Tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn cao chiết methanol từ bẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 52)

2% đã làm giảm số giọt chảy ra từ rìa tĩnh mạch tai thỏ từ 10,1% đến 43%.

Cao methanol bắt đầu từ nồng độ 0,05% làm giảm số giọt chảy ra ở tĩnh mạch rìa tai thỏ so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tác dụng này tăng theo sự tăng dần nồng độ của cao bẹ móc, với các nồng độ từ 0,05% đến 1% đã làm giảm số giọt chảy ra từ rìa tĩnh mạch tai thỏ từ 10,0% đến 75,7%, tăng nồng độ lên 1,5% và 2% cũng không làm thay đổi số giọt chảy ra từ tĩnh mạch tai thỏ.

Như vậy, có thể thấy cao methanol có tác dụng gây co mạch mạnh hơn rất nhiều so với cao nước (p < 0,05). Cao methanol thể hiện tác dụng co mạch từ nồng độ 0,05%; còn cao nước đến nồng độ 0,1% mới thể hiện. Cao methanol với nồng độ 1% đã làm co mạch tối đa, có tăng thêm nồng độ cao cũng không làm tăng tác dụng co mạch.

Từ kết quả của các thí nghiệm về tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc, chúng tôi nhận thấy cao chiết methanol cho tác dụng cầm máu và giảm tính thấm thành mạch tốt nhất trong số các cao chiết vì vậy chúng tôi tiếp tục tiến hành chiết phân đoạn và đánh giá tác dụng cầm máu trên các phân đoạn này.

3.2.3. Tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn cao chiết methanol từ bẹ móc bẹ móc

Với các tác dụng đã nghiên cứu ở trên, chúng tôi dự đoán liên quan đến thành phần flavonoid trong bẹ móc do một số flavonoid có tác dụng sinh học làm giảm tính thấm thành mạch do ức chế enzym hyaluronidase. Để nghiên cứu tác dụng của thành phần này, chúng tôi tiến hành chiết phân đoạn cao chiết methanol với dãy dung môi có độ phân cực tăng dần n - hexan, chloroform, ethylacetat, nước (qui trình chiết ở hình 2.1). Phương pháp này đã được sử dụng trong một số nghiên

cứu về hợp chất flavonoid [17], [22]. Nguyên tắc của phương pháp là do các chất tan có độ phân cực tương tự dung môi sẽ được dung môi hòa tan. Do vậy, các dung môi trên có độ phân cực khác nhau cũng sẽ hòa tan các chất khác nhau. Chúng tôi dự đoán flavonoid toàn phần có thể sẽ nằm ở phân đoạn ethylacetat. Để bước đầu khẳng định tác dụng cầm máu của nhóm chất này trong bẹ móc, khóa luận tiến hành nghiên cứu tác dụng trên thời gian chảy máu đuôi chuột của tất cả các phân đoạn.

Kết quả thu được cho thấy, phân đoạn n - hexan, cloroform, nước không làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng (p > 0,05), phân đoạn ethylacetat và cao methanol toàn phần làm giảm thời gian chảy máu lần lượt là 33,44% và 50,18% so với lô chứng (p < 0,05). Mặt khác sự làm giảm thời gian chảy máu giữa phân đoạn ethylacetat và cao methanol toàn phần là tương đương nhau (p > 0,05). Kết quả này cho thấy phân đoạn ethylacetat có tác dụng cầm máu tương đương với cao toàn phần. Như vậy có thể khẳng định rằng, thành phần có tác dụng cầm máu chủ yếu tan trong dung môi ethylacetat và chúng tôi cho rằng tác dụng này là do nhóm chất flavonoid bởi tanin là hợp chất rất phân cực, tan tốt trong các dung môi phân cực, ít tan trong dung môi phân cực yếu [3] trong đó có ethylacetat, nếu có tan tanin sẽ nằm ở phân đoạn nước. Tuy nhiên đây mới chỉ là nhận định ban đầu, cần có những nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học để xác định cấu trúc hợp chất có tác dụng cầm máu.

