Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ TK I I TK X:

Một phần của tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sử 6 (Trang 37 - 41)

- Đường ra vào ở các vị trí nào?

2.Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ TK I I TK X:

Hình 52 – Khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) (KH-45)

Khu thánh địa Mĩ Sơn nằm tại thung lũng Mĩ Sơn thuộc An Hoà, huyện Duy Xuyên (nay là xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên), cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía tây nam.

Với khoảng 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ VII đến thế kỉ VIII, Mĩ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Cham – pa. Phần lớn các đền thờ chính ở Mĩ được xây dựng để thờ thần Si – va nhưng dưới các tên gọi khác nhau.

Ở thế kỉ X, XI, khi phật giáo mất dần ảnh hưởng ở vương quốc Chăm – pa, Ấn Độ giáo giành lại ưu thế thì vị trí của thánh địa Mĩ Sơn sau một thời gian lu mờ đã được phục hồi, phần lớn các đền thờ ở Mĩ Sơn xây dựng trong giai đoạn này.

Những đền tháp Chăm còn tồn tại đến ngày nay chủ yếu được xây bằng gạch nung màu đỏ sẫm, sa thạch được dùng để làm trụ cửa, lanh tô gia cố hoặc trang trí chân tháp, thân và trên đỉnh tháp.

Mĩ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc, nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, có niên đại từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ XIII. Nghệ thuật điêu khắc Chăm – pa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hoá bên ngoài một cách chọn lọc và sáng tạo. Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên đá, những cái tài tình của người nghệ sĩ Cham – pa xưa kia là đã biến những tảng đá vô tri thành những tác phẩm sống động, có hồn. Mỗi phong cách nghệ thuật có một vẻ đẹp riêng, cho dù mỗi thời kì tư duy thẩm mĩ mỗi khác.

Hình 53 – Tháp Chăm (Phan Rang) (KH-46):

Tháp Chăm là những đền miếu có kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của riêng dân tộc Chăm, sinh tụ ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Từ thế kỉ XVII, dân tộc Chăm gia nhập công động các dân tộc Việt Nam, đem nền văn hoá Chăm – pa đã có từ lâu đời, phát triển rực rỡ hoà nhập cùng nền văn minh hàng ngàn năm của Đại Việt. Trong di sản văn hoá nghệ thuật Chăm – pa cổ xưa, những tháp Chăm là một bộ phận cụ thể và còn tồn tại rải rác ở các địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Phan Rang. Kiến trúc tháp Chăm là những sản phẩm vật chất kết tinh của nền văn hoá Cham – pa với truyền thống nghệ thuật dân gian rất đặc sắc của dân tộc Chăm, cùng việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá người Việt và nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ.

Các tháp Chăm là những công trình thờ thần nông nghiệp, thần thuỷ lợi, thần nghề đi biển, thần sấm chớp, thần sông, thần núi... và còn cả tục thờ “Lin – ga” để cầu mong sự sinh sôi nảy nở của giống nòi, dân tộc.

Tháp Chăm (gọi là ka lan) là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm làm từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình búp hoa. Vị trí đặt các tháp được lựa ở trên triền dốc của những quả đồi và chế ngự một vùng phong cảnh thiên nhiên nhất định, khiến kiến trúc tháp tuy không quy mô, kích thước không thật đồ sộ song vẫn hùng vĩ và có tính hoành tráng, gợi nên không khí rất trang nghiêm. Mặt bằng của tháp đa số là hình vuông, số ít là hình chữ nhật, có không gian bên trong chật hẹp và thường chỉ có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông – hướng Mặt Trời mọc.

Trần tháp cấu tạo vòm cuốn và nội thất không có trang trí mặt tường, trong lòng tháp đặt một kệ thờ bằng đá. Tất cả tài năng và trí tuệ của con người thể hiện ở việc tạo thành hình nghệ thuật ngoài, tạo khối kiến trúc hình tháp đẹp và phong phú, tập trung tô điểm, chạm khắc, đẽo gọt công phu những hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh...

Tuần 31 – Tiết 31

Bài 2 6 (1 Tiết):

CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG

Hình 54 – Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930 – 931) (KH47,48):

Mùa thu năm 930, vua Nam Hán huy động một lực lượng lớn quân thuỷ và quân bộ sang đánh nước ta. Do chưa kịp chuẩn bị đối phó nên họ Khúc bị quân Nam Hán đánh bại nhiều trận. Giặc tràn vào Tống Bình, Khúc Thừa Mĩ bị bắt đem về Quảng Châu. Địch thừa thắng đưa quân đi tàn phá khắp nơi: Châu Ái, Châu Hoan, vượt dải Hoành Sơn, tấn công Chăm – pa, chiếm các báu vật đem về nước. Sau khi chiếm phủ thành, địch tưởng rằng nhân dân ta đã chịu khuất phục, những chúng đã lầm.

Trong lúc chúng đang hoành hành ở Giao Châu thì ở Ái Châu người tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ, một hào trưởng lớn ở Ái Châu, quê ở làng Ràng (Dương Xá, Đông Sơn, Thanh Hoá), đã chuẩn bị kháng chiến, Dương Đình Nghệ đã mộ 3000 quân sĩ cho ngày đêm luyện tập võ nghệ, chuẩn bị thời cơ tiến ra Giao Châu tiêu diệt quân xâm lược. Hào kiệt các nơi nghe tin Dương Đình Nghệ chuẩn bị khởi nghĩa đã kéo về Dương Xá tụ nghĩa: Ngô Quyền từ Đường Lâm (Hà Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình)...

