Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa (Trang 37)

- Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho:

Bảng 15: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán Đồng 701,900,040,396 1,109,749,589,661 1,754,623,074,141 Hàng tồn kho bình quân Đồng 93,431,901,200 210,948,941,686 375,701,746,226

Số vòng quay hàng tồn kho Lần 7.51 5.26 4.67

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 48 69 78

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Từ bảng phân tích tình hình sử dụng HTK ta thấy: năm 2011, vòng quay HTK là 7,51 vòng, tức là HTK được mua về và bán ra trung bình là 7,51 lần/năm, mỗi vòng cần 47,92 ngày để luân chuyển. Năm 2012, vòng quay HTK là 5,26 vòng, cần 68,43 ngày. Năm 2013 số vòng quay là 4,67 vòng, cần 77,08 ngày.

Qua 3 năm từ 2011-2013, vòng quay HTK liên tục giảm, dẫn tới kỳ luân chuyển HTK có xu hướng tăng. Điều này làm tăng vốn đầu tư dự trữ, tăng chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở HTK.

- Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu:

Bảng 16: Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Qua bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu, ta thấy vòng quay các khoản phải thu có chiều hướng tăng qua các năm. Số vòng quay các khoản phải thu trong năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 8,11 vòng; 9,73 vòng và 28,09 vòng. Tốc độ luân chuyển tăng đồng nghĩa với thời gian thu hồi nợ ngày càng được rút

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu và thu nhập khác Đồng 1,006,916,180,719 1,601,983,998,687 2,510,100,792,728 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394

Tỷ suất LNTT/DT và TN % 8.25 6.44 6.22

ngắn, cho thấy tuy nhà máy để khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn nhưng khả năng thu hồi nhanh. Đặc biệt năm 2013, khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng tăng cao nhưng số ngày thu hồi nợ là 13 ngày, ngắn hơn các năm khác. Điều này cho biết việc quản trị khoẳn phải thu của nhà máy đang tiến hành tốt.

- Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Bảng 17: Phân tích hiệu suất sử dụng tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là số vòng luân chuyển tổng tài sản trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, cứ 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2011 chỉ tiêu này là 1,49 vòng; có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1,49 đồng doanh thu. Năm 2012 là 1,88 vòng. Năm 2013 là 2,4 vòng.

Qua 3 năm theo dõi, chỉ tiêu này có chiều hướng tăng lên cho thấy khả năng đưa tài sản của nhà máy vào sản xuất có khả quan.

- Phân tích tỷ số sinh lời:

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập

Bảng 18: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu và thu nhập khác Đồng 963,096,108,049 1,537,873,603,817 2,367,113,602,733 Phải thu bình quân Đồng 124,106,431,500 164,725,873,858 89,369,442,344

Số vòng quay các khoản phải thu Lần 7.76 9.34 26.49

Kỳ luân chuyển các khoản phải thu Ngày 47 39 14

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu và thu nhập Đồng 1,006,916,180,179 1,610,983,998,687 2,510,100,792,728 Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập thể hiện trong một chu kỳ kinh doanh, cứ 1 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế.

Qua bảng phân tích trên, ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ suất LNST trên doanh thu và thu nhập năm 2011 là 6,01%; năm 2012 là 4,84%; năm 2013 là 4,66%. Có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu và thu nhập khác được thì thu được 0,0604 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011; năm 2012 là 0,484 đồng; năm 2013 là 0,466 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lien tục giảm trong 3 năm. Năm 2012 giảm 1,2% so với năm 2011; năm 2013 giảm 0,18% so với năm 2012.

Nguyên nhân là do, tuy doanh thu của công ty tăng cao trong ba năm nhưng đồng thời các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trong hoạt động kinh doanh của nhà máy cũng tăng không ít. Công ty nên có những biện pháp thích hợp để làm giảm chi phí trong những năm tới.

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Bảng 19: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên

tổng tài sản % 12.26 12.14 14.94

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

tổng tài sản % 8.97 9.11 11.19

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ ra đầu tư sản xuất kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LNST.

Chỉ tiêu này qua bảng phân tích ta thấy có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ suất LNST/TS năm 2011 là 8,97%; năm 2012 là 9,11% và năm 2013 là 11,19%. Có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được 0,0897 đồng LNST năm 2011; năm 2012 là 0,911 đồng và năm 2013 là 0,1119 đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2012 tăng 0,14% so với năm 2011; năm 2013 tăng 2,08% so với năm 2012.

Nguyên nhân tăng là do mức tăng của LNST luôn cao hơn mức tăng của tài sản. Cụ thể năm 2013 mức tăng LNST so với năm 2012 là 50,85%, trong khi mức tăng của tài sản chỉ là 22,85%. Năm 2012 mức tăng của LNST so với năm 2011 là 27,47% cao hơn mức tăng của tài sản là 25,51%.

Điều này cho thấy công ty đã sử dụng tốt vốn đầu tư có hiệu quả.

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (VCSH)

Bảng 20: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn chủ sở hữu Đồng 215,339,502,949 145,154,456,361 115,162,619,118 Lợi nhuận trước thuế Đồng 83,076,967,615 103,221,566,463 156,075,103,931 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394

Tỷ suất LNTT/VCSH % 38.58 71.11 135.53

Tỷ suất LNST/VCSH % 28.23 53.38 101.50

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Qua bảng ta thấy thu nhập trên VCSH có chiều hướng tăng qua 3 năm. Năm 2011 chỉ tiêu này là 28,23%; năm 2012 là 53,38% tăng 25,15% so với năm 2011, năm 2013 là 101,5%

Tăng 48,12% so với năm 2012.