Tóm lại, các nghiên cứu đi trước đã cho thấy bẹ móc có tác dụng cầm máu rõ rệt trên động vật bình thường và động vật gây rối loạn đông máu[13], [14]. Điều này mở ra hướng sử dụng bẹ móc làm thuốc cầm máu trên người bình thường có tổn thương dẫn đến chảy máu hoặc trên các bệnh nhân đang điều trị huyết khối phải sử dụng các thuốc chống đông máu kéo dài làm tăng nguy cơ xuất huyết. Khóa luận này đã xác định được dung môi chiết cho tác dụng theo hướng cầm máu tốt nhất của bẹ cây móc là dung môi methanol. Trong các phân đoạn từ cao chiết methanol, phân đoạn ethylacetat cho tác dụng cầm máu tốt nhất. Điều này sẽ mở đường cho việc sản xuất ra các sản phẩm từ bẹ móc có chất lượng cao, giúp bệnh nhân không cần phải sử dụng dược liệu dưới dạng cao thuốc hay dược liệu khô tán bột do vậy hàm

lượng hoạt chất chính xác và ổn định hơn; không phải uống với lượng lớn thuốc; bảo quản dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả thực nghiệm, khóa luận xin đưa ra một số kết luận như sau:

1.1. Về định tính thành phần hóa học:

Trong bẹ móc có chứa các nhóm chất sau: flavonoid, tanin, đường khử, acid hữu cơ.

1.2. Về tác dụng các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc

1.2.1. Tác dụng cầm máu

 Tác dụng cầm máu đường uống

Cao nước, cồn 300, cồn 600, cồn 800, cồn tuyệt đối và methanol liều 3 g/kg

chuột cống tính theo dược liệu khô đều làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng (p < 0,05).

Cao methanol có tác dụng mạnh nhất (53,81%), đã làm thời gian chảy máu nhiều hơn so với các cao chiết còn lại (p < 0,05).

 Tác dụng cầm máu tại chỗ

Tất cả các cao nước, cồn 300, cồn 600, cồn 800, cồn tuyệt đối và methanol (liều 2% dược liệu khô) đều làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng (p < 0,05).

Cao methanol có tác dụng mạnh nhất, làm giảm thời gian chảy máu giảm 58,5% so với lô chứng.

1.2.2. Tác dụng giảm tính thấm thành mạch

Tất cả các cao nước, cồn 600, cồn 800, cồn tuyệt đối và methanol liều 3g/kg

chuột cống đều làm giảm mức độ phù chân chuột tại thời điểm 1 giờ (p < 0,01) và 5 giờ (p < 0,05) sau khi tiêm carrageenan so với lô chứng.

Cao methanol có tác dụng làm giảm mức độ phù cao nhất trong tất cả các lô tại thời điểm 1 giờ và 5 giờ so với chứng (p < 0,05).

1.2.3. Tác dụng co mạch trên tai thỏ

Cao nước bắt đầu từ nồng độ 0,1% làm giảm số giọt chảy ra ở tĩnh mạch rìa tai thỏ so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tác dụng này tăng theo sự

tăng nồng độ dung dịch bẹ móc từ 0,1% đến 2% đã làm giảm số giọt chảy ra từ rìa tĩnh mạch tai thỏ tương ứng là 17% đến 43%.

Cao methanol bắt đầu từ nồng độ 0,05% làm giảm số giọt chảy ra ở tĩnh mạch rìa tai thỏ so với ban đầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tác dụng này tăng theo sự tăng dần nồng độ của cao bẹ móc từ 0,05% đến 1% đã làm giảm số giọt chảy ra từ rìa tĩnh mạch tai thỏ từ 10,0% đến 75,7%, nồng độ 1,5 % và 2 % làm giảm số giọt chảy ra tương tự với nống độ 1%

1.2.4. Tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn từcao chiết methanol

- Cao methanol toàn phần và phân đoạn ethylacetat có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu lần lượt là 50,18% và 33,44% so với lô chứng (p < 0,05).

- Phân đoạn ethylacetat có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu tương đương so với lô cao methanol toàn phần (p > 0,05).

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, khóa luận đưa ra kiến nghị sau:

- Phân lập chất có tác dụng cầm máu trong bẹ móc từ phân đoạn ethylacetat của cao methanol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Văn Bé,Phòng chống chảy máu, Nhà xuất bản Y học, tr 10-25.

2. Bộ môn Dược liệu - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2012),

Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 44-50.

3. Bộ môn Dược liệu (2004), Bài giảng dược liệu, tập I,Trường Đại học Dược

Hà Nội, tr. 286 - 289, 362-371.

4. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội (2013), Thực tập dược

liệu (phần kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi và hóa học), Trường Đại

học Dược Hà Nội, tr. 49-65

5. Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Thực tập dược lý,

tr. 22 - 23, 41-42.

6. Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội (2008), Giải phẫu sinh lý,

Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 77-88.

7. Bộ Y tế (2010), Bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 260-264.

8. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học.