Tháng 3/931, nhận thấy lực lượng đã mạnh, Dương Đình Nghệ quyết định tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tấn công thành Tống Bình – dinh luỹ của chính quyền xâm lược Nam Hán. Thứ sử Giao Châu là Lý Tiến hoảng sợ trước cuộc tiến công của Dương Đình Nghệ, vội vàng cử người về Nam Hán xin viện binh. Vua Nam Hán vội cử Trình Bảo chỉ huy quân cứu viện lập tức kéo sang . Nhưng viện binh chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành Tống Bình. Dương Đình Nghệ không chịu bó mình cố thủ trong thành mà đã chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt quân tiếp viện của địch. Quân địch chống cự không nổi, cả đạo quân cứu viện bị tiêu diệt, Trình Bảo cũng tử trận. Tin đó báo về, vua Nam Hán đau đớn nói rằng: “Dân Giao Châu hay làm loạn chỉ có thể ràng buộc lỏng lẻo được thôi”, rồi hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại thanh bình. Dương Đình Nghệ đã được suy tôn làm Tiết độ sứ, kế tục sự nghiệp của cha con họ Khúc.

Tuần 32 – Tiết 32

Bài 2 7 (1 Tiết): NGÔ QUYỀN

VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938

Hình 55 – Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (KH-49):

Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông nhất là phía tả ngạn toàn là rừng rậm, hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao do vậy ảnh hưởng của thuỷ triều lên, xuống chênh nhau 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. Biết rõ quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền hạ lệnh cho hàng vạn quân sĩ, bí mật lên rừng đẵn gỗ rồi vót nhọn, đầu và bịt sắt đem về đóng ở lòng sông Bạch Đằng. Số cọc đóng xuống lòng sông có tới hàng ngàn chiếc (thể hiện sự ủng hộ của ND cho k/c

và phải làm với phương tiện thô sơ, giữ bí mật để bon nội phản và kẻ thù ko phát hiện được). Khi nước triều lên, bãi cọc chìm trong một vùng sông nước mênh

mông. Hai bên bờ sông phía trên bãi cọc, Ngô Quyền còn bố trí quân mai phục sẵn sàng ra đánh địch khi chúng rơi vào trận địa. Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận → Thấy được cách đánh độc đáo của Ngô Quyền: Chọn địa thế, cách bố trí

trận địa, tận dụng được thuận lợi từ tự nhiên).

Vào một ngày mưa rét giữa mùa đông năm 938. Vạn vương Hoằng Tháo cầm đầu thuỷ quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Đợi cho lúc nước triều lên ngập hết trận địa bãi cọc, theo đúng kế hoạch, một đội thuyền binh nhẹ do tướng Ngô Tất Tố chỉ huy tiến ra chặn địch rồi vờ thua chạy. Hoằng Tháo hăm hở thúc quân đuổi theo, vượt qua trận địa cọc ngầm mà không hề hay biết. Ngô Quyền chỉ huy quân cầm cự với giặc. Khi thuỷ triều bắt đầu rút, Ngô Quyền mới hạ lệnh phản kích. Những mũi tên từ trên vách vun vút lao xuống như mưa, hàng trăm chiến thuyền của ta bắt đầu xuất hiện. Hoằng Tháo hốt hoảng quay đầu tháo chạy. Ra đến gần cửa sông, đúng lúc nước triều rút mạnh, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta dồn sức tấn công, quân từ phía thượng lưu đánh xuống, quân mai phục hai bờ sông và quân thuỷ tư các sông nhánh xông ra đánh tạt ngang. Đội hình thuyền địch rối loạn, xô vào nhau, va phải cọc bị vỡ, phải bỏ cả chèo, lái, nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị bỏ mạng.

Thất bại nặng nề và bất ngờ của đạo thuỷ quân Hoằng Tháo đã làm cho vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết thương khóc, hạ lệnh rút quân, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta.

Hình 56 – Trận chiến trên sông Bạch Đằng (KH- 51):

Đây là bức tranh vẽ khung cảnh trận đánh trên sông Bạch Đằng vào một ngày trời mưa rét, ảm đạm giữa mùa đông năm 938. Quân ta xông ra từ bốn phía tấn công quyết liệt vào đội hình giặc, khiến cho chúng bị bất ngờ, không kịp trở tay và phải quay đầu tháo chạy ra cửa biển. Thuyền ta nhỏ, nhẹ nên dễ luồn lách trong bãi cọc, trong khi đó thuyền của giặc thì to và cồng kềnh không sao thoát ra được, đội hình địch trở nên rối loạn. Quân ta xông vào đánh giáp lá cà, địch phải bỏ cả chèo lái nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 57 – Lăng Ngô Quyền (Ba Vì – Hà Tây) (KH- 52):

Đây là bức ảnh chụp lăng Ngô Quyền ở xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Lăng Ngô Quyền được xây dựng ngay tại quê hương ông, cách đình Phùng Hưng khoảng 300m.

SGV-119: Lăng được XD chính xác vào năm nào thì chưa rõ, chỉ biết được tu sửa lớn vào năm 1858. Lăng ở xế trước cửa đình thờ Ngô Quyền.

Quan sát bức ảnh, chúng ta thấy Lăng được xây theo kiểu 4 mái cong, lợp ngói, xung quanh Lăng có tường bao, phía trước có cổng ra vào với hai hàng cột trụ xây cao. Giữa Lăng đặt một cỗ ngai vàng và tấm bia đã ghi 4 chữ: “Tiền Ngô Vương lăng”, khắc năm 1821. Kiến trúc Lăng giản dị, đơn sơ nhưng thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của nhân dân địa phương đối với ông.

Một phần của tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sử 6 (Trang 37 - 41)