Khái quát tình hình thực hiện tái định cƣ tại huyện Phong Điền, Thành phố

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 70)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Khái quát tình hình thực hiện tái định cƣ tại huyện Phong Điền, Thành phố

Thành phố Cần Thơ

3.2.1. Khái quát sơ lƣợc về huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ116

- Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-1-2004 của Chính phủ với diện tích 111,48 km2

, dân số 102.621 người. Huyện Phong Điền hiện có một (01) thị trấn là thị trấn Phong Điền và sáu (06) xã gồm: Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa.

113

Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai

114

Xem thêm tại mục 2.1.1.1 của Chương 2

115 Xem thêm tại Mục 2.3 của Chương 2

116 Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, Giới thiệu chung về huyện Phong Điền,

- Về vị trí địa lý: phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.

3.2.2. Tình hình thu hồi đất và tái định cƣ tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ

- Tình hình thu hồi đất, tái định cư trong những năm gần đây:117

+ Năm 2011: Trong năm 2011 này Tổ chức phát triển quỹ đất huyện Phong Điền thực hiện 01 dự án với diện tích 8.3 ha và 31 hộ bị ảnh hưởng.

+ Năm 2012: Trong năm 2012 Tổ chức phát triển quỹ đất huyện Phong Điền thực hiện 02 dự án.

+ Từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2013: Trong khoảng thời gian này Tổ chức phát triển quỹ đất huyện Phong Điền đã thực hiện được 05 dự án.

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 01/7/2004 đến ngày 01/9/2013 Tổ chức phát triển quỹ đất huyện Phong Điền thực hiện 01 dự án khu tái định cư cho người bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở.

- Trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ

Trình tự, thủ tục thực hiện tái định được quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ- CP. Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP chỉ mang tính khái quát. Để đảm bảo được hiệu quả trong công tác thu hồi đất, tái định cư Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định 12/2010/QĐ-UBND (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 25/2011/QĐ-UBND) và Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định cụ thể về quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Cụ thể, trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư trên địa bàn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ được tiến hành qua các bước cơ bản như sau:

- Bước 1: Sau khi thống kê, tổng hợp số hộ và phân loại đất đai theo kết quả đo đạc thuộc phạm vi dự án, khảo sát thực tế, Tổ chức phát triển quỹ đất tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành và dự thảo Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là phương án tổng thể). Trong phương án tổng thể nêu rõ: địa điểm tái định cư, tiêu chuẩn, diện tích, vị trí được giao mua đất ở mới và giá thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư cũng như chính sách hỗ trợ tái định cư. Tổ chức phát triển quỹ đất gửi dự thảo phương án tổng thể cho thành viên Hội đồng bồi thường dự án xem xét trước khi tổ chức cuô ̣c ho ̣p Hô ̣i

117 Tổ chức Phát triển quỹ đất huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Phong Điền từ ngày 01/7/2004 đến ngày 01/9/2013 (xem phụ lục 1)

đồng bồi thường để góp ý cho phương án tổng thể . Chủ tịch Hội đồng bồi thường tổ chức họp Hội đồng thông qua dự thảo phương án tổng thể. Tại cuộc họp, Tổ chức phát triển quỹ đất ghi nhận các ý kiến đóng góp, tổng hợp và hoàn chỉnh dự thảo phương án tổng thể.

- Bước 2: Tổ chức phát triển quỹ đất phối hợp với các ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành họp dân để công bố dự thảo phương án tổng thể. Tổ chức phát triển quỹ đất ghi nhận và tổng hợp lại các ý kiến nhận xét, đề nghị của người dân, đối chiếu với quy định của Nhà nước về bồi thường , hỗ trơ ̣ và tái đi ̣nh cư để chỉnh sửa , bổ sung p hương án tổng thể và trình Chủ tịch Hội đồng bồi thường xem xét, chấp thuận phương án tổng thể, sau đó trình cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường để cơ quan Tài nguyên và Môi trường chủ trì , phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm đi ̣nh và trình cho Ủy ban nhân dân huyện phê duyê ̣t .

- Bước 3: Sau khi phương án tổng thể được xét duyệt hoặc được chấp thuận Tổ chức phát triển quỹ đất phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi tiến hành họp dân để công bố phương án tổng thể. Tại buổi họp các cơ quan có thẩm quyền sẽ thông qua phương án tổng thể và tiếp nhận ý kiến đóng góp của các hộ dân bị thu hồi đất và các hộ bị ảnh hưởng.