Nguyên nhân của việc tăng chỉ số này là do mức tăng của LNST cao hơn so với mức tăng của VCSH . Chỉ số này của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ nhà máy sử dụng hiệu quả đồng VCSH tạo lợi nhuận thế cạnh tranh cho mình trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động.

- Phân tích tài chính bằng phương pháp DHPOMT:

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA.

Bảng 21: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Doanh thu và thu nhập khác Đồng 1,006,916,180,719 1,601,983,998,687 2,510,100,792,728

Doanh lợi doanh thu % 6.04 4.84 4.66

Vòng quay tổng tài sản Vòng 1.49 1.88 2.40

Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA % 8.97 9.11 11.19

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

* Doanh lợi vốn kinh doanh ROA phụ thuộc vài 2 yếu tố:

Doanh lợi doanh thu: phản ánh mức sinh lời trên 1 đồng doanh thu cao hay thấp là do ảnh hưởng của chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Vòng quay tổng tài sản: phản ánh mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ tốt hay xấu. Đối với nhân tố này, việc làm giảm tốc độ quay vòng của vốn là do doanh thu tiêu thụ hàng hóa trong kỳ là quá thấp hay doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản trong doanh nghiệp.

Qua bảng phân tích, ta thấy ROA năm 2012 tăng lên, do vòng quay tổng tài sản tăng 26,76% so với năm 2011 trong khi doanh lợi doanh thu chỉ giảm 19,88%. Cụ thể, là do tỷ lệ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận làm cho doanh lợi doanh thu giảm. Năm 2013, ROA tiếp tục tăng, do vòng quay tổng tài sản tăng 0,52% so với năm 2012 trong khi doanh lợi doanh thu chỉ giảm 0,18%. Cụ thể doanh thu và thu nhập khác tăng 56,69% nhưng tổng tài sản chỉ tăng 22,85% làm cho vòng quay tổng tài sản tăng lên đạt 2,4 vòng tương ứng tăng 27,54% trong khi đó lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 50,85%. Nên doanh lợi doanh thu giảm xuống còn 4,66%.

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE.

Bảng 22: Phân tích tỷ suát lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản Đồng 677,422,978,705 850,257,258,077 1,044,568,569,911 Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,789,632,937 77,487,467,795 116,889,025,394 Doanh thu và thu nhập khác Đồng 1,006,916,180,719 1,601,983,998,687 2,510,100,792,728

Doanh lợi doanh thu % 6.04 4.84 4.66

Vòng quay tổng tài sản Vòng 1.49 1.88 2.40

Nợ phải trả Đồng 462,083,475,756 704,468,978,706 843,347,982,926

Tỷ số nợ trên tổng tài sản Lần 0.68 0.83 0.81

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu ROE % 28.23 53.15 58.09

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011 - 2013)

Doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE phụ thuộc và 3 nhân tố: doanh lợi doanh thu, số vòng quay tổng vốn và tỷ số nợ.

Qua bảng phân tích ta thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữa ROE lần lượt là: năm 2011 là 28,23%; năm 2012 là 53,15%; năm 2013 là 58,09%; năm 2012 tăng 24,92% so với năm 2011; năm 2013 tiếp tục tăng 4,94% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012 doanh lợi doanh thu giảm 1,2% nhưng vòng quay tổng tài sản tăng tới 26,76%; tỷ số nợ tăng tới 21,46% dẫn tới ROE tăng so với 2011. Năm 2013, tuy doanh lợi doanh thu giảm nhưng vòng quay tổng tài sản tăng 27,54% sơ với tỷ số nợ giảm 2,56%; tăng cao hơn nhiều so với mức giảm của doanh lợi doanh thu nên ROE tiếp tục tăng cao so với năm 2012.

Việc gia tăng chỉ số ROE cho thấy công ty sử dụng tương đối hiệu quả VCSH trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động của mình.

- Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty năm 2013:

Trong năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh, mức giảm là 351,263,040,960 đồng, chiếm 44,46% nguồn vốn để công ty trả cho người bán, trả cho công nhân viên, người lao động, ngoài ra các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm và nguồn kinh phí và quỹ khác cũng giảm mạnh tương ứng là 106,175,373,727 đồng, chiếm 32,04% và 28.785,380,000 đồng chiếm 8,69% sử dụng nguồn vốn.

Ngoài ra, công ty có kế hoạch là giảm bán chịu không để khách hàng chiếm dụng vốn, cụ thể giảm các khoản phải thu đến 75,356,431,514 đồng, chiếm 9,54%. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, công ty đã tăng vốn chủ sở hữu lên 54,822,516,773 đồng, chiếm 6,94% nguồn vốn, ngoài ra công ty còn tăng vay và nợ dài hạn 18,817,183,872 đồng chiếm 2,38% và tăng vay và nợ ngắn hạn 143,545,718,615 đồng, chiếm 18,17% nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Có thể thấy, trong năm công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn để tăng tài sản khác ngắn hạn khác. Sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn để mua sắm mới TSCĐ, đáp ứng việc dự trũ hàng tồn kho. Ngoài ra, công ty có chính sách không để khách hàng chiếm dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên yến sào khánh hòa (Trang 37)