Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phƣơng án tái định cƣ

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 46)

5. Kết cấu đề tài

2.3. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phƣơng án tái định cƣ

2.3.1. Lập phƣơng án tái định cƣ

Khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo lập và thực hiện khu tái định cư cho những người bị thu hồi đất. Việc lập phương án tái định cư giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cả quá trình thực hiện tái định cư. Nếu phương án tái định cư được lập một cách khoa học, đúng quy định sẽ đảm bảo cho quá trình thực hiện tái định cư được thông suốt, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người có đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.”65

Điều này cũng được khẳng định rõ tại khoản 2 Điều 69 Luật Xây dựng năm 2003 “Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải

62 Đối tượng không được bồi thường về đất quy định tại Điều 7 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

63

Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

64 Theo Điều 35 Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ

thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng”. Bởi vì, người dân đang có một nơi ở ổn định, do sức ép của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhà nước tiến hành thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế hay lợi ích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng khiến chỗ ở sau khi bị thu hồi đất trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tình trạng một số địa phương do thiếu nguồn kinh phí hay quỹ đất tái định cư nên đã lập và thực hiện dự án tái định cư cùng thời điểm hoặc sau khi thu hồi đất. Do đó, người bị thu hồi đất sẽ không an tâm bàn giao đất cho Nhà nước dẫn đến chậm tiến độ trong công tác giải phóng mặt bằng.

Để phương án được hoàn chỉnh và thực hiện hiệu quả trên thực tế thì phương án phải đảm bảo các yêu cầu sau:66

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.

- Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.

- Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.

Lập phương án tái định cư

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất thì chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc, lập dự án đầu tư, trong đó phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.67

66 T h e o Đ i ề u 1 3 L u ậ t X â y d ự n g n ă m 2 0 0 3

Quy định này có điểm mới so với Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Theo đó, phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được nhà đầu tư thể hiện trong nội dung dự án đầu tư giúp rút ngắn thời gian trong quy trình thực hiện thu hồi đất.

Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình phương án tái định cư. Trên thực tế, Tổ chức phát triển quỹ đất luôn đảm nhiệm vai trò chính trong việc lập và thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Phương án tái định cư được lập cho từng dự án cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.68

Nội dung phương tái định cư gồm các tiêu chuẩn bố trí tái định cư như:69

- Tên, địa chỉ người bị thu hồi đất đủ điều kiện bố trí tái định cư.

- Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư.

- Việc bố trí các hộ vào tái định cư.

Cơ quan (tổ chức) được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.

Lấy ý kiến về phương án tái định cư:

Sau khi lập phương án tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tiến hành lấy ý kiến về phương án. Đây là giai đoạn khá quan trọng và hết sức cần thiết trong quá trình lập và thực hiện tái định cư. Bởi vì, mục đích của tái định cư là đảm bảo cho người bị thu hồi đất có được chỗ ở ổn định, cải thiện cuộc sống và từng bước nâng cao thu nhập. Hơn ai hết, chỉ có những người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở mới cảm nhận hết những nhu cầu về vật chất và tinh thần mà họ cần. Quy định này nhằm giúp người dân có thể đưa ra những ý kiến cũng như mong muốn, nguyện vọng của họ, thể hiện tính công bằng, dân chủ đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời thể hiện được tính công khai, minh bạch trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc lấy ý kiến về phương án tái định cư được thực hiện như sau:70

- Niêm yết công khai phương án tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân

68 Theo Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

69 Theo Điều 34 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến.

- Việc niêm yết công khai phương án tái định cư phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi.

- Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

Lưu ý: Việc quy định như trên, tức quy định tại Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP có điểm mâu thuẫn, không đồng nhất với quy định tại Điều 22 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT. Cụ thể, tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định việc lấy ý kiến về phương án được chia làm hai nhóm đối tượng đó là người bị thu hồi đất và những người có liên quan.71 Tuy nhiên, tại Điều 22 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT quy định việc lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư yêu cầu có bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi mà không quy định ý kiến của những người liên quan. Quy định này đã không bao quát được hết đối tượng bị ảnh hưởng, gây thiệt thòi và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định trường hợp người dân muốn đóng góp ý kiến về phương án tái định cư thì phải đóng góp với ai, địa điểm và hình thức đóng góp như thế nào, điều này dễ dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực trong công tác thực hiện tái định cư mà điển hình là tình trạng khiếu nại, khiếu kiện.

Hoàn chỉnh phương án tái định cư:72

- Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định. Quy định như trên có điểm hạn chế. Cụ thể, theo quy định khi hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản. Cụm từ “tổng hợp ý kiến bằng văn bản” được hiểu theo hai (02) nghĩa như sau: Thứ nhất, chỉ tổng hợp những ý kiến được đóng góp bằng văn bản. Thứ hai, tổng hợp toàn bộ các ý kiến đóng góp và lập thành văn bản. Việc quy định trên dễ gây cách hiểu không đúng cho chủ thể thực hiện, gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất nếu các chủ thể

71 Những người có liên quan là những người không bị thu hồi đất nhưng bị thiệt hại trong quá trình Nhà nước thực hiện thu hồi đất.

thực hiện lấy ý kiến hiểu theo nghĩa thứ nhất.

- Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định. Quy định này không đảm bảo được quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Bởi vì, theo quy định trên thì khi có nhiều ý kiến không tán thành thì chủ thể thực hiện chỉ giải thích hoặc xem xét, điều chỉnh mà không quy định giải pháp giải quyết cụ thể. Do vậy, các cơ quan chức năng cần ban hành các quy định cụ thể hơn nhằm đảm bảo công bằng cho người dân. Chẳng hạn, quy định cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) người dân không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, điều chỉnh lại phương án sao cho phù hợp.

2.3.2. Thẩm định phƣơng án tái định cƣ

Sau khi hoàn chỉnh phương án thì cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.73

Quy định trên có điểm bất cập và chưa hợp lý. Bởi vì, theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập phương án tái định cư.74 Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV- BTC thì Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh lại trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.75 Do đó, nếu trong trường hợp Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh lập phương án tái định cư thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm định phương án đó. Vì vậy, việc thẩm định phương án tái định cư sẽ không đảm bảo được tính khách quan, công bằng, minh bạch khi chính cơ quan chủ quản lại thẩm định phương án do cơ quan trực thuộc mình chịu trách nhiệm lập.

Nội dung thẩm định gồm:76

- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất.

- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại.

- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội.

- Số tiền bồi thường, hỗ trợ.

73

Theo Khoản 4 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

74 Theo Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

75 Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC

- Việc bố trí tái định cư.

- Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư.

- Việc di dời mồ mả.

Sau đó, cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất:77

- Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Kinh phí lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án được sử dụng từ khoản kinh phí chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tức từ nguồn kinh phí được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.78

2.3.3. Phê duyệt và công khai phƣơng án tái định cƣ

Phê duyệt phương án tái định cư

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi Uỷ ban nhân dân ra quyết định thu hồi đất thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định sau:79

- Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)