- Bước 4: Lập phương án tái định cư

+ Căn cứ vào phương án tổng thể đã được phê duyệt Tổ chức phát trển quỹ đất tiến hành phát và hướng dẫn ghi tờ khai.118 Cụ thể, Tổ chức Phát triển quỹ đất phối hợp với chính quyền địa phương phát tờ tự kê khai, hướng dẫn kê khai và đề nghị người sử dụng đất chuẩn bị các giấy tờ có liên quan về nhà, đất, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ khác (bản sao); sau đó thu tờ khai từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án.

+ Tổ chức Phát triển quỹ đất lập Kế hoạch kiểm kê và dự thảo Thông báo kiểm kê, phát thông báo kiểm kê các thiệt hại đến tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án và tiến hành đo đạc, kiểm kê, kiểm định đất...

+ Tiếp theo, Tổ chức phát triển quỹ đất tổ chức họp xét chính sách tái định cư; xem xét, đề nghị hộ gia đình, cá nhân đủ tiêu chuẩn tái định cư, hộ mua nền và hộ không đủ tiêu chuẩn.

Những hộ mua nền phải có đơn yêu cầu, nêu rõ diện tích đất đai còn lại, số nhân khẩu, hoàn cảnh cuộc sống… được chính quyền nơi cư trú xác nhận. Trường hợp dự án chưa xác định số lượng nền tái định cư đủ để bố trí thì trước mắt xem xét cho những hộ đủ tiêu chuẩn tái định cư và những hộ mua nền do phải di chuyển chỗ ở.

+ Tổ chức Phát triển quỹ đất tổng hợp hồ sơ xét tính pháp lý ở cơ sở và đề nghị Chủ tịch Hội đồng bồi thường họp Hội đồng để xem xét tính pháp lý đất, nhà, vật, công trình, kiến trúc... của từng hộ gia đình , cá nhân, kết luận những hộ đủ tiêu chuẩn tái định cư , những hộ được mua nền , hô ̣ không đủ tiêu chuẩn và trình Hội đồng thẩm định huyện xin phê duyệt chính sách tái định cư cho những hộ đủ điều kiện bố trí tái định cư và những hộ được xét mua nền tái định cư.

- Bước 5: Lấy ý kiến về phương án tái định cư:

Tổ chức Phát triển quỹ đất lập danh sách đã xét tái định cư và tổng hợp danh sách xét tái định cư. Sau đó, tiến hành niêm yết công khai phương án tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và các điểm sinh hoạt khu dân cư để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến . Đồng thời, gửi đến từng tổ chức , hộ gia đình, cá nhân bảng danh sách tái định cư và gửi lại cho Tổ chuyên viên của Hội đồng bồi thường dự án. Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

- Bước 6: Ban hành quyết định thu hồi

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

- Bước 7: Phê duyệt và công khai phương án tái định cư.

+ Hết thời hạn niêm yết, Tổ chức phát triển quỹ đất tổng hợp các ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng đồng ý, số lượng không ý, số lượng có ý kiến khác về từng nội dung, những ý kiến khác với phương án tái định cư; hoàn chỉnh và trình phương án cho Chủ tịch Hội đồng bồi thường ký, kèm theo bảng tổng hợp ý kiến đóng góp để gửi cơ quan cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án chi tiết về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ 02 quận, huyện trở lên hoă ̣c Chủ ti ̣ch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận , huyê ̣n phê duyê ̣t phương án chi tiết về bồi thường , hỗ trợ và tái đi ̣nh cư theo phương án tổng thể đã được phê duyê ̣t.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trình Chủ ti ̣ch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt phương án chi tiết về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư đối với dự án thực hiện trong phạm vi huyện hoặc được ủy quyền .

quyết định phê duyệt, Tổ chức phát triển quỹ đất phối hơ ̣p với Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ đầu tư tổ chức phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyê ̣t phương án tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và các điểm sinh hoạt ở khu dân cư. Đồng thời, có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư chuyển kinh phí bồi thường, hỗ trợ theo quyết định phê duyệt (nếu Chủ đầu tư ủy quyền cho Tổ chức Phát triển quỹ đất chi trả). Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ việc bố trí nhà hoặc đất tái định cư, thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức phát triển quỹ đất...

