Mối quan hệ giữa thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

1.5. Mối quan hệ giữa thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc

nƣớc thu hồi đất

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hệ quả của việc Nhà nước thu hồi đất và tái định cư được xem là khâu cuối cùng trong công tác thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ phần lớn được thực hiện khi Nhà nước thu hồi một phần đất hay tài sản trên đất. Còn chính sách tái định cư hầu hết được thực hiện khi Nhà nước thu hồi toàn bộ đất ở hoặc phần đất còn lại không bị thu hồi mà không đủ điều kiện để ở, người bị thu hồi đất không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Đó là một quá trình nối tiếp nhau, các bước đầu là cơ sở để thực hiện các bước sau, không được bỏ qua hay đốt cháy giai đoạn và các bước sau có tác động đến việc thực hiện của bước đầu. Tái định cư là một trong những chính sách hỗ trợ lớn của Nhà nước giúp cho người bị thu hồi đất có được một nơi ở ổn định, giúp họ nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống tại nơi ở mới, giải quyết các vấn đề phát sinh do việc thu hồi đất gây ra, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, đảm bảo cuộc sống của người dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. Đây được xem là vấn đề rất đáng được quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, khi Nhà nước đảm bảo xây dựng khu tái định cho người bị thu hồi đất trước khi tiến hành thu hồi đất, các chính sách tái định cư được thực hiện đúng quy định, giải quyết thỏa đáng lợi ích cho người bị thu hồi đất sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo được sự đồng thuận và ý thức tự giác trong người dân, giúp cho việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu việc thực hiện tái định cư có những chính sách không hợp lý, khu tái định cư không đảm bảo, các cơ quan chức năng không quan tâm giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, không đảm bảo được lợi ích của nhà nước và xã hội sẽ dễ dẫn đến không tạo được sự tin cậy trong dân, họ không chấp hành đúng quy định, không chịu di dời, bàn giao mặt bằng không đúng thời hạn dẫn đến chậm tiến độ và gây nhiều khó khăn khi giải phóng mặt bằng, phát sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện. Thực tế, nhiều địa phương hiện nay vì không thể chủ động trong việc tạo lập quỹ nhà, quỹ đất tái định cư mà phải mua lại của các nhà đầu tư hay phải chịu

sự chi phối của cơ quan chức năng dẫn đến tình trạng có nhiều nơi khu tái định cư được đầu tư hàng tỷ lại bị bỏ hoang, trong khi đó, một số địa phương khác lại thiếu quỹ nhà, quỹ đất tái định cư để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.

Bên cạnh đó, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải luôn đảm bảo hài hòa lợi ích của người bị thu hồi đất, Nhà nước, chủ đầu tư.

- Nhà nước thực hiện thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy phát triển đất nước.

- Nhà đầu tư tham gia vào quá trình thu hồi đất, sau đó triển khai xây dựng các công trình trên phần đất thu hồi và hưởng lợi từ các công trình đó.

- Người bị thu hồi đất hưởng những lợi ích chung từ cộng đồng khi Nhà nước thu hồi đất.

Tóm lại, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi tiến hành thu hồi đất cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có sự quan tâm, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thỏa đáng. Trước khi thực hiện tái định cư cần tìm hiểu, nghiên cứu về lối sống, nguyện vọng của người bị thu hồi đất để tiến hành bố trí tái định cư phù hợp với yêu cầu của thực tế, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo được lợi ích cho người bị thu hồi đất, giúp họ có được chỗ ở ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về đất đai.

CHƢƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT

Trọng tâm của chương này là nghiên cứu một số quy định của pháp luật về vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, người viết tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về các hình thức, trường hợp được bố trí tái định cư, quá trình lập, thẩm định, phê duyệt phương án tái định cư, điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư. Qua đó, tiến hành so sánh, phân tích những ưu điểm, hạn chế, bất cập của một số quy định về tái định cư cũng như một số quy định liên quan đến tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)