Giới thiệu về Lý Bí: (KH-47)

Một phần của tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sử 6 (Trang 31 - 33)

- Đường ra vào ở các vị trí nào?

b/Giới thiệu về Lý Bí: (KH-47)

Lý Bí (còn có tên gọi là Lý Bôn) là người Giao Châu, quê ở Thái Bình (phía bắc thị xã Sơn Tây, thuộc tả ngạn sông Hồng). Ông vốn là con cháu một dòng họ mà tổ tiên là quí tộc Hán đã Việt hóa, là một người có tài, giỏi võ, mưu cao, rất mực yêu nước, thương dân và được nhân dân trong vùng mến phục. Sau một thời gian làm quan nhỏ, giữ việc quân ở Đức Châu, nhận thấy tình cảnh cơ cực và lòng oán hận của nhân dân đối với quân Lương, ông đã từ quan, về quê nhà ở Thái Bình, chiêu mộ quân sĩ, tích trữ lương thực, chuẩn bị khởi nghĩa.

* Hình 47 (KH- 39)– Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí:

GV SD lược đồ tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa:

+ Từ Đức Châu (nơi Lý Bí giữ việc quân đã ngấm ngầm chuẩn bị khởi nghĩa)

(biểu tượng ngọn lửa trên bản đồ), Lí Bí kéo quân ra Bắc theo đường bộ (dọc

đường Quốc lộ 1A nay) qua Tùng Sơn (T.Hóa) viếng đền Bà Triệu, theo đường qua Tam Điệp (Ninh Bình) về quê Thái Bình (Bắc Sơn Tây) – Tại đây, Mùa xuân 542, ông phất cờ khởi nghĩa (Biểu tượng cây cờ) Được sự hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình của nhân dân: Các hào kiệt, tướng lĩnh trong vùng như cha con Triệu Túc – Triệu Quang Phục huyện Chu Diên, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều; có Lí Phục Man ở Cổ Sở, Hoài Đức, Hà Tây… đều kéo quân về Thái Bình hưởng ứng. Thanh thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.

+ GV SD lược đồ giảng tiếp: Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu

Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh), theo đường biển về phía Bắc Quảng Châu - Trung Quốc. Nghĩa quân chớp thời cơ chiếm Long Biên và kiểm soát vùng đất từ Giao Châu đến Đức Châu.

+ Tháng 4/542 (gắn mũi tên + chỉ), được tin thất bại của Tiêu Tư, nhà Lương vô cùng tức giận liền sai các thứ sử vùng Quảng Châu (thứ sử Việt châu là Trần Hầu;

thứ sử An châu là Lý Tri đem quân xuống đàn áp, + thứ sử Ái châu là Nguyên Hãn phối hợp đem quân phản kích. Nghĩa quân chủ động đánh tan cuộc phản công thứ

nhất của quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh) , kiểm soát toàn bộ đất nước (Toàn bộ miền Bắc cho đến đèo Ngang)

+ Đầu năm 543 (gắn mũi tên + chỉ) quân Lương ngoan cố một lần nữa lại kéo

quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Vua Lương ra lệnh cho 2 tên tướng Tôn Quýnh

và Lư Tử Hùng chỉ huy, chúng định vượt biên giới ở bán đảo Hợp Phố, tiến theo

đường ven biển để vào Giao Châu. Nhưng 2 tên này sợ uy danh của Lý Bí nên dùng dằng không muốn đi. Trong lúc đó, Lý Bí chủ động đón đánh tiêu diệt địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết. Bọn sống sót tháo chạy về Quảng Châu, nhưng về thì chúng cũng bị vua Lương xử tội.

Trong lúc nghĩa quân đang giao tranh với quân Lương ở phía Bắc, thì ở phía Nam, nước Chăm-pa đã hùng mạnh. Vào 5/543, vua Cham-pa đem quân tiến đánh Đức Châu. Lý Bí đã cử tướng Phạm Tu dẫn một cánh quân vào Đức Châu, đánh tan quân Cham-pa, giữ yên biên giới phía Nam. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí đã giành thắng lợi. Mùa xuân năm 544, Lý Bí tuyên bố dựng nước Vạn Xuân, tự xưng là Hoàng đế, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

Tuần 25 – Tiết 25

Bài 22 (1 Tiết):

KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542 - 602) (tt)

Một phần của tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sử 6 (Trang 31 - 33)