Hệ thống khuyến nông thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển cây chè cành trên địa bàn xã tân cương thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Trạm khuyến nông thành phố chịu sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố. Ngoài ra Trạm khuyến nông cấp huyện chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh. Hệ thống khuyến nông này tác động trực tiếp tới ngƣời nông dân hoặc thông qua CBKN, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, thị trấn, cộng tác viên tại cơ sở, HTX, câu lạc bộ... Ngay từ những năm đầu hoạt động Trạm đã xây dựng quy chế và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ trong cơ quan thực hiện kế hoạch công tác khuyến nông trên địa bàn nên CBKN đã chủ động đƣợc công việc tại các cụm xã. Định kỳ giao ban vào thứ 5 hàng tuần do đó Trạm luôn nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất tại cơ sở nên đã chủ động điều hành công việc và tham mƣu kịp thời cho UBND thành phố, Phòng NN và PTNT, Trạm BVTV... giải quyết và chỉ đạo kịp thời những khó khăn phát sinh trong sản xuất nông nghiệp.

Đối với cán bộ phụ trách địa bàn các xã, thị trấn đƣợc phân công chỉ đạo sản xuất luôn phối hợp với các các bộ phụ trách nông nghiệp xã, thị trấn, cộng tác viên KN các xã, thị trấn tham mƣu cho UBND các xã, thị trấn xây dựng và triển khai thực hiện các chƣơng trình kế hoạch công tác khuyến nông, lập kế hoạch sản xuất hàng năm trên địa bàn theo kế hoạch của UBND thành phố. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền khuyến cáo nông dân đƣa các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phƣơng vào sản xuất. Đồng thời triển khai thực hiện các mô hình, viết báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ trồng chè cành tham gia vào các hoạt động khuyến nông tại xã Tân Cƣơng - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Không gian

Xã Tân Cƣơng - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Thời gian

- Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 30/1/2015 đến ngày 28/4/2015 - Số liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ năm 2012 - 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng. - Thực trạng sản xuất chè tại xã Tân Cƣơng.

- Đánh giá cơ cấu tổ chức và thực trạng hoạt động của hệ thống khuyến nông xã Tân Cƣơng.

- Đánh giá kết quả hoạt động công tác khuyến nông trong sản xuất chè cành tại xã Tân Cƣơng.

- Phân tích các mặt mạnh - yếu, cơ hội - thách thức của hệ thống khuyến nông huyện trong việc phát triển sản xuất chè cành tại xã Tân Cƣơng.

- Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất chè cành tại xã Tân Cƣơng.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

* Phƣơng pháp điều tra mẫu

- Chọn mẫu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiên cứu, việc chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Địa bàn mang tính đại diện cho các vùng sinh thái nhƣ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

+ Địa bàn có điều kiện kinh tế khác nhau để có số liệu phong phú trong quá trình sản xuất.

Trên cơ sở đó tôi tiến hành chọn ra 3 thôn trong tổng số 16 thôn. Trong tất cả các hộ tham gia trồng chè tôi chọn 50 hộ để nghiên cứu. Nhƣ vậy tổng số mẫu điều tra là 50 hộ/3 thôn. Trong các hộ đƣợc chọn ra có điều kiện kinh tế, diện tích trồng chè khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất chè nói riêng của các hộ là khác nhau. Cụ thể các thôn đƣợc chọn là thôn Hồng Thái 1, Hồng Thái 2, Gò Pháo của xã Tân Cƣơng.

+ Hồng Thái 1: Là thôn có diện tích trồng chè lớn nhất, tình hình kinh tế trong thôn tƣơng đối ổn định có nhiều hộ khá, đất đai địa hình thuận lợi cho cây chè phát triển.

+ Hồng Thái 2: Là thôn có diện tích trồng chè đứng thứ 2 trong xã, tình hình kinh tế cũng khá phát triển, đất đai, địa hình khá thuận lợi cho sản xuất chè. Quy mô trồng chè vẫn còn nhỏ lẻ.

+ Gò Pháo: Là thôn xa trung tâm xã hơn hai thôn trên, diện tích trồng chè mới đƣợc mở rộng trong mấy năm gần đây nên chƣa có thu nhập hoặc thu nhập thấp từ chè, tình hình kinh tế hộ trong thôn chƣa đồng đều. Quy mô vẫn còn nhỏ và lẻ.

Từ kết quả thu đƣợc ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây chè trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá thực trạng phát triển cây chè.

- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu nhƣ nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ,... Tình hình sản xuất chè tại nông hộ nhƣ diện tích trồng chè, chi phí trồng chè, tổng thu nhập từ cây chè, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà ngƣời dân gặp phải trong sản xuất chè.

Những thông tin này đƣợc thu thập bằng cách sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đƣợc lập sẵn thể hiện qua những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số lao động việc làm, kết quả sản xuất, các chƣơng trình khuyến nông....Các tài liệu này đƣợc lấy từ nguồn các báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu thống kê của Phòng thống kê, Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, Phòng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên, UBND xã Tân Cƣơng, số liệu từ các cơ quan liên quan, các tài liệu đã công bố qua sách báo, mạng internet...

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phƣơng pháp PRA: phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn bằng bộ câu hỏi chính thức với các đối tƣợng nghiên cứu.

- Sau khi thành lập bộ câu hỏi, tiến hành điều tra phỏng vấn 50 hộ gia đình trồng chè cành trên địa bàn xã Tân Cƣơng.

- Số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra đƣợc tổng hợp vào các bảng biểu, từ đó đƣa ra những nhận định về kết quả các hoạt động khuyến nông tác động đến việc thúc đẩy sản xuất chè cành trên địa bàn xã.

- Trong quá trình điều tra còn tiến hành sử dụng phƣơng pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phƣơng.

* Phương pháp thu thập phân tích SWOT

- Thực hiện bằng cách xem xét các điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức của địa phƣơng ở hiện tại. Để từ đó có những biện pháp thích hợp phát huy những điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vƣợt qua thách thức trong tƣơng lai.

3.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập đƣợc trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập đƣợc trong các phiếu điều tra và đƣợc tổng hợp theo từng nội dung.

- Khi tiến hành phân tích các thông tin thu thập đƣợc, đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê đơn giản: sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích các số lƣợng định tính và định lƣợng.

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tân Cƣơng một xã miền núi, với một vùng chè đặc sản nổi tiếng của Thành Phố. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 1.482,91 ha. Xã Tân Cƣơng tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

Phía Bắc giáp với xã Phúc Trìu - Thành phố Thái Nguyên. Phía Nam giáp với xã Bình Sơn - Thị xã Sông Công.

Phía Đông giáp với xã Thịnh Đức - Thành phố Thái Nguyên. Phía Tây giáp với xã Phúc Tân - Huyện Phổ Yên.

Tân Cƣơng cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 9km, xã Tân Cƣơng có đƣờng du lịch Thái Nguyên - Núi Cốc mới đƣợc tu sửa và dải nhựa, đây là điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế và giao lƣu văn hoá, xã hội. Nhờ hệ thống giao thông thuận tiện nên việc di chuyển vật tƣ, hàng hoá cho sản xuất từ thành phố vào rất thuận tiện. Với lợi thế là một vùng chè đặc sản lại tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - một thị trƣờng lớn tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm chè, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tân Cƣơng đẩy mạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.

4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Mỗi loại cây trồng đều có những yêu cầu nhất định về điều kiện khí hậu nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa… các điều kiện này là một trong nhƣng yếu tố quyết định, có ảnh hƣởng đến độ sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Đối với cây chè cũng cần có yêu cầu riêng về điều kiện sinh thái đó. Theo nghiên cứu cây chè sinh trƣởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện:

Nhiệt độ: 15 - 250C.

Độ ẩm không khí: 80 - 85%.

Để thấy rõ sự biến đổi khí hậu trong năm 2014 ta xem xét qua bảng biểu sau.

Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết của TP. Thái Nguyên năm 2014 Tháng Nhiệt độ (0 C) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%) 1 16,2 33 76 2 20,3 31 82 3 21,4 12 79 4 25,6 67 81 5 28,3 379 81 6 29,1 244 79 7 29,0 370 82 8 28,6 385 84 9 27,0 91 83 10 25,3 66 77 11 22,8 18 73 12 21,5 12 70 BQ 24,59 1708 78,9

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng 4.1 ta thấy: Tình hình khí hậu thời tiết có biến động tƣơng đối lớn và phân mùa rõ rệt.

Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình thấp nhất của tháng 1 là thấp nhất 16,20

C cùng với lƣợng mƣa ít nên ảnh hƣởng trực tiếp đến năng xuất và sản lƣợng cây chè. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 29,10C, năng xuất cây chè không bị ảnh hƣởng nhiều. Với nhiệt độ trung bình trong năm là 24,590 C, đây là nhiệt độ phù hợp với đặc tính sinh thái của cây chè, rất thuận lợi cho cây chè phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về lƣợng mƣa: mùa hạ khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, đây là mùa mƣa nên thƣờng có mƣa to và lƣợng nƣớc nhiều (chiếm khoảng 80- 90% lƣợng mƣa trong năm), vào mùa này cây trồng có điều kiện phát triển mạnh, nhất là cây chè.

Về độ ẩm: độ ẩm trung bình trong năm là 78,9%, với độ ẩm này cây chè có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt, cho năng xuất và chất lƣợng cao. Tuy nhiên

đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển, do vậy cần có biện pháp hữu hiệu để phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây chè. pháp hữu hiệu để phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây chè.

Nhƣ vậy, với nhiệt độ trung bình tháng là 24,590C, độ ẩm trung bình là 78,9% và lƣợng mƣa trong năm là 1.708mm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây chè trên địa bàn xã.

4.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

Xã Tân Cƣơng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.482,91ha và đƣợc phân bố hành chính ở 16 xóm, cây chè cũng đƣợc trồng trên toàn bộ 16 xóm của xã.

- Địa hình.

Tân Cƣơng mang đặc trƣng của miền núi trung du phía Bắc nên đặc điểm địa hình gò đồi, thoải lƣợn sóng kế tiếp.

Địa hình đồi núi chiếm khoảng 70% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 80% đồi núi thấp, 20% đồi núi cao.

Còn lại với địa hình đồng bằng và thung lũng.

Với địa hình nhƣ vậy cây chè có tiềm năng và phát triển rất lớn trên diện tích vƣờn đồi của xã.

- Thổ nhưỡng

Đất Feralit chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất, tầng dày canh tác 60 - 69cm. Còn lại là đất hình thành trên địa hình đầm lầy và bằng phẳng. Với điều kiện thổ nhƣỡng nhƣ vậy, việc trồng chè đƣợc coi là biện pháp hữu hiệu trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đông thời tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động.

Để thấy rõ đƣợc tình hình sử dụng đất đai của xã ta xét qua bảng 4.2 (trang sau). Qua bảng 4.2 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.482,91 ha, trong đó diện tích đất đã đƣa và sử dụng tính đến năm 2014 là 1.431,80 ha chiếm 96,55% tổng diện tích, còn lại 51,11 ha vẫn chƣa sử dụng chiếm 3,45%. Điều đó cho thấy xã đã sử dụng quỹ đất một cách triệt để, nhằm phát huy tối đa những diện tích đất hiện có, tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất trên một đơn vị diện tích.

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã qua 3 năm 2012 - 2014 Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 So Sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng diện tích tự nhiên 1.482,91 100,00 1.482,91 100,00 1.482,91 100,00 - - - I. Đất nông nghiệp 728,30 49,11 757,00 51,04 792,26 53,43 103,93 104,66 104,29 1. Cây hàng năm 238,72 16,06 240,06 16,19 248,18 16,73 100,81 103,38 102,09

2. Cây lâu năm 452,80 30,53 488,86 32,97 529,43 35,70 107,99 108,30 108,15

- Cây chè 380,00 25,62 415,70 28,03 450 30,35 109,40 108,25 108,83 - Cây ăn quả 72,80 4,91 73,16 4,91 79,43 5,35 100,49 108,57 104,53 3. Đất mặt nước 9,96 0,67 8,02 0,53 5,87 0,28 80,52 73,19 76,85 4, Đất vườn tạp 26,82 1,81 20,06 1,35 8,78 0,59 74,79 43,77 59,28

II. Đất lâm nghiệp 498,60 33,62 482,80 32,56 479,98 32,37 96,83 99,41 98,12

III. Đất thổ cƣ 50,08 3,38 53,40 3,61 56,78 3,83 106,63 106,33 106,48

IV. Đất chuyên dùng 90,20 6,08 94,60 6,38 102,78 6,92 104,88 108,65 106,76

V. Đất chƣa sử dụng 115,73 7,81 95,11 6,41 51,11 3,45 82,18 53,74 67,96

Trong tổng diện tích đất đai của xã, diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2012 là 728,30 ha chiếm 49,11% và tăng dần trong những năm tiếp theo, năm 2013 là 757 ha tăng 3,93% so với năm 2012 và năm 2014 là 792,26 ha tăng 4,66% so với năm 2013. Nhƣ vậy trung bình mỗi năm đất nông nghiệp của xã tăng 4,29% về diện tích tƣơng đƣơng với 63,62 ha/năm. Đất trồng cây hằng năm có sự biến động nhẹ qua 3 năm từ 238,72 ha năm 2012 (bằng 16,06%) lên 248,18 ha năm 2014 (bằng 16,73%) diện tích đất toàn xã, mức tăng bình quân là 2,09%/năm. Hiện tại ngƣời dân địa phƣơng sử dụng đất để trồng cây hàng năm chủ yếu đáp ứng tiêu dùng nội bộ nhƣ ăn uống, chăn nuôi là chính.

Có đƣợc sự chuyển đổi nhƣ vậy là do ngƣời dân đang tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tăng diện tích cây lâu năm từ 452,80 ha năm 2012 lên 529,43 ha năm 2014, bình quân tăng 8,15% mỗi năm.Trong đó diện tích đất trồng chè tăng lên đáng kể, từ 380 ha năm 2012 lên 450 ha năm 2014 tăng bình quân 8,83 % mỗi năm. Hiện nay diện tích đất trồng chè chiếm 30,35% diện tích đất toàn xã, qua đó ta thấy cây chè chính là cây trồng chủ lực trên diện tích đất vƣờn đồi của xã.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây cây ăn quả cũng đƣợc phát triển trên đất đồi với tốc độ tăng diện tích đất bình quân là 4,53% tƣơng đƣơng 3,29 ha/

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò hoạt động khuyến nông trong việc phát triển cây chè cành trên địa bàn xã tân cương thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 25)