- Bước 8: Thực hiện tái định cư: Tái định cư bằng hình thức giao đất + Chủ đầu tư phối hợp Tổ chức Phát triển quỹ đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tái định cư tổ chức bốc thăm xác định vị trí nền tái định cư của từng hộ (có biên bản) nếu đã chuẩn bị được nền tái định cư.

+ Chủ đầu tư phối hợp Tổ chức Phát triển quỹ đất , Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tái định cư tổ chức đo đạc , xác định ranh giới, mốc giới, diện tích nền tái định cư và bàn giao cho từng hộ . Sau đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyê ̣n hoàn thành hồ sơ kỹ thuật đất , lập Tờ trình trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định giao đất. Tiếp theo, Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định giao đất; tiền sử dụng đất hô ̣ gia đình , cá nhân phải nộp và tiền Chủ đầu tư hỗ trợ (nếu có).

+ Sau khi nhận và triển khai quyết định giao đất của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường thông báo cho người được giao đất, Chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất vào Kho bạc Nhà nước. Thủ tục, thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường.

+ Trường hợp hộ đủ tiêu chuẩn tái định cư, có nguyện vọng tự lo chỗ ở mới và yêu cầu được hỗ trợ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng của khu tái định cư bằng tiền (tái định cư phân tán ) thì hộ có đơn yêu cầu , có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, Tổ chức Phát triển quỹ đất lập hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng bồi thường ký để trình cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt chuyển từ tái định cư tập trung sang tái định cư phân tán và phê duyệt giá trị tiền hỗ trợ theo quy định.

+ Trườ ng hơ ̣p hô ̣ gia đình , cá nhân nhận đất ở , nhà ở tái định cư nh ưng số tiền đươ ̣c bồi thường , hỗ trợ về đất nhỏ hơn giá tri ̣ mô ̣t suất tái đi ̣nh cư tối thiểu và có nguyện vọng xin nhận khoản tiền chênh lệch thì có đơn được chính quyền địa

phương xác nhâ ̣n và gửi cho Tổ chức Phát triển quỹ đất để lâ ̣p hồ sơ trình Chủ ti ̣ch Hô ̣i đồng bồi thường ký và gửi cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm đi ̣nh trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức chi trả cho hộ gia đình ,

cá nhân. Kinh phí hỗ trợ được tính vào vốn đầu tư của dự án.

- Bước 9: Trong thờ i ha ̣n không quá hai mươi (20) ngày, kể từ ngày được thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trường hợp những hộ di dời mà nhưng chưa nhận được đất tái định cư thì Tổ chức Phát triển quỹ đất, Chủ đầu tư và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng bồi thường xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư theo quy định.

Nhận xét: Việc thực hiện tái định cư tại huyện Phong Điền được diễn ra theo đúng trình thự, thủ tục quy định, phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm đảm bảo người bị thu hồi đất có được chỗ ở ổn định và cải thiện cuộc sống hậu tái định cư.

3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện tái định cƣ tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ

Thuận lợi:

- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề tái định cư luôn được sửa đổi, bổ sung, dần hoàn thiện và đầy đủ hơn. Trình tự, thủ tục thực hiện được quy định khá cụ thể, đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất.

- Các văn bản của địa phương được ban hành kịp thời, hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện tái định cư và phù hợp với thực tiễn, điển hình là Quyết định 12/2010/QĐ-UBND, Quyết định 15/2011/QĐ-UBND. Gần đây nhất là Quyết định 25/2012/QĐ-UBND. Các văn bản trên đã quy định cụ thể các bước thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp các chủ thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

- Sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, sự lãnh đạo và phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành giúp việc thực hiện tái định cư được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả.

- Cán bộ thực hiện nghiêm túc, nhiệt tình, tâm huyết và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

Thêm vào đó, sự đồng tình ủng hộ của người dân cũng là một trong những thuận lợi giúp cho công tác thực hiện tái định cư được diễn ra đúng tiến độ.

Khó khăn, hạn chế:

Bên cạnh những thuận lợi, công tác thực hiện tái định cư trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)