- Phân tích sự biến động của tài sản:
Tài sản của doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân bổ nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy vào tính chất của từng ngành nghề mà các nhà quản trị sẽ quyết định nên giữ bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu máy móc thiết bị, việc phân bổ đó sẽ tạo nên một cơ cấu sản xuất thích hợp với ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng không ổn định theo thời gian mà nó sẽ biến đổi theo từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Yến Sào Khánh Hòa cũng không ngoại lệ.
Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản và tỉ lệ này tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2011 là 24,94%, năm 2012 là 30,05% và năm 2013 là 34,63%. Nguyên nhân của việc này do năm 2012 nhà máy đã quyết định tăng năng suất, mở rộng hoạt động kinh doanh và thị trường tiêu thụ bằng việc thêm dây chuyền sản xuất mới, phương tiện vận tải…Vì vậy năm 2013 số tài sản cố định của nhà máy chiếm đến 31,55% tăng 264,28% so với 2012.
Các khoản phải thu dài hạn giảm dần qua ba năm, năm 2011 là 31,05% sang năm 2012 chỉ còn 18,14% và năm 2013 là 7,38%, dẫn đến tài sản dài hạn cũng giảm đều qua các năm.
Như vậy, sự gia tổng tài sản của công ty không phải là do tăng tài sản dài hạn mà là việc tăng tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho cũng tăng, đây là điều nhà máy cần lưu ý vì lượng hàng tồn kho tăng giúp đáp ứng tốt hơn cho việc điều phối hàng hóa cũng như thõa mãn nhu cầu khách hàng nhưng cũng đem lại nhiều rủi ro khi chi phái bảo quản, chi phí tồn kho cũng tăng theo.
- Phân tích sự biến động của nguồn vốn:
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn tăng đều qua các năm cụ thể năm 2012 tăng 25,52% so với năm 2011 và 2013 tăng 22,85% so với 2012.
Tỉ trọng nợ phải trả chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn và tăng qua 3 năm. Năm 2012 tỉ trọng tăng 52,45% so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng 19,71% so với năm 2012. Trong đó, vay nợ ngắn hạn tăng 176,51% năm 2012 và năm 2013 là 28,99%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2012 để đáp ứng mục tiêu mở rộng kinh doanh và thị trường tiêu thụ công ty đã gia tăng nợ vay nhằm mở rộng chính sách tín dụng và đáp ứng nhu cầu tăng lượng hàng tồn kho. Ngoài ra, còn có sự gia tăng các mục như phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải trả, phải nộp khác. Đây là những khoản mục có tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Cụ thể phải trả người bán năm 2011 là 2,99%; năm 2012 là 4,31% tăng 81,01% so với năm 2011; năm 2013 là 3,11%; giảm 11,47%. Người mua phải trả tiền trước năm 2011 là 0,48%; năm 2012 là 0,39%; năm 2013 là 0,07%.
Về nợ dài hạn, qua 3 năm khoản mục này giảm dần cụ thể năm 2011 chiếm 45,65% trong tổng nguồn vốn, năm 2012 là 33,14% giảm 8,87% so với năm 2011; năm 2013 là 28,54% khoản mục này giảm là do công ty tập trung chủ yếu vay các khoản nợ ngắn hạn.
Nguồn vốn CSH được cấu thành từ 2 khoản mục chính là vốn CSH và nguồn kinh phí và quỹ khác. Trong đó, nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm tỉ trọng khá nhỏ, năm 2012 chỉ chiếm 0,07% trong tổng nguồn vốn và năm 2013 chiếm 0,06%.
Vốn CSH bao gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao nhất và giảm dần qua từng năm. Cụ thể năm 2011 chiếm 15,10%; năm 2012 là 8,12%; năm 2013 là 11,02%.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Từ bảng phân tích ta có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng qua 3 năm. Năm 2011 LN sau thuế đạt được 60,789 tỷ; năm 2012 là 77,487 tỷ tăng 27,47% so với năm 2011và năm 2013 là 116,889 tỷ tăng 50,85% so với năm 2012. Đây là dấu hiện tốt chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng gia tăng rõ rệt qua các năm. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên.
- Giá vốn bán hàng: khi khối lượng tiêu thụ tăng thì GVHB cũng tăng lên là điều tất yếu. Nguyên nhân là do NVL chính dùng để sản xuất và các chi phí tăng theo cũng ảnh hưởng tới GVHB.
- Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản:
Bảng 5: Phân tích tỷ suất tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản dài hạn Đồng 419,432,879,417 445,368,254,509 501,890,816,017 Tài sản ngắn hạn Đồng 257,990,099,288 404,889,003,568 542,677,753,894 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911
Tỷ suất đầu tư dài hạn % 61.92 52.38 48.05
Tỷ suất đầu tư ngắn hạn % 38.08 47.62 51.95
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Qua bảng phân tích tỷ suất đầu tư tài sản trong 3 năm ta có thể thấy tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn tăng dần qua từng năm cụ thể năm 2011 là 38,08% đến năm 2012 là 47,62% và năm 2013 là 51,95%. Từ đó cho thấy nhà máy chuyển hướng đầu tư vào TS ngắn hạn nhiều hơn TS dài hạn.
