4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Cƣơng một xã miền núi, với một vùng chè đặc sản nổi tiếng của Thành Phố. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 1.482,91 ha. Xã Tân Cƣơng tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
Phía Bắc giáp với xã Phúc Trìu - Thành phố Thái Nguyên. Phía Nam giáp với xã Bình Sơn - Thị xã Sông Công.
Phía Đông giáp với xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên. Phía Tây giáp với xã Phúc Tân - Huyện Phổ Yên.
Tân Cƣơng cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 9km, xã Tân Cƣơng có đƣờng du lịch Thái Nguyên - Núi Cốc mới đƣợc tu sửa và dải nhựa, đây là điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế và giao lƣu văn hoá, xã hội. Nhờ hệ thống giao thông thuận tiện nên việc di chuyển vật tƣ, hàng hoá cho sản xuất từ thành phố vào rất thuận tiện. Với lợi thế là một vùng chè đặc sản lại tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - một thị trƣờng lớn tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm chè, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tân Cƣơng đẩy mạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Mỗi loại cây trồng đều có những yêu cầu nhất định về điều kiện khí hậu nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa… các điều kiện này là một trong nhƣng yếu tố quyết định, có ảnh hƣởng đến độ sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Đối với cây chè cũng cần có yêu cầu riêng về điều kiện sinh thái đó. Theo nghiên cứu cây chè sinh trƣởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện:
Nhiệt độ: 15 - 250C.
Độ ẩm không khí: 80 - 85%.
Để thấy rõ sự biến đổi khí hậu trong năm 2014 ta xem xét qua bảng biểu sau.
Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết của TP. Thái Nguyên năm 2014 Tháng Nhiệt độ (0 C) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) 1 16,2 33 76 2 20,3 31 82 3 21,4 12 79 4 25,6 67 81 5 28,3 379 81 6 29,1 244 79 7 29,0 370 82 8 28,6 385 84 9 27,0 91 83 10 25,3 66 77 11 22,8 18 73 12 21,5 12 70 BQ 24,59 1708 78,9
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)
Qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình khí hậu thời tiết có biến động tƣơng đối lớn và phân mùa rõ rệt.
Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình thấp nhất của tháng 1 là thấp nhất 16,20
C cùng với lƣợng mƣa ít nên ảnh hƣởng trực tiếp đến năng xuất và sản lƣợng cây chè. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 29,10C, năng xuất cây chè không bị ảnh hƣởng nhiều. Với nhiệt độ trung bình trong năm là 24,590 C, đây là nhiệt độ phù hợp với đặc tính sinh thái của cây chè, rất thuận lợi cho cây chè phát triển.
Về lƣợng mƣa: mùa hạ khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, đây là mùa mƣa nên thƣờng có mƣa to và lƣợng nƣớc nhiều (chiếm khoảng 80- 90% lƣợng mƣa trong năm), vào mùa này cây trồng có điều kiện phát triển mạnh, nhất là cây chè.
Về độ ẩm: độ ẩm trung bình trong năm là 78,9%, với độ ẩm này cây chè có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt, cho năng xuất và chất lƣợng cao. Tuy nhiên
đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển, do vậy cần có biện pháp hữu hiệu để phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây chè. pháp hữu hiệu để phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây chè.
Nhƣ vậy, với nhiệt độ trung bình tháng là 24,590C, độ ẩm trung bình là 78,9% và lƣợng mƣa trong năm là 1.708mm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây chè trên địa bàn xã.
4.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng
Xã Tân Cƣơng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.482,91ha và đƣợc phân bố hành chính ở 16 xóm, cây chè cũng đƣợc trồng trên toàn bộ 16 xóm của xã.
- Địa hình.
Tân Cƣơng mang đặc trƣng của miền núi trung du phía Bắc nên đặc điểm địa hình gò đồi, thoải lƣợn sóng kế tiếp.
Địa hình đồi núi chiếm khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 80% đồi núi thấp, 20% đồi núi cao.
Còn lại với địa hình đồng bằng và thung lũng.
Với địa hình nhƣ vậy cây chè có tiềm năng và phát triển rất lớn trên diện tích vƣờn đồi của xã.
- Thổ nhưỡng
Đất Feralit chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất, tầng dày canh tác 60 - 69cm. Còn lại là đất hình thành trên địa hình đầm lầy và bằng phẳng. Với điều kiện thổ nhƣỡng nhƣ vậy, việc trồng chè đƣợc coi là biện pháp hữu hiệu trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đông thời tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
Để thấy rõ đƣợc tình hình sử dụng đất đai của xã ta xét qua bảng 4.2 (trang sau). Qua bảng 4.2 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.482,91 ha, trong đó diện tích đất đã đƣa và sử dụng tính đến năm 2014 là 1.431,80 ha chiếm 96,55% tổng diện tích, còn lại 51,11 ha vẫn chƣa sử dụng chiếm 3,45%. Điều đó cho thấy xã đã sử dụng quỹ đất một cách triệt để, nhằm phát huy tối đa những diện tích đất hiện có, tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trên một đơn vị diện tích.
