của hàng tồn kho cho các mức sản lượng đã điều chỉnh, theo công thức :

Bước 4: Chọn Q* nào có tổng chi phí của hàng tồn kho thấp nhất đã được xác định ở bước 3. Q* được chọn chính là sản lượng tối ưu của đơn hàng (qui mô đơn hàng tối ưu) với TCmin.

Cụ thể tại nhà máy, một trong những nguyên liệu chính của thành phẩm đó là đường kết tinh. Đối với loại NL này nhà máy nhập sản phẩm của công ty TNHH MTV Thương Mại Thành Thành với bảng giá và chiết khấu như sau:

Số lượng mua (Kg) Giá mua (Đồng/Kg)

Nhỏ hơn 20,000 19,000

Từ 20,000 đến dưới 25,000 17,000

Từ 25,000 trở lên 15,000

Với nhu cầu về đường kết tinh hằng năm là 150,000Kg; chi phí mỗi lần đặt hàng là 3,000,000đ; chi phí lưu kho là 10% giá mua. Ta dễ dàng tính được lượng hàng mỗi lần đặt hàng đặt mỗi tương ứng với mỗi mức giá:

Giá 19000 => Q = 21,764 (kg) Giá 17000 => Q = 23,009 (kg) Giá 15000 => Q = 24,495 (kg)

- Với lượng đường đặt mua là 21,764 (kg) ta sẽ được mua với mức giá 17.000 đồng/kg, thay vì nhà máy định mua với mức giá 19.000 đồng/kg. Do đó, lượng hàng này vô nghĩa nên ta loại nó đi.

- Với Q  23,009 hợp lý nên ta giữ nguyên.

- Ta thấy 24,495 (kg) rất gần với mức 25,000(kg) mà nhà cung ứng đã định giá 15,000 (đồng/kg). Nên ta sẽ điều chỉnh mức 24,495(kg) lên 25,000 (kg) để được hưởng mức giá 15.000 đồng/kg.

- Tiếp đó ta sẽ tính tổng chi phí phải bỏ ra khi đặt hàng với từng mức sản lượng với công thức:

TC = P*D + (S*D/Q) + (I*P*Q/2) Ta có:

+ Mức 23,009(kg), tổng chi phí bỏ ra sẽ là: 2,589,115,214 (đồng) + Mức 25,000(kg), tổng chi phí bỏ ra sẽ là: 2,286,750,000 (đồng)

Tổng chi phí bỏ ra là thấp nhất nên ta sẽ chọn mức đặt hàng đường kết tinh là 25,000(kg) mỗi lần mua.

Suy ra số lần đặt hàng đường kết tinh tối ưu mỗi năm của nhà máy là: D/Q = 150,000/25,000 = 6 lần.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)