Giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về tái định cƣ khi Nhà

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 87)

5. Kết cấu đề tài

3.5.Giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về tái định cƣ khi Nhà

khi Nhà nƣớc thu hồi đất

Trước những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, người viết đề xuất một số giải pháp, kiến nghị như sau:

Tiến hành điều tra xã hội học trước khi bố trí tái định cư

Đây là việc làm hết sức cần thiết và ý nghĩa nhằm điều tra kỹ lưỡng về đời sống, nguyện vọng và hoàn cảnh của người dân tái định cư để bố trí tái định cư hợp lý và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Vì vậy, trước khi tiến hành thu hồi đất, bố trí tái định cư các cơ quan có thẩm quyền cũng như các cán bộ thực hiện tái định cư cần có những việc làm, hành động cụ thể sau:

- Thứ nhất, trong quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành điều tra, tìm hiểu đầy đủ thông tin kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán vùng miền, đặc điểm nghề nghiệp, lối sống của những người bị

thu hồi đất thuộc trường hợp tái định cư để tiến hành bố trí tái định cư sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân vào sinh sống tại các khu tái định cư. Thêm vào đó, việc xây dựng khu tái định cư không được quá xa nơi ở cũ nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của người dân sau tái định cư.

- Thứ hai, đặc biệt quan tâm đến những hộ gia đình có đông thành viên, thuộc diện nghèo, trình độ chuyên môn còn hạn chế, lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề để đưa ra các hình thức hỗ trợ đúng đắn và đảm bảo được cuộc sống cho người bị thu hồi đất.

- Thứ ba, nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện các dự án, nếu phát hiện không khả thi thì cho tạm dừng thực hiện tránh tình trạng phải thu hồi đất gây lãng phí, tốn kém, từ đó dẫn đến xuất hiện các quy hoạch treo, dự án treo ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân, gây mất lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, đa dạng nhà tái định cư cũng như điều chỉnh lại giá nhà ở dựa trên nhu cầu, điều kiện sống, mức thu nhập của người dân từng khu vực.

Đảm bảo xây dựng khu tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng với điều kiện “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”134

Để thực hiện một dự án phát triển thì những người dân trong vùng quy hoạch bắt buộc di dời đến nơi ở mới, cuộc sống, sinh hoạt, việc làm và thu nhập của họ đều bị ảnh hưởng, họ cần ngay một nơi ở mới để di chuyển vào ngay sau khi bị thu hồi đất. Tại nơi ở mới chính là nơi họ xây dựng lại cuộc sống, cải thiện thu nhập. Do vậy, việc chuẩn bị khu tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, khu tái định cư còn phải đảm bảo được điều kiện “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”. Vậy, tiêu chí nào để xác định “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” lại chưa được quy định cụ thể nhưng ta có thể hiểu đó chính là những điều kiện cần thiết đảm bảo phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người như nhà ở, cơ sở hạ tầng xã hội như điện, đường sá,... và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trường học, bệnh viện, công viên,... cũng như việc làm, thu nhập, môi trường sống, sinh hoạt.

Để đảm bảo việc xây dựng khu tái định cư phục vụ cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trước khi giải phóng mặt bằng với điều kiện “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” thì các cơ quan chức năng cần có những việc làm cụ thể sau:

- Một là, quản lý chặt chẽ hơn trong công tác lập và bố trí tái định cư đảm bảo khu tái định cư phải được xây dựng trước khi thu hồi đất. Nếu chưa chuẩn bị khu

tái định cư thì tuyệt đối không được di dời dân và quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể đối với chủ thể thực hiện và quản lý khu tái định cư nhằm đảm bảo được nơi ở cho người bị thu hồi đất.

- Hai là, ban hành những quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhà tái định cư cũng như các tiêu chí xác định điều kiện “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” giúp các chủ thể thực hiện bố trí tái định cư được nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật, đảm bảo hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư có được chỗ ở ổn định, đồng bộ cơ sở hạ tầng và đủ điều kiện sinh hoạt, sản xuất. Việc quy định điều kiện “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” không chỉ là các cơ sở hạ tầng, nhà ở mà phải tính đến việc làm, thu nhập và các điều kiện khác cũng phải “tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”.

- Ba là, chủ động tạo quỹ đất, quỹ nhà với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt để bố trí tái định cư cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong khu tái định cư như hệ thống giao thông, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước, bệnh viện, trường học, khu vui chơi,... nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cần quy định cụ thể thời gian đưa người dân vào sống tại khu tái định cư nhằm đảm bảo chủ thể thực hiện bố trí tái định cư đúng quy định giúp người bị thu hồi đất nhanh chóng có nơi ở ổn định.

Quan tâm giải quyết đời sống người dân sau tái định cư

Tái định cư không chỉ là quá trình tạo lập lại nơi ở mới cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở mà còn tạo lập cuộc sống cho họ sau khi bị thu hồi đất. Khi di chuyển đến nơi ở mới họ phải đối diện với nhiều khó khăn như việc làm, thu nhập, việc học hành của con cái, nhiều hộ dân tái định cư buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp để phù hợp với điều kiện tại nơi ở mới. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự quan tâm sâu sát đến đời sống người dân sau khi tái định cư, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ để đưa ra những chính sách phù hợp. Thêm vào đó, việc đảm bảo cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng nhà ở tại các khu tái định cư có ý nghĩa quan trọng giúp người dân cải thiện mức sống. Theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm bảo hành, sửa chữa nhà ở.135

Song, trên thực tế sau khi bàn giao nhà cho người dân thì chủ đầu tư xem như đã hoàn thành nhiệm vụ, mọi hư hỏng do người dân tự chịu chi phí sửa chữa. Việc quy định chủ đầu tự chịu trách nhiệm bảo trì, sửa chữa nhà ở tái định cư vẫn có điểm hạn chế. Cụ thể, khi giao nhà tái định cư chủ đầu tư sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý nhà ở tái định cư. Thiết nghĩ, nếu trường hợp chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân, vậy, khi nhà ở tái định cư hư hỏng, xuống cấp

chẳng lẽ người dân đến trụ sở Ủy ban nhân dân khiếu nại. Do vậy, để đảm bảo chất lượng công trình, nhà ở tái định cư cho người dân thì chủ đầu tư cần giao cho Công ty phát triển nhà ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận phản hồi của người dân tái định cư về chất lượng khu tái định cư.