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã qua 3 năm 2012 - 2014 Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 So Sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng diện tích tự nhiên 1.482,91 100,00 1.482,91 100,00 1.482,91 100,00 - - - I. Đất nông nghiệp 728,30 49,11 757,00 51,04 792,26 53,43 103,93 104,66 104,29 1. Cây hàng năm 238,72 16,06 240,06 16,19 248,18 16,73 100,81 103,38 102,09
2. Cây lâu năm 452,80 30,53 488,86 32,97 529,43 35,70 107,99 108,30 108,15
- Cây chè 380,00 25,62 415,70 28,03 450 30,35 109,40 108,25 108,83 - Cây ăn quả 72,80 4,91 73,16 4,91 79,43 5,35 100,49 108,57 104,53 3. Đất mặt nước 9,96 0,67 8,02 0,53 5,87 0,28 80,52 73,19 76,85 4, Đất vườn tạp 26,82 1,81 20,06 1,35 8,78 0,59 74,79 43,77 59,28
II. Đất lâm nghiệp 498,60 33,62 482,80 32,56 479,98 32,37 96,83 99,41 98,12
III. Đất thổ cƣ 50,08 3,38 53,40 3,61 56,78 3,83 106,63 106,33 106,48
IV. Đất chuyên dùng 90,20 6,08 94,60 6,38 102,78 6,92 104,88 108,65 106,76
V. Đất chƣa sử dụng 115,73 7,81 95,11 6,41 51,11 3,45 82,18 53,74 67,96
Trong tổng diện tích đất đai của xã, diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2012 là 728,30 ha chiếm 49,11% và tăng dần trong những năm tiếp theo, năm 2013 là 757 ha tăng 3,93% so với năm 2012 và năm 2014 là 792,26 ha tăng 4,66% so với năm 2013. Nhƣ vậy trung bình mỗi năm đất nông nghiệp của xã tăng 4,29% về diện tích tƣơng đƣơng với 63,62 ha/năm. Đất trồng cây hằng năm có sự biến động nhẹ qua 3 năm từ 238,72 ha năm 2012 (bằng 16,06%) lên 248,18 ha năm 2014 (bằng 16,73%) diện tích đất toàn xã, mức tăng bình quân là 2,09%/năm. Hiện tại ngƣời dân địa phƣơng sử dụng đất để trồng cây hàng năm chủ yếu đáp ứng tiêu dùng nội bộ nhƣ ăn uống, chăn nuôi là chính.
Có đƣợc sự chuyển đổi nhƣ vậy là do ngƣời dân đang tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tăng diện tích cây lâu năm từ 452,80 ha năm 2012 lên 529,43 ha năm 2014, bình quân tăng 8,15% mỗi năm.Trong đó diện tích đất trồng chè tăng lên đáng kể, từ 380 ha năm 2012 lên 450 ha năm 2014 tăng bình quân 8,83 % mỗi năm. Hiện nay diện tích đất trồng chè chiếm 30,35% diện tích đất toàn xã, qua đó ta thấy cây chè chính là cây trồng chủ lực trên diện tích đất vƣờn đồi của xã.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây cây ăn quả cũng đƣợc phát triển trên đất đồi với tốc độ tăng diện tích đất bình quân là 4,53% tƣơng đƣơng 3,29 ha/ năm.Đến năm 2014 diện tích cây ăn quả là 79,43 ha với các loại cây trong chủ yếu: vải, nhãn, hồng… Cây ăn quả đang dần khẳng định vị trí của mình và đóng góp ngày một nhiều hơn vào tổng thu nhập của hộ. Diện tích đất mặt nƣớc năm 2012 là 9,96 ha thì đến năm 2014 còn 5,87 ha, bình quân 3 năm giảm 23,15% tƣơng đƣơng 2,3 ha/năm.
Về diện tích đất lâm nghiệp: năm 2014 diện tích đất trồng rừng là 479,98 ha chiếm 32,37% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Song nhìn chung là 3 năm diện tích đất lâm nghiệp giảm 1,88% tƣơng đƣơng với 9,37 ha/năm. Diện tích đất lâm nghiệp giảm dần do diện tích trồng rừng của xã những năm trƣớc đây đã cho thu hoạch, sau thu hoạch ngƣời dân đã thay vào đó những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn nhƣ cây chè.
Diện tích đất chuyên dùng và đất thổ cƣ của xã hội tăng với mức bình quân là 6,76%/năm và 6,48%/năm. Quá trình tăng diện tích đất chuyên dụng và thổ cƣ là không thể tránh khỏi, vấn đề là phải phân phối sử dụng các loại đất này sao cho phù hợp với quỹ đất của xã.
Qua số liệu trên ta thấy, qua 3 năm 2012 - 2014 tình hình sử dụng đất đai của xã có sự chuyển biến rõ rệt, cơ cấu cây trồng phát huy tốt lợi thế so sánh trên diện tích đã đƣợc sử dụng, khai thác tốt tiềm năng của địa phƣơng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây chè.