TS dài hạn giảm dần qua từng năm cụ thể là năm 2011 là 61,92%; năm 2012 là 52,38%; năm 2013 là 48,05% nguyên nhân là do nhà máy đang trong quá trình ổn định sản xuất nên không cần đầu tư thêm nhiều vào máy móc thiết bị, nhà xưởng.
- Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ:
Bảng 6: Phân tích tỷ số nợ và tài trợ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ phải trả Đồng 462,083,475,756 704,468,978,706 843,347,982,926 Vốn chủ sở hữu Đồng 215,339,502,949 145,788,279,371 201,220,586,985 Tổng nguồn vốn Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911
Hệ số nợ Lần 0.68 0.83 0.81
Hệ số tự tài trợ Lần 0.32 0.17 0.19
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Về tỷ số nợ: tỷ số nợ cho biết cứ 1 đồng tài sản mà nhà máy có được trong năm đã sử dụng bao nhiêu đồng nợ phải trả để đầu tư. Qua bảng phân tích ta thấy cứ 1 đồng tài sản của công ty đã sử dụng 0,68 đồng nợ phải trả năm 2011; 0,83 đồng nợ phải trả năm 2012; 0,81 đồng nợ phải trả năm 2013.
Qua 3 năm, tỷ số nợ lien tục tăng. Điều này chứng tỏ công ty đang chiếm vốn của người khác và tính tự chủ về mặt tài chính chưa cao. Công ty cần có biện pháp giảm hệ
số này nhằm tạo độ tin cậy từ nhà đầu tư đối với khả năng chủ động về vốn của nhà máy.
Về tỷ số tự tài trợ: chỉ tiêu này thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh, phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính.
Qua bảng phân tích ta thấy: trong 1 đồng nguồn vốn thì có 0,32 đồng là vốn chủ sở hữu năm 2011 và 0,17 đồng là vốn chủ sở hữu năm 2012; 0,19 đồng là vốn chủ sở hữu năm 2013. Tỉ số này giảm dần qua từng năm cho thấy khả năng tự trả của công ty thấp.
- Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn:
Bảng 7: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Phải thu khách hàng Đồng 13,275,043,000 14,318,110,657 19,348,123,284 Trả trước người bán Đồng 11,144,437,300 36,640,788,356 19,998,247,331 Các khoản phải thu khác Đồng 99,686,951,200 113,766,974,845 50,023,071,729 Tổng Đồng 124,106,431,500 164,725,873,858 89,369,442,344
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước người bán, các khoản phải thu khác và dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Từ bảng phân tích các khoản phải thu ngắn hạn ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 tăng 32,73% so với năm 2011 nhưng sang năm 2013 giảm 45,75% so với năm 2012. Điều này là do khoản mục phải trả người bán tăng mạnh 228,78% năm 2012 so với năm 2011 nhưng sang 2013 giảm 45,42% so với năm 2011.
Các khoản phải thu khác chiếm tỉ trọng khá lớn trong khoản thu ngắn hạn vì thế sự tăng giảm của nó cũng khiến cho khoản phải thu ngắn hạn ảnh hưởng. Cụ thể năm 2012 khoản phải thu khác tăng 14,12% so với 2011 và giảm 56,03% năm 2013 so với 2012.
- Phân tích các khoản nợ ngắn hạn:
Bảng 8: Phân tích các khoản nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vay nợ ngắn hạn Đồng 80,004,721,410 318,355,103,132 461,900,821,747 Phải trả người bán Đồng 20,258,398,216 36,670,115,697 32,462,974,021 Người mua trả tiền trước Đồng 3,256,148,230 3319288287 701,445,385 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Đồng 18,029,334,000 5,815,777,020 11,848,398,272 Phải trả công nhân viên, người lao động Đồng 15,059,722,000 4,583,111,123 339,764,332 Các khoản phải trả phải nộp khác Đồng 4,341,921,500 27,651,709,721 29,359,120,067 Tổng Đồng 140,950,245,356 396,395,104,980 536,612,523,824
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải trả. Nhà nước, phải trả công nhân viên, người lao động và các khoản trả, phải nộp khác.
Qua bảng phân tích, các khoản nợ ngắn hạn qua 3 năm liên tục tăng, năm 2012 tăng 181,23% so với năm 2011 và 2013 là 35,37% so với năm 2012.
Năm 2012 tăng mạnh như vậy là do tăng các khoản nợ vay ngắn hạn tăng gần 297,92% so với 2011. Và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng tăng 536,85% so với năm 2011.
Có thể nói năm 2012 là năm biến động của công ty khi tăng mạnh các khoản nợ vay. Cho thấy công ty muốn mở rộng quy mô và thị trường nên vay mượn để đầu tư.
- Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn:
Bảng 9: Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 124,106,431,500 164,725,873,858 89,369,442,344 Các khoản nợ ngắn hạn Đồng 140,950,245,356 396,395,104,980 536,612,523,824
Tỷ số phải thu trên phải trả Đồng 0.88 0.42 0.17
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Qua 3 năm, tỷ số phải thu trên phải trả giảm dần. Cụ thể năm 2012 là 0,42 giảm 52,8% so với 2011 và năm 2013 tỷ số này là 0,17 giảm 59,92% so với năm 2012. Tỷ
số này giảm là do các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng của nợ ngắn hạn
- Phân tích khả năng thanh toán tổng quát:
Bảng 10: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Nợ phải trả Đồng 462,083,475,756 704,468,978,706 843,347,982,926
Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1.47 1.21 1.24
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Từ bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể:
Khả năng thanh toán tổng quát năm 2011 là 1,47 có nghĩa là 1 đồng nợ được công ty đảm bảo bằng 1,47 đồng tài sản, năm 2012 chỉ số này là 1,21 giảm 17,67% so với năm 2011 và năm 2013 là 1,24 tăng 2,62% so với 2012.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do mức tăng của nợ phải trả cao hơn mức tăng tổng tài sản. Cụ thể năm 2012, tổng tài sản tăng 25,51% so với năm 2011 thì nợ phải trả đã tăng 52,45%. Và năm 2013 tổng tài sản tăng 22, 85% và nợ phải trả tăng 19,71%.
Mặc dù chỉ số này giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức lớn hơn 1, đây là dấu hiệu tốt, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của nhà máy vẫn đang ổn định và vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên công ty nên xem xét lại các khoản nợ và có kế hoạch giảm nợ vay ở những năm sau.
- Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền:
Bảng 11: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 35,927,297,788 25,576,649,976 53,625,962,608 Nợ phải trả Đồng 152,861,363,756 422,675,859,220 545,218,328,917
Khả năng thanh toán tổng quát Lần 0.24 0.06 0.10
Qua bảng phân tích thì khả năng thanh toán nhanh giảm dần qua các năm. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty có thể trả ngay 2,24 đồng tiền và tương đương tiền năm 2011, năm 2012 là 0,06 và năm 2013 là 0,1.
Ta có qua 3 năm các khoản nợ phải trả tăng mạnh trong khi khoản tiền và tương đương tiền tăng không bằng làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả ngay của công ty.
- Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Bảng 12: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn Đồng 257,990,099,288 404,889,003,568 542,677,753,894 Nợ phải trả Đồng 152,861,363,756 422,675,859,220 545,218,328,917
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.69 0.96 1.00
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 3 năm giảm. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng thanh toán, nợ đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Phần tài sản dùng để trả khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 là 1,69 lần nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,69 đồng tài sản ngắn hạn dùng để trả nợ, chỉ tiêu này giảm 43,24% năm 2012 chỉ còn 0,96 lần và năm 2013 là 1.
Tuy chỉ tiêu này qua 3 năm liên tiếp giảm nhưng cũng chỉ lớn hơn hoặc gần bằng 1 vẫn ở mức an toàn cho thấy công ty không gặp khó khăn về tài chính mà vẫn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn.
- Phân tích khả năng thanh toán nhanh:
Bảng 13:Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn Đồng 257,990,099,288 404,889,003,568 542,677,753,894 Hàng tồn kho Đồng 93,431,901,200 210,948,941,686 375,701,746,226 Nợ phải trả Đồng 152,861,363,756 422,675,859,220 545,218,328,917
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1.08 0.46 0.31
Qua 3 năm khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm dần cụ thể năm 2011 là 1,08 lần và năm 2012 là 0,46 giảm 57,38%; năm 2013 là 0,31 giảm 32,25%.
Chỉ tiêu này giảm là do lượng hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng mạnh và cao hơn TS ngắn hạn.
Cụ thể hàng tồn kho năm 2012 tăng 125,78% so với 2011 và nợ ngắn hạn trong năm 2012 tăng 176,51% trong khi đó TS ngắn hạn chỉ tăng 56,94% vì thế khả năng thanh toán nhanh giảm, khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm ảnh hưởng tới độ tin cậy cũng như uy tín của công ty.
- Phân tích khả năng thanh toán lãi vay:
Bảng 14: Phân tích khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Chi phí lãi vay phải trả Đồng 11,120,166,911 35,975,905,186 72,101,250,513
Khả năng thanh toán lãi vay Lần 8.47 3.87 3.16
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết có thể sử dụng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán bao nhiêu lần khoản phải trả.
Qua bảng phân tích, có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay trong 3 năm liên tiếp giảm mạnh. Chỉ số này giảm mạnh là do công ty tăng vay nợ từ đó làm tăng chi phí lãi vay phải trả năm 2012 tăng 223,52% và năm 2013 tăng 100,42%. LN trước thuế cũng tăng nhưng không bằng và đủ đáp ứng 1 phần cho các chi phí lãy vay năm 20212, LN trước thuế chỉ tăng 24,25% và năm 2013 tăng 51,2%.