Tăng cường sự lãnh đạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, cơ quan nhà nước cũng như kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc. Bởi vì, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp và dễ phát sinh khiếu nại, khiếu kiện do đó, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải thật sự nhanh nhạy, am hiểu pháp luật và hết lòng phục vụ nhân dân. Chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng như trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.

Mặt khác, để công tác tái định cư được đảm bảo thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả thì rất cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tại nơi thực hiện dự án. Bởi vì, sự ủng hộ của chính quyền địa phương luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, chính quyền địa phương có thể hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại địa phương thuộc quyền quản lý để đưa ra các giải pháp đúng đắn giúp cho công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả. Thêm vào đó, chính quyền địa phương tiếp xúc gần gũi mà mật thiết với cộng đồng dân cư sẽ dễ dàng hơn cho công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.

Song song đó, cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện kiểm tra, thanh tra trong công tác bố trí tái định cư để kịp thời phát hiện những sai phạm, yếu kém nhằm đưa ra các giải pháp xử lý và khắc phục, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất. Qua đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người dân, tập trung chỉ đạo các phòng, ban, các cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tạo sự đồng thuận và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư

Lối sống tập thể, cộng đồng là lối sống từ lâu đời của dân tộc ta. Sự đồng thuận của cộng đồng dân cư đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bởi vì, việc Nhà nước thu hồi đất đã có nhiều tác động đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân, nhiều vấn đề xã hội phát sinh đặc biệt là đối với các dự án lớn của quốc gia, đây là vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh những tranh chấp, khiếu kiện. Đạt được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, đạt được sự tin tưởng của người dân thì họ sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và sớm đồng ý bàn giao mặt bằng, giúp cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tránh được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người và kéo dài. Tuy nhiên, để đạt được sự đồng thuận của 100% người dân là đều không dễ. Do đó, pháp luật của mỗi nước đặt ra tỷ lệ đồng thuận nhằm xác định sự đồng thuận của người dân. Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 1968 của Nhật Bản nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) người dân có đất trong khu vực dự án đồng thuận thì Nhà nước quyết định trên cơ sở của sự đồng thuận này.136

Tóm lại, để đạt được sự đồng thuận và phát huy được vai trò của cộng đồng dân cư, các cơ quan có thẩm quyền cần giải thích cụ thể về các quy định của pháp luật trong công tác giải phóng mặt bằng giúp người dân có thể nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện về mục đích và lợi ích của việc thu hồi đất cũng như ban hành những chính sách đúng đắn và hợp lý, các quy định về bồi thường, hỗ trợ và đặc biệt là công tác bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải cụ thể, công bằng, khách quan, công khai, đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, cần có những thay đổi trong cơ chế quản lý nhà nước, cũng như nâng cao năng lực tổ chức của cộng đồng dân cư. Việc lấy ý kiến về phương án tái định cư và các vấn đề liên quan cần được chú trọng và được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng. Có như vậy, người dân mới có điều kiện đóng góp ý kiến, công sức cũng như có thể bày tỏ ý chí, nguyện vọng, ước muốn của mình góp phần ổn định, tạo lập và phát triển cuộc sống sau tái định cư.

Tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật

Tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật giúp các chủ thể cũng như người bị thu hồi đất hiểu rõ hơn các quy định, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta mà chủ động tuân thủ. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật về tái định cư cho người

dân với nhiều hình thức như báo chí, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức họp dân. Việc tuyên truyền phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo sự ủng hộ của người dân. Nội dụng tuyên truyền phải đúng vấn đề, ngắn gọn, trọng tâm và tùy từng địa phương, lứa tuổi, trình độ mà có cách tuyên truyền phù hợp. Đồng thời, tích cực giải đáp những vướng mắc, khó khăn cho những người thuộc trường hợp tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tổng kết kinh nghiệm tái định cư của một số nước trên thế giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nhiều năm qua các quy định của pháp luật nước ta về quản lý đất đai nói chung và tái định cư nói riêng đã đạt nhiều thành tựu khi áp dụng trên thực tế và là công cụ hữu hiệu nhất quản lý Nhà nước về đất đai, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trên thực tế còn biểu hiện nhiều bất cập. Việc tổng kết kinh nghiệm về một số của quy định của các nước trên thế giới là việc làm thiết thực và có ý nghĩa giúp tiếp thu, đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải luôn cập nhật, tìm hiểu các quy định của các nước trên thế giới để từ đó phân tích những ưu điểm cũng như những mặt hạn chế nhằm bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật nước ta về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư.

KẾT LUẬN

Tái định cư được xem là vấn đề “nóng” hiện nay và việc thực hiện tái định cư luôn đóng vai trò quan trọng đối với người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, giúp họ ổn định cuộc sống, có điều kiện nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống tại nơi ở mới. Đây là vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội cũng như việc ổn định chính trị của đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các quy định của pháp

Một phần của tài liệu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, lý luận và thực tiễn (Trang 87)