9. Bộ Y tế (2007), Dược lý học, tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 113-117.

10. Vũ Đức Cảnh (2007), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và

một số tác dụng sinh học của cây Móc (Caryota urens l., Arecaceae), Luận văn thạc sĩ dược học,Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập I, Nhà xuất bản Khoa

học và kỹ thuật, tr. 590-592

12. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Trẻ,

tr. 410-412

13. Phạm Thị Mai Hương (2013), Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực

nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu,Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

14. Đậu Thị Tố Nga (2014), Nghiên cứu tác dụng của bẹ cây móc trên một số mô hình gây rối loạn đông máu và trên thành mạch, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

15. Lê Thị Nga (2008),Tổng quan về các mô hình nghiên cứu tác dụng chống

viêm của thuốc, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa

học cây thuốc, Nhà xuất bản Y học, tr. 13, 217, 243-256.

17. Đào Thị Kim Nhung (2010), Nghiên cứu sử dụng các hợp chất polyphenol

trong một số giống chè ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ hóa sinh - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

18. Thái Thị Hoàng Oanh (2012), Nghiên cứu tác dụng cao nước "Thọ thai" trên

thực nghiệm và trong điều trị dọa sẩy thai, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 60-88.

19. Phạm Thị Thu (2014), Tổng quan một số mô hình nghiên cứu tác dụng cầm

máu của thuốc trên động vật thực nghiệm, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

20. Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,Nhà

xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr. 283-284.

21. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc

từ thảo dược, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 385-386.

22. Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ (2009), Nghiên cứu

một số tác dụng sinh học của flavonoid chiết xuất từ lá nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và lá vải (Litchi chinensis Sonn.), Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ.

Tiếng Anh

23. DiPiro J., Talbert R. L., Yee G., Matzke G., Wells B., Posey L. M. (2008),

Pharmacotherapy: A Pathophysiologic Approach: A Pathophysiologic Approach, McGraw-Hill Education, pp. 1665- 1684, 1701 -1712.

24. Kumar T., Jain V. (2014), "Antinociceptive and Anti-Inflammatory Activities of Bridelia retusa Methanolic Fruit Extract in Experimental

Animals", The Scientific World Journal, pp. 890151.

25. Li C. W., Wu X. L., Zhao X. N., Su Z. Q., Chen H. M., Wang X. F., Zhang

X. J., Zeng H. F., Chen J. N., Li Y. C., Su Z. R. (2013), "Anti-inflammatory property of the ethanol extract of the root and rhizome of Pogostemon cablin

(Blanco) Benth", TheScientificWorldJournal, pp. 434-451

26. Liu X., Xiao X., Xia L., Yang P. C., Liu Z., Li L. (2014), "Identification and

characterization of a pan-allergen profilin, a major allergen from Caryota

mitis pollen", Asian Pacific journal of allergy and immunology, 32(1),

pp. 39-45.

27. Longo D., Fauci A., Kasper D., Hauser S., Jameson J., Loscalzo J. (2011),

Harrison's Principles of Internal Medicine, 18th Edition, McGraw-Hill Education, pp. 409, 965-982

28. Lee H.M., Choi M.H., Hahm H.D., Her E., Yang Y.H., Yoo C.M.,

Kim S. K.(2012), "Analgesic and anti-inflammatory effects in animal models of an ethanolic extract of Taheebo, the inner bark of Tabebuia avellanedae",

Molecular Medicine Reports, 6(4), pp. 791-796.

29. Rajasekaran A., Kalaivani M., Ariharasivakumar G. (2010), "Haemostatic

effect of fresh juice and methanolic extract of Eupatorium ayapana leaves in

rat model", International Journal of Biological & Medical Research,

1(3): 85-87

30. Slaughter T. F., Greenberg C. S. (1997), "Antifibrinolytic drugs and

perioperative hemostasis", American Journal of Hematology, 56(1),

pp. 32-36.

31. Snyder D. S., Hatfield G. M., Lampe K. F. (1979), "Examination of the itch

response from the raphides of the fishtail palm Caryota mitis", Toxicology

32. Subramaniam M., Frenette P., Saffaripour S., Johnson R., Hynes R., Wagner

D. (1996), Defects in hemostasis in P-selectin-deficient mice.

33. Vogel H. G. (2002), Drug discovery and evaluation - pharmacological

assay, Springer, pp. 268-269, 751-771.

34. White C. M., Fan C., Song J., Tsikouris J. P., Chow M. (2001), "An

Evaluation of the Hemostatic Effects of Hydrophilic, Alcohol, and Lipophilic

Extracts of Notoginseng", Pharmacotherapy: The Journal of Human

Pharmacology and Drug Therapy, 21(7), pp. 773-777.

35. Xiao X., Zeng X., Zhang X., Ma L., Liu X., Yu H., Mei L., Liu Z. (2013),

"Effects of Caryota mitis profilin-loaded PLGA nanoparticles in a murine

model of allergic asthma", International Journal of Nanomedicine, 